Thứ ba, 21/05/2024

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (22/8): Nhà đầu tư nên hạ tỷ lệ margin, cơ cấu lại danh mục

22/08/2023 6:03 AM (GMT+7)

Nhiều khả năng VN-Index trong phiên hôm nay (22/8) sẽ tiếp tục có phiên hồi để lấy lại cân bằng sau phiên bị quá bán cuối tuần trước. Vì vậy, nhà đầu tư nên hạ tỷ lệ margin, cơ cấu danh mục theo hướng hạ tỷ trọng cổ phiếu đã giảm giá và chưa có tín hiệu hồi phục.

Trong phiên giao dịch hôm qua (21/8), suốt phiên sáng, một số cổ phiếu vẫn ghi nhận lực cung tháo chạy còn sót lại từ phiên cuối tuần trước. Diễn biến này khiến chỉ số VN-Index có lúc giảm hơn 13 điểm. 

Điểm tích cực là số cổ phiếu bị bán ra đều được bên mua hấp thụ hết, giúp thị trường dần hồi phục về tham chiếu và "quay xe" tăng điểm từ nửa cuối phiên chiều.

Tuy nhiên, áp lực bán lại xuất hiện vào giờ chót khiến đà tăng thị trường bị thu hẹp. Kết phiên, VN-Index chỉ còn tăng nhẹ 1,7 điểm, tương đương 0,15%, lên 1.179 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 1,08 tỷ đơn vị, giá trị 22.167,53 tỷ đồng, giảm 36,47% về khối lượng và 38,67% về giá trị so với phiên cuối tuần trước (ngày 18/8).

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (22/8): Nhà đầu tư nên hạ tỷ lệ margin, cơ cấu lại danh mục - Ảnh 1.

Trong phiên hôm nay (22/8), chuyên gia khuyên nhà đầu tư nên hạ tỷ lệ margin, cơ cấu lại danh mục cổ phiếu đang nắm giữ. Ảnh: SSI

Nhà đầu tư nên làm gì trong phiên hôm nay?

Trong phiên giao dịch hôm nay (22/8), các công ty chứng khoán đều đưa ra khuyến nghị nhà đầu tư nên hạ tỷ lệ margin và tái cơ cấu danh mục cổ phiếu.

Cụ thể, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), khuyến nghị nhà đầu tư nên hạ tỷ lệ margin, đồng thời, có thể cơ cấu danh mục theo hướng phân loại các cổ phiếu trong danh mục thành ba nhóm để xử lý: (1) Hạ tỷ trọng đối với những các cổ phiếu đã giảm mạnh trong phiên liền trước và chưa có tín hiệu hồi phục lại trong phiên hôm nay; (2) Tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu vẫn duy trì nhịp tăng tích cực trong phiên liền trước và phiên hôm nay; và (3) Hạ margin và theo dõi thêm với các cổ phiếu đã giảm điểm trong phiên hôm trước nhưng có tín hiệu hồi phục tích cực trong phiên hôm nay.

Ngoài ra, nhà đầu tư có thể chú ý thêm những cổ phiếu đang ở vùng nền giá tích lũy và giá không biến động nhiều trong thời gian vừa qua (đang tạo nền tích lũy) để tìm kiếm cơ hội giải ngân khi thị trường ổn định trở lại trong thời gian tới.

Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI), nhận định trong phiên hôm qua (21/8), dù sắc xanh đã quay lại, nhưng thanh khoản lại sụt giảm đáng kể.

"Với khối lượng giao dịch khớp lệnh thấp hơn mức trung bình 20 phiên nên không mang nhiều ý nghĩa cho sự đảo chiều, mà là tín hiệu cho thấy là phiên tăng điểm kỹ thuật sau phiên bán hoảng loạn trước đó", chuyên gia CSI, nhận định.

Vì vậy, không loại trừ khả năng VN-Index sẽ tiếp tục có những phiên hồi để lấy lại cân bằng sau phiên bị quá bán cuối tuần trước. Nhịp hồi kỹ thuật có thể lên 1.207-1.210 điểm và tại mốc mốc này chúng tôi ưu tiên vị thế bán.

Trong trường hợp mua mới, chúng tôi giữ quan điểm thận trọng và kiên nhẫn chờ về ngưỡng hỗ trợ 1.120-1.140 điểm.

Cổ phiếu nào cần chú ý?

Trong phiên giao dịch hôm nay (22/8), một số công ty chứng khoán đưa ra khuyến nghị với các mã cổ phiếu như ACB, VNM, GAS...

Cụ thể, Công ty Chứng khoán MB (MBS) đưa ra khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu ACB. Theo MBS, dự báo tổng thu nhập hoạt động của ACB tăng trưởng lần lượt 16%/12% cho năm 2023/2024 trong khi đó thu nhập ngoài lãi tăng 27%/13% trong năm 23/24, chủ yếu ở mảng hoạt động dịch vụ, nhờ có (i) ACB tiếp tục ghi nhận khoản upfront fee với Sun Life (khoảng 567 tỷ đồng) (ii) Mảng bán banca cải thiện trong 6 tháng 2023 và 2024, khi ACB vẫn đang dẫn đầu mảng banca giữa các ngân hàng trong quý II/2023. 

Chúng tôi dự phóng lợi nhuận trước thuế 2023-2024 tăng trưởng tích cực ở mức 17%/16% nhờ chủ yếu vào việc tăng trưởng tích cực ở mảng thu nhập ngoài lãi.

Cũng theo MBS, định giá hiện tại của ACB đã ở mức hợp lý sau giai đoạn tăng giá vừa qua. Khuyến nghị mua với giá mục tiêu 27.500 đồng/cp. Rủi ro giảm giá: 1) Tăng trưởng tín dụng thấp hơn dự kiến, 2) NIM giảm nhanh hơn kỳ vọng. Động lực tăng giá: 1) Khả năng thu hồi nợ xấu tốt hơn kỳ vọng.

Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Vietcap (VCSC) thì khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu VNM và GAS.

Cụ thể, với VNM, VCSC điều chỉnh tăng giá mục tiêu thêm 6% và duy trì khuyến nghị khả quan. Nguyên nhân là do VCSC nâng dự báo tổng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2024-2025 thêm 5% khi nâng dự phóng biên lợi nhuận gộp các năm 2024/2025 lần lượt thêm 100/70 điểm cơ bản lên 44,1%/44,7%, để phản ánh kỳ vọng giá sữa nguyên liệu đầu vào sẽ giảm trong năm 2024. 

"Chúng tôi cũng nâng dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2023 thêm 1% do chúng tôi nâng dự báo doanh số xuất khẩu thêm 7% do kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023 vượt dự báo của chúng tôi",  VCSC đánh giá.

Chứng khoán Vietcap cũng đánh giá cao khả năng sinh lời cao, bảng cân đối kế toán và dòng tiền mạnh của VNM. 

"Chúng tôi kỳ vọng VNM sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) doanh thu là 6% và CAGR EPS là 10% trong giai đoạn 2023-2026 nhờ (1) thu nhập người lao động tại Việt Nam tăng khi thị trường lao động phục hồi và (2) biên lợi nhuận gộp được cải thiện trong bối cảnh giá sữa giảm. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng chỉ khi nào VNM thành công lấy lại thị phần và nâng cao sức mạnh thương hiệu thì định giá cổ phiếu mới được định giá lại", VCSC, nhận định.

Ngoài ra, Chứng khoán Vietcap cũng khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu GAS.

Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2023 sẽ giảm 17% so với năm ngoái do giá khí đầu ra giảm do chúng tôi dự báo giá dầu Brent và dầu FO giảm 24%/14%, ảnh hưởng mức tăng 7% của sản lượng khí thương phẩm.

Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2024 tăng 3% so với năm trước, cùng với tăng trưởng sản lượng mạnh (tăng trưởng 8,5%) nhờ LNG nhập khẩu, kỳ vọng tiêu thụ điện mạnh và cạnh tranh từ thủy điện giảm. Chúng tôi kỳ vọng những yếu tố này sẽ bù đắp cho giá dầu FO giảm 7%.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều công ty trên sàn chứng khoán như FPT, Nhựa Tiền Phong, Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Cơ khí và khoáng sản Hà Giang đang nằm trong danh sách 31 doanh nghiệp thoái vốn đợt 2/2024 của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Nhiều nhà đầu tư lo ngại bị "bỏ rơi" vì vẫn đang đứng ngoài quan sát khi VN-Index tăng một mạch hơn 100 điểm chỉ trong thời gian ngắn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.