Thứ ba, 30/04/2024

Bình Dương: Chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất chưa hiệu quả vì nhiều điều kiện ràng buộc

12/10/2022 8:47 PM (GMT+7)

Chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định số 31 của Chính Phủ ở Bình Dương vẫn còn khiêm tốn sau hơn 4 tháng triển khai.

Doanh nghiệp khó tiếp cận chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất

Ông Vương Siêu Tín - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ tỉnh Bình Dương cho biết, trong hai năm đại dịch Covid19 là 2020 và 2021, doanh nghiệp rất lo lắng.

Thế nhưng thực tế vấn đề khó khăn chủ yếu do hạn chế đi lại. Trong khi nhu cầu hàng hóa xã hội vẫn cần thiết. Các doanh nghiệp gốm sứ vẫn xuất khẩu được hàng, thậm chí số đơn hàng năm 2021 còn cao hơn năm 2020.

Doanh số của các doanh nghiệp xuất khẩu gốm xứ bị sụt giảm nhiều trong năm 2022. Ảnh: Trần Khánh

Doanh số của các doanh nghiệp xuất khẩu gốm xứ bị sụt giảm nhiều trong năm 2022. Ảnh: Trần Khánh

Riêng năm 2022, nhất là từ khi xung đột Nga và Ucraina diễn ra; cùng với lạm phát ở các thị trường lớn; đơn hàng xuất khẩu gốm sứ sụt giảm rõ rệt.

Từ đầu năm đến nay, doanh số của các doanh nghiệp xuất khẩu gốm xứ sụt giảm doanh số hơn 50%. Thị trường bị sụt giảm nhiều nhất là châu Âu.

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội gốm sứ tỉnh Bình Dương, thời gian qua, doanh nghiệp nào có tiềm lực tài chính mạnh hoặc ít sử dụng đòn bẩy tài chính thì còn xoay trở được.

Những doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính nhưng không không tiêu thụ được hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, duy trì được kinh phí để nuôi công nhân là bài toán nan giải.

"Đặc thù của lao động gốm sứ cần tính sáng tạo nghệ thuật. Không giữ chân được người lao động có tay nghề thì doanh nghiệp gốm sứ cũng khó tồn tại", ông Tín nói.

Nghệ nhân tạo hình sản phẩm gốm sứ ở Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

Nghệ nhân tạo hình sản phẩm gốm sứ ở Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

Tuy nhiên doanh nghiệp gốm sứ rất khó tiếp cận chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất để duy trì sản xuất.

Bởi vì, theo điều kiện để hỗ trợ lãi suất, doanh nghiệp bị suy giảm hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2020, 2021; và có khả năng phục hồi trong năm 2022, 2023 thuộc đối tượng được hỗ trợ.

Tương tự, ông Nguyễn Liêm, đại diện Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương cho biết, đa số doanh nghiệp ngành gỗ hoạt động ổn định và tăng trưởng nhẹ trong năm 2020, 2021.

Riêng năm 2022, doanh nghiệp ngành gỗ suy giảm nghiêm trọng, bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong các ngành xuất khẩu.

Thế nhưng, chiếu theo điều kiện thì doanh nghiệp ngành gỗ khó đáp ứng điều kiện được hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31, ông Liêm nói.

Ngân hàng cũng khó triển khai chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất

Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương, đến cuối tháng 9/2022, tổng dư nợ hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31 khoảng 455,1 tỷ đồng. Doanh số cho vay hỗ trợ lãi suất lũy kế từ đầu chương trình là 473,6 tỷ đồng.

Lĩnh vực cho vay tập trung chủ yếu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải kho bãi... Đối tượng được hỗ trợ lãi suất chủ yếu là doanh nghiệp.

Công nhân chế biến gỗ tại một nhà máy ở TP.Thuận An, Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

Công nhân chế biến gỗ tại một nhà máy ở TP.Thuận An, Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

Ông Võ Đình Phong - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương cho biết, lĩnh vực cho vay tập trung chủ yếu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải kho bãi... Đối tượng được hỗ trợ lãi suất chủ yếu là doanh nghiệp.

Theo ông Phong, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã ban hành các quy trình, quy định nội bộ triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất. Tuy nhiên, kết quả việc triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất của các ngân hàng vẫn còn hạn chế, chưa đạt theo kỳ vọng.

Không chỉ các doanh nghiệp khó tiếp cận chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất, mà các ngân hàng thương mại cũng gặp khó vì các điều kiện ràng buộc khi triển khai.

Ông Phạm Quang Huy - Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) cho biết, một trong những vướng mắc lớn gây khó khăn trong quá trình triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất là tiêu chí: Có khả năng phục hồi theo đánh giá của ngân hàng thương mại.

Kết quả thực hiện chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất ở Bình Dương vẫn còn khiêm tốn. Ảnh minh họa: T.L

Kết quả thực hiện chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất ở Bình Dương vẫn còn khiêm tốn. Ảnh minh họa: T.L

Theo ông Huy, quy định này khiến cho việc đánh giá nội bộ giữa các ngân hàng thương mại có sự khác biệt, nhất là với làm hồ sơ vay vốn ở nhiều ngân hàng.

Doanh nghiệp có thể được ngân hàng này xác định đáp ứng tiêu chí có khả năng phục hồi nhưng ngân hàng khác lại bảo không.

Lại có nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa ngành nghề nên việc xác định mục đích sử dụng vốn hỗ trợ cũng rất khó.

Một đơn vị có chức năng sản xuất - gia công - thương mại thường khó tách bạch được chi phí cho từng mục đích cụ thể. Vì thế sẽ khiến cán bộ tín dụng gặp nhiều khó khăn khi kiểm tra sau khi cho vay.

Trong khi, chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định số 31 của Chính Phủ có nguồn tiền hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.

"Vì thế, các ngân hàng thương mại rất thận trọng nhằm đảm bảo dòng tiền hỗ trợ được đến đúng đối tượng, đúng mục tiêu, an toàn và hiệu quả", ông Huy giải thích.

Theo Ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định số 31 của Chính Phủ là chương trình mang tính nhân văn của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Để hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng, phục hồi và phát triển sau đại dịch, UBND tỉnh đề nghị các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất.

Ông Dành đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát, nắm bắt nhu cầu của khách hàng; chủ động xử lý khó khăn theo thẩm quyền để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giọt nước mát giữa mùa nắng hạn

Giọt nước mát giữa mùa nắng hạn

Nằm trong chương trình vận chuyển nước sạch đến với người dân vùng nắng hạn, hôm nay (29/4), những chuyến xe mang tên " Cùng TTC – Mát lòng mùa nắng hạn" đã có mặt tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre để chuyển nước sạch đến bà con nơi đây.

Nguồn nước nghĩa tình, giúp bà con mát lòng mùa nắng hạn

Nguồn nước nghĩa tình, giúp bà con mát lòng mùa nắng hạn

“Cùng TTC – mát lòng mùa nắng hạn” là hoạt động nằm trong chương trình mang nước sạch đến với bà con vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong những ngày nắng hạn do Tập đoàn TTC phát động.

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Tổng dư nợ cho vay bất động sản tại VPBank hiện nay khoảng 90.000 tỷ đồng, chiếm 34-35% tổng số dư nợ của nhà băng này, lãnh đạo VPBank cho biết tại Đại hội đồng cổ đông 2024 của ngân hàng vào hôm nay 29/4.

Nắng nóng, các điểm vui chơi tại TP.HCM vẫn đông đúc dịp lễ 30/4

Nắng nóng, các điểm vui chơi tại TP.HCM vẫn đông đúc dịp lễ 30/4

Người dân TP.HCM bắt đầu đổ về các điểm tham quan, vui chơi nhiều hơn vào ngày 29/4, tức ngày thứ ba của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bất chấp nắng nóng. Suối Tiên, Thảo Cầm Viên Sài Gòn nhộn nhịp, khách chuộng những nơi có nhiều khu vực "giải nhiệt".

Nhóm 5 doanh nghiệp bắt tay nhau vì "mê" thị trường bảo hiểm Việt Nam

Nhóm 5 doanh nghiệp bắt tay nhau vì "mê" thị trường bảo hiểm Việt Nam

Bốn công ty giải pháp tài chính -- Zalopay, Lotte Finance, FE Credit và bảo hiểm OPES -- vừa trở thành đối tác chiến lược tại Việt Nam của công ty công nghệ bảo hiểm Igloo từ Singapore.

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.