Thứ bảy, 11/05/2024

Cổ phiếu NVL "bùng nổ" kéo theo loạt chứng khoán địa ốc bật trần, VN-Index tăng sốc gần 36 điểm

02/11/2023 4:14 PM (GMT+7)

Cổ phiếu NVL của Tập đoàn Novaland đã tăng kịch trần 7%, đạt 14.000 đồng/CP với khối lượng hơn 26,18 triệu đơn vị, vẫn còn dư mua hơn 7,52 triệu đơn vị. Nguyên nhân, HoSE thông báo đưa cổ phiếu NVL ra khỏi diện cảnh báo kể từ ngày mai 3/11.

Cổ phiếu NVL "bùng nổ" kéo theo loạt chứng khoán địa ốc bật trần, VN-Index tăng sốc gần 36 điểm - Ảnh 1.

Cổ phiếu NVL tăng trần phiên hôm nay 2/11.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa thông báo đưa cổ phiếu NVL của Tập đoàn Novaland ra khỏi diện cảnh báo kể từ ngày 3/11, do doanh nghiệp đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị cảnh báo.

Đón nhận thông tin này, ngay lập tức, cổ phiếu NVL đã tăng kịch biên độ 7% đạt 14.000 đồng/CP và kéo dài cho đến hết phiên giao dịch hôm nay với dư mua hơn 7,52 triệu đơn vị. Tuy nhiên, thị giá mã này cũng đã giảm giảm 36,3% so với đầu tháng 9 và giảm 80% so với cách đây một năm. 

Cổ phiếu này vẫn sẽ không được giao dịch ký quỹ (cắt margin) vì báo lỗ trong nửa đầu năm.

Hôm 30/10, Novaland công bố báo cáo tài chính quý III với doanh thu hợp nhất đạt hơn 1.070 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 137 tỷ đồng. 

Trong quý III, báo cáo tài chính Novaland cũng ghi nhận khoản 2.230 tỷ đồng doanh thu tài chính chủ yếu đến từ việc bán tài sản để tái cấu trúc nợ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu hợp nhất (gồm doanh thu từ bán hàng và thu phí cung cấp dịch vụ) của Novaland là 2.740 tỷ đồng nhưng ghi nhận khoản lỗ gần 960 tỷ đồng.

Cổ phiếu NVL "bùng nổ" kéo theo loạt chứng khoán địa ốc bật trần, VN-Index tăng sốc gần 36 điểm - Ảnh 2.

Thị trường chứng khoán tăng gần 36 điểm phiên hôm nay 2/11

Tại ngày 30/9, hàng tồn kho của NVL gần 138.000 tỷ đồng. Trong đó, giá trị quỹ đất và dự án đang xây dựng chiếm gần 92,2% (tương đương gần 127.000 tỷ đồng), phần còn lại là bất động sản đã xây dựng hoàn thành và hàng hóa bất động sản, bất động sản đã hoàn thiện chờ bàn giao cho khách hàng.

Trước đó, hồi tháng 4, NVL đã bị đưa vào diện cảnh báo do công ty chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán quá 15 ngày so với thời hạn quy định. Khi đó, HoSE cũng đưa NVL vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện ký quỹ (cắt margin) do chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022.

Mặc dù cổ phiếu NVL ra khỏi diện kiểm soát nhưng Novaland báo lỗ gần 960 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. 

Như vậy, NVL chưa thể ra khỏi danh sách cổ phiếu không được cấp margin. Cổ phiếu của Novaland chỉ có thể được cấp margin sau khi công ty báo cáo kiểm toán có lãi năm 2023.

Trở lại phiên giao dịch hôm nay (2/11), đà tăng của NVL dường như là "chất kích thích" khiến hàng loạt mã bất động sản tăng mạnh, theo ghi nhận có tới 30 mã nhóm này tăng kịch biên độ. 

Thậm chí, VHM và VIC hôm nay cũng thoát tình trạng tiêu cực kéo dài khi cả hai tăng lần lượt 3,9% và 2,6%.

Không chỉ bất động sản, nhóm VN30 phiên hôm nay toàn bộ 30 cổ phiếu đều tăng. SAB và GVR hôm nay tăng kịch trần. Ngay cả MWG đảo chiều tăng mạnh 5,4% sau 2 phiên giảm sàn liên tiếp trước đó.

Nhóm chứng khoán tăng mạnh mẽ nhất với toàn bộ các mã tăng, trong đó 11 mã tăng trần VND, VCI, VIX, FTS, TVS, ORS, VDS… SSI cũng tăng mạnh 6,45%...

Nhìn chung, hôm nay toàn bộ các nhóm cổ phiếu đều chốt phiên với sắc xanh. Trên sàn HoSE có tới 516 cổ phiếu tăng, trong khi chỉ 32 mã giảm. VN-Index tăng mạnh mẽ 35,81 điểm (tương đương 3,44%) lên 1.075,47 điểm. Đây là mức tăng mạnh mẽ nhất kể từ sau phiên tăng hơn 36 điểm ngày 3/1/2023.

Trên sàn HoSE hôm nay khớp lệnh hơn 772 triệu cổ phiếu, giá trị hơn 14,6 nghìn tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng hơn 158 tỷ đồng trong khi tự doanh mua ròng gần 250 tỷ.

Sàn HNX cũng giao dịch đầy tích cực với chỉ số HNX-Index tăng 8,32 điểm (3,97%) lên 217,97 điểm. Trên sàn có 176 mã tăng, 39 mã giảm. Thanh khoản trên HNX cũng tăng vọt lên gần 2,2 nghìn tỷ đồng.

Trái ngược với HoSE, khối ngoại hôm nay mua ròng 170,4 tỷ đồng trên HNX.

UPCoM Index hôm nay cũng tăng 2,27 điểm, tương đương 2,78% lên 83,97 điểm.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Số người siêu giàu ở Việt Nam - là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên - được ước tính là 752 người vào năm 2023, tăng 2,4% so với năm 2022. Mức tăng này cao gấp ba lần Thái Lan, với 0,8%.

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Hợp tác toàn diện với Ngân hàng LPBank, thêm người mới vào HĐQT và Ban kiểm soát, tích cực tuyển thêm hàng loạt kỹ sư để phục vụ nông nghiệp, CTCP Hoàng Anh Gia Lai kỳ vọng những kết quả năm tốt hơn 2023.

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

SK Group, tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc sau Samsung tính theo doanh thu, vẫn là cổ đông lớn tại Masan Group và là một trong những đối tác lớn của tập đoàn đa ngành của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung cho biết sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ USD mỗi năm trong thời gian tới tại Việt Nam, tiếp tục tăng số lượng công ty Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của đại tập đoàn này, và đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực.

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Ngân hàng Thế giới (World Bank) hôm nay 9/5 thông báo đã bổ nhiệm bà Mariam Sherman làm Giám đốc Quốc gia mới của WB tại Việt Nam, Campuchia và Lào.

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Chương trình đào tạo về Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải (ETS) là một phần trong hoạt động hỗ trợ của Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) nhằm thúc đẩy triển khai thị trường carbon tại Việt Nam với sự hợp tác của Cục Biến đổi khí hậu (Cục BĐKH), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT).