Thứ tư, 22/05/2024

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (9/4): Hai mã cổ phiếu ngành dầu khí nhiều triển vọng thời gian tới

09/04/2024 6:24 AM (GMT+7)

Dựa trên các yếu tố hỗ trợ như "sức khỏe" của các doanh nghiệp dầu khí, cùng với những triển vọng của ngành trong bối cảnh địa chính trị thế giới nhiều biến động, giới phân tích đánh giá cổ phiếu PVD và PVS sẽ là 2 cổ phiếu đáng chú ý của ngành trong thời gian tới.

VN-Index trong phiên hôm qua (8/4) cũng tiếp tục có diễn biến khá tương tự như các phiên cuối tuần trước khi áp lực bán tiếp tục gia tăng mạnh hơn sau 14h với nhiều mã giảm điểm mạnh, thanh khoản gia tăng kém tích cực. Kết phiên, VN-Index giảm 4,76 điểm (-0,38%) về mức 1.250 điểm; trong khi HNX-Index giảm 1,60 điểm (-0,67%) về mức 238,08 điểm.

Giá trị khớp lệnh trên cả 3 sàn niêm yết chỉ đạt hơn 23,39 nghìn tỷ đồng, dưới mức trung bình với khối lượng giao dịch giảm 23,63% so với phiên trước cho thấy tâm lý thận trọng và lực cầu cũng không gia tăng mua vào khi rất nhiều mã/nhóm mã đang có diễn biến giảm mạnh.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (9/4): Hai mã cổ phiếu ngành dầu khí nhiều triển vọng thời gian tới- Ảnh 1.

Chứng khoán Yuanta thì khuyến nghị mua với cổ phiếu PVD của Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVDrilling - HoSE: PVD).

Tận dụng những nhịp phục hồi để cơ cấu lại danh mục

Phiên giao dịch hôm nay (9/4), Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) đánh giá, VN-Index tiếp tục điều chỉnh để kiểm định lại ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1.250 điểm, nhà đầu tư ngắn hạn có thể giải ngân trong các phiên tiếp theo nếu thị trường có tín hiệu tăng điểm trở lại.

Tuy nhiên, trong trường hợp tiêu cực VN-Index không giữ được mốc 1.250 trong các phiên tới thì rủi ro thị trường bước vào nhịp giảm ngắn hạn tăng lên, trong trường hợp đó nhà đầu tư ngắn hạn nên tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi vận động điều chỉnh.

Với nhà đầu tư trung, dài hạn, thị trường đang vận động trong nửa trên của kênh tích lũy và đã trải qua nhiều nhịp rung lắc, tuy nhiên VN-Index sớm tiệm cận cản mạnh 1.300 điểm và tiếp tục quá trình tích lũy, nhà đầu tư trung hạn trong trường hợp cần giải ngân thêm vẫn có thể tiến hành nhưng trên quan điểm kiên nhẫn chờ đợi quá trình tích lũy ổn định hơn.

Trong khi đó, Chứng khoán Kiến Thiết (CSI) thì nhận định, xét về kỹ thuật, xu hướng vẫn khá ảm đảm và chưa xuất hiện một tín hiệu đảo chiều tích cực đáng chú ý nào nên khả năng cao nhịp điều chỉnh vẫn tiếp diễn trong các phiên tới.

Do đó, CSI tiếp tục duy trì quan điểm đứng ngoài, hạn chế việc bắt đáy, thậm chí căn bán, hạ tỷ trọng khi thị trường chung hồi phục. Vị thế mua được chú ý khi VN-Index test ngưỡng hỗ trợ (1.180 - 1.200) điểm.

Chứng khoán Vietcombank (VCBS) thì khuyến nghị các nhà đầu tư ưu tiên việc quản lý rủi ro tại thời điểm hiện tại, có thể tận dụng những nhịp phục hồi để cơ cấu lại danh mục theo hướng bán giảm các mã không thể duy trì được xu hướng đi lên trong giai đoạn này và hạn chế giải ngân bắt đáy sớm.

Ngược lại, nhà đầu tư cũng có thể cân nhắc giải ngân với các cổ phiếu mới xuất hiện tín hiệu bước vào xu hướng tăng giá từ vùng nền tích lũy dài hạn, có thể chú ý tới các nhóm dầu khí, đầu tư công và bất động sản.

Mã cổ phiếu nào cần quan tâm?

Trong báo cáo mới nhất, Chứng khoán Vietcap (VCSC) đã nâng giá mục tiêu thêm 12% lên 47.800 đồng/cp và nâng khuyến nghị từ "Khả quan" lên "Mua" cho cổ phiếu PVS cùa Tổng Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS).

Một trong những động lực thúc đẩy cổ phiếu PVS đi lên là kết quả kinh doanh khởi sắc năm vừa qua. Theo BCTC hợp nhất kiểm toán, kết thúc năm 2023, lãi ròng của PVS tăng 12% so với năm 2022, lên mức 1.060 tỷ đồng, cao nhất trong vòng 8 năm qua (kể từ năm 2016). Đây cũng là lần đầu tiên, lợi nhuận của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam trở lại trên mức nghìn tỷ kể từ giai đoạn 2014-2015 khi giá dầu cao chót vót.

Tại thời điểm cuối năm 2023, tổng tài sản của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam đạt hơn 26.400 tỷ đồng, tăng khoảng 500 tỷ so với đầu năm. Đáng chú ý, doanh nghiệp hiện có đến hơn 10.000 tỷ tiền mặt (tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngắn hạn), chiếm gần 40% tổng tài sản. Khoản tiền gửi lớn mang về hàng trăm tỷ đồng tiền lãi mỗi năm, đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của doanh nghiệp này.

Về dài hạn, câu chuyện xoay quanh siêu dự án Lô B – Ô Môn (quy mô 12 tỷ USD) đang được kỳ vọng sẽ trở thành cú hích với ngành dầu khí nói chung và PVS cũng không ngoại lệ.

"Giá mục tiêu cao hơn là do chúng tôi nâng dự báo tổng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2024-2028 thêm 12% (tương ứng +3%/+6%/+14%/+9%/+28% cho các năm 2024/25/26/27/28)", báo cáo mới nhất của Chứng khoán Vietcap (VCSC) nêu.

Theo đó, VCSC dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2024 sẽ tăng 10% do doanh thu mảng cơ khí và xây lắp (M&C) tăng khoảng 70% so với năm trước, nhờ sự phục hồi của hoạt động thăm dò và khai thác trong nước, dự án điện gió ngoài khơi mới và giả định biên lợi nhuận gộp của M&C sẽ tăng lên 3,5% so với 1,4% vào năm 2023. VCSC ước tính lợi nhuận sau thuế quý I là 187 tỷ đồng (giảm 13%) do mảng M&C thường ghi nhận doanh thu chủ yếu trong quý IV.

Trong khi đó, Chứng khoán Yuanta thì khuyến nghị mua với cổ phiếu PVD của Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVDrilling - HoSE: PVD).

Cụ thể, Chứng khoán Yuanta đưa ra dự báo doanh thu năm 2024 của PVD là 7.400 tỷ đồng, tăng 27,4% so với cùng kỳ. Ngoài ra, Yuanta cũng dự báo giá cho thuê giàn tăng sẽ hỗ trợ biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp tăng 3,3%, dẫn đến dự báo lợi nhuận sau thuế và lợi ích cổ đông thiểu số 2024 của PVD sẽ đạt 1.200 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 114% so với cùng kỳ.

Với những tiềm năng tăng trưởng hiện có, Chứng khoán Yuanta duy trì khuyến nghị mua và tăng giá mục tiêu của cổ phiếu PVD thêm 6% lên 38.259 đồng/cp, tương ứng với mức sinh lời trong 12 tháng là 26,3%.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT của ông Trương Gia Bình liên tục chinh phục định giá mới trong lịch sử hoạt động đã đưa vốn hoá của doanh nghiệp tăng cao. Các cổ phiếu công nghệ khác cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi nhiều mã trong ngành bật tăng từ tháng 4, đẩy mặt bằng giá lên cao.

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều công ty trên sàn chứng khoán như FPT, Nhựa Tiền Phong, Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Cơ khí và khoáng sản Hà Giang đang nằm trong danh sách 31 doanh nghiệp thoái vốn đợt 2/2024 của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Nhiều nhà đầu tư lo ngại bị "bỏ rơi" vì vẫn đang đứng ngoài quan sát khi VN-Index tăng một mạch hơn 100 điểm chỉ trong thời gian ngắn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.