Công nhân muốn gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội cần thủ tục gì?

Vũ Đắk Thứ bảy, ngày 04/06/2022 10:24 AM (GMT+7)
Theo luật sư, công nhân muốn gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội phải chuẩn bị đủ hồ sơ và trải qua 3 bước làm thủ tục.
Bình luận 0

Bạn đọc hỏi: Sổ bảo hiểm xã hội là giấy tờ gắn liền và vô cùng cần thiết đối với người lao động. Mỗi lao động sẽ chỉ có 1 mã số BHXH với 1 cuốn sổ BHXH duy nhất.

Tuy nhiên, trong trong thực tế, vẫn có các trường hợp người lao động có nhiều hơn một sổ. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do quá trình đồng nhất dữ liệu BHXH. Vậy nếu gặp phải tình huống này, người lao động cần làm gì? Thủ tục gộp sổ BHXH cho người lao động thế nào?

Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa có những phân tích pháp lý xung quanh việc này.

Theo điều 96 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định cụ thể như sau:

1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

2. Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.

Sổ bảo hiểm xã hội là sổ dùng để ghi chép quá trình làm việc, đồng và hưởng bảo hiểm xã hội, làm căn cứ để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật...

Khi nào người lao động cần gộp sổ bảo hiểm xã hội?

Một người chỉ có một bảo hiểm xã hội, tuy nhiên trên thực tế thì vì một lý do khách quan nào đó mà một người có trong tay hai sổ bảo hiểm.

Căn cứ khoản 5 Điều 46 Quyết định số 959/2015/QĐ- BHXH quy định:

Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới.

Số sổ BHXH cấp lại là số của sổ BHXH có thời gian tham gia BHXH sớm nhất.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì mỗi người tham gia bảo hiểm xã hội không được phép có nhiều sổ bảo hiểm. Tuy nhiên trên thực tế, người lao động nhiều khi chấm dứt hợp đồng lao động mà không rút sổ bảo hiểm, dẫn đến tình trạng một người có nhiều sổ bảo hiểm. Khi đó, người lao động cần phải thực hiện thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho mình, nếu:

Không trùng thời gian đóng BHXH thì người sử dụng lao động hoàn thiện hồ sơ và nộp lên cơ quan BHXH để gộp sổ cho người lao động. Có thời gian trùng đóng BHXH người lao động lựa chọn 1 sổ BHXH để tiếp tục ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp hoặc giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. 1 sổ còn lại cơ quan BHXH sẽ tiến hành thu hồi.

Hồ sơ, thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội mới nhất

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH

Thành phần hồ sơ gồm:

a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

b) Sổ BHXH đã cấp

Như vậy, hồ sơ để gộp sổ bảo hiểm xã hội bao gồm:

Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH (Mẫu TK1-TS)...

Bước 2: Nộp hồ sơ hoàn chỉnh

Sau khi đã chuẩn bị xong các giấy tờ nêu trên thì người lao động có thể nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động tại đơn vị kinh doanh nơi mình đang làm việc hoặc nộp trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm quận/huyện nơi mình tham gia.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ gộp sổ BHXH

Không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đầy đủ hồ sơ đúng quy định; hồ sơ sẽ được giải quyết.

Không quá 45 ngày với trường hợp cần xác mình lại quá trình đóng BHXH ở tỉnh thành khác hoặc nhiều đơn vị nơi lao động, nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem