Công khai bán tiền giả
Các “kênh” mua bán tiền giả đang hoạt động tấp nập. Chỉ cần vào Google gõ “Đổi tiền giả sang tiền thật”, thì có rất nhiều trang mua bán tiền giả hiện lên như: …tiengia.com; …doitiengia.com; shoptien…com. Trong khi đó, nếu vào Facebook tìm kiếm, dịch vụ cung cấp tiền giả cũng đa dạng không kém.
Đổi ít cũng bị xử lý hình sự
Luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết hành vi mua và bán tiền giả, không phân biệt giá trị lớn hay nhỏ đều có thể bị xử lý hình sự về tội “làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả” theo điều 207 bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Với hình thức rao bán, hay quảng cáo trên bất cứ website nào, đó là cơ sở để cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ, để dẹp nạn mua bán.
“Có thể người rao bán sử dụng các tài khoản Facebook, Zalo chủ yếu là tài khoản ảo; tài khoản ngân hàng được đăng ký bằng CMND giả, CMND của người khác gây khó khăn cho việc điều tra, xử lý của lực lượng công an nhưng mỗi tài khoản sẽ có IP riêng nên nếu điều tra, sẽ vẫn có thể xử lý nhằm răn đe, giáo dục”, luật sư Hoan nhận định.
Trường hợp hành vi rao bán tiền giả nhằm mục đích lừa đảo, lấy tiền cọc là tiền thật của nạn nhân, luật sư Hoan cho hay đối tượng rao bán đã phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt chiếm đoạt tài sản”, còn người chuyển tiền thật để mục đích mua tiền giả vừa là nạn nhân trong vụ án lừa đảo vừa bị xử lý về hành vi “làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả”.
Phan Thương
Theo nội dung từ trang trên, khách hàng được kiểm tra đầy đủ số lượng hàng, nhân viên sẽ... “test” (kiểm tra) hàng cho khách trước khi mang về. Còn khách nào chưa hiểu về cách giao dịch thì gọi điện qua số điện thoại của shop để được tư vấn rõ ràng.
Trang shoptien...com còn “tư vấn” để khách sử dụng tiền giả không bị phát hiện: “Chất liệu tiền làm bằng polyme 95% (giống 95% tiền thật). Vò bung bình thường, ngâm nước không phai màu. Dùng trên 3 năm sẽ phai màu dần như tiền thật. Tránh dùng tiền giả nơi có máy quét như: ngân hàng, siêu thị”.
Dùng tiền thật mua tiền giả
Đáng chú ý, trên Facebook, nhiều nick name còn công khai cả hình ảnh được cho của “chính chủ” để quảng cáo, khẳng định “người thật việc thật”, nhằm tạo lòng tin cho người mua. Điển hình là nick name có tên “Vũ Gia Bình”. Hằng ngày, người này đăng tải hình ảnh các loại tiền mệnh giá 500.000 đồng, 200.000 đồng và 100.000 đồng xếp thành từng xấp dày cộm, kèm những lời rao, kêu gọi mọi người “vì cái tết ấm no, hãy liên hệ cho Bình”.
Ngày 14.1, PV Thanh Niên thử nhắn tin vào nick của Bình để hỏi mua tiền giả. Sau khi để lại số điện thoại, Bình lập tức gọi điện, nói: “Em tìm đến dịch vụ bên anh là đúng rồi. “Hàng” có sẵn hết, giờ em đặt cọc trước 50% bằng hình thức nạp thẻ cào vào số điện thoại của anh. Xong nhân viên sẽ giao tiền giả tận nơi cho em”.
“Nhưng lấy gì làm tin?”, PV hỏi. “Trời ơi, em cứ yên tâm. Anh em làm ăn lâu dài, chứ quỵt vài triệu đồng làm gì. Lần đầu tiên phải đặt tiền cọc, chứ những lần sau thì khỏi cần. Vì đây là hàng cấm, lại tết nhất đến nơi, làm không kỹ lỡ công an họ “gài”, bắt bớ thì mệt mỏi lắm”, Bình thuyết phục...
Theo ghi nhận của PV, ở các kênh bán tiền giả, cứ 1 triệu đồng tiền thật sẽ mua được từ 10 - 15 triệu đồng tiền giả. Mua càng nhiều thì sẽ được ưu đãi. Trên nick Facebook Vũ Thái Bình, người này rao chỉ cần 1 triệu đồng sẽ mua được 15 triệu đồng tiền giả. Tuy nhiên, ở các trang mạng quảng cáo dịch vụ này, thì 1 triệu đồng chỉ mua được 10 triệu đồng tiền giả, 10 triệu đồng mua được 120 triệu đồng tiền giả...
Qua tìm hiểu, cách thức giao dịch khi mua bán tiền giả là chuyển khoản qua ngân hàng, hoặc nộp thẻ cào qua số điện thoại. Tuy nhiên, các kênh bán tiền giả đều khẳng định, lần đầu mua nên bắt buộc phải đặt cọc 50%. Khi đã trở thành “mối quen”, sẽ không cần đặt cọc. Đặt cọc xong sẽ có “nhân viên của công ty” giao hàng tận nơi cho khách, khách sẽ thanh toán số tiền còn lại và "nhận hàng".
Công an vào cuộc điều tra xử lý nghiêm
Theo lãnh đạo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an, hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả còn xâm phạm đến việc phát hành, lưu hành, quản lý tiền tệ của nhà nước. Do đó, tội này luật không quy định hậu quả là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành nên người nào có hành vi và chưa cần gây ra hậu quả thì xem như hành vi tội phạm đã hoàn thành.
Tuy nhiên, việc xử lý tội phạm này thì ít, gặp nhiều khó khăn. Bởi các tài khoản Facebook, Zalo mà các đối tượng này sử dụng để rao bán tiền giả chủ yếu là tài khoản ảo, tài khoản ngân hàng được đăng ký bằng CMND giả, CMND của người khác, gây khó khăn cho việc điều tra, xử lý.
Vị này cho rằng cơ quan chức năng quản lý mạng xã hội cần siết chặt về việc quản lý, không nên để tình trạng mua bán tiền giả tràn lan, công khai như vậy gây ảnh hưởng xấu xã hội. Không những thế, vị này phân tích có những trường hợp người mua cũng bị lừa, bởi người bán phải chuyển tiền thanh toán trước cho các nhóm rao bán. Tiền nhận xong, bên mua sẽ đóng tài khoản mạng xã hội, cắt liên lạc và có khi chỉ gửi tiền âm phủ. Hành vi mua bán tiền giả, không phân biệt giá trị lớn nhỏ đều có thể bị xử lý hình sự về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả.
Nhằm hạn chế nạn mua bán tiền giả, bên cạnh việc tuyên truyền nâng cao sự hiểu biết pháp luật của người dân, vị này nhấn mạnh các đơn vị chủ quản mạng xã hội cần tăng cường kiểm duyệt chặt chẽ, gỡ bỏ kịp thời những nội dung đăng tải có dấu hiệu trái pháp luật của người dùng. Đồng thời cơ quan công an vào cuộc điều tra xử lý nghiêm minh những đối tượng mua bán tiền giả trên mạng để răn đe.