Covid-19 đẩy ngành thời trang rơi vào khủng hoảng như thế nào?

Hồng Linh Thứ tư, ngày 19/02/2020 17:02 PM (GMT+7)
Ngành công nghiệp thời trang cũng không đứng ngoài ảnh hưởng xấu do sự lây lan của virus Covid-19.
Bình luận 0

img

Virus Covid-19 ảnh hưởng đến cả ngành công nghiệp thời trang.

Sự bùng phát của virus Covid-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn kéo theo hàng loạt hệ lụy về kinh tế trong đó ngành công nghiệp thời trang cũng không đứng ngoài hiệu ứng domino. 

Phá vỡ chuỗi cung ứng

Trung Quốc là nơi sản xuất hàng may mặc lớn của thế giới. Nhiều thương hiệu thời trang mở không ít xưởng may tại nước này. Tuy nhiên, chúng đang bị đóng cửa để phòng tránh sự lây lan của virus Covid-19. Thông thường vào thời điểm này, các đơn đặt hàng từ châu Âu sẽ được chuyển giao và thực hiện vào 3 để đảm bảo giao hàng trong tháng 4 nhưng trước tình hình trên, rất có thể sẽ phải hoãn tới tháng 5 tháng 6. 

img

Các xưởng may ngừng trệ khiến các thương hiệu khó cung ứng đủ sản phẩm.

Thậm chí việc sản xuất các bộ sưu tập thu đông cũng sẽ chậm lại do hầu hết các công ty châu Âu phụ thuộc vào nhà máy sản xuất ở Trung Quốc. Giám đốc thương hiệu một nhãn hàng của Tây Ban Nha có nói họ đã gọi điện cho nhà máy bên phía Trung Quốc nhưng không giải quyết được vấn dề, rất có thể họ sẽ không có quần áo để bán. 

Bán lẻ sụt giảm nghiêm trọng

Thông thường ở Bắc Kinh, người ta thấy có khoảng 600 đến 800 người đến trung tâm thương mại trong đó có khoảng 90 đến 120 người mua hàng. Nhưng con số này tụt giảm đáng kinh ngạc khi dịch bùng phát. Các cửa hàng gần như trống rỗng do người dân không di chuyển khỏi nơi cư trú. 

Đại diện thương hiệu Burberry cho biết 24/64 cửa hàng của họ tại Trung Quốc đại lục đã phải đóng cửa. Các cửa hàng còn lại thì doanh số thụt giảm đáng kể, thời gian mở cửa cũng bị rút ngắn. CEO Marco Gobbetti khẳng định: "Sự bùng nổ của virus này tại Trung Quốc đang tác động tiêu cực tới nhu cầu tiêu dùng thời trang xa xỉ".

img

Số lượng người đến trung tâm thương mại sụt giảm nghiêm trọng.

John Idol - CEO của Capri Holdings công ty mẹ của các thương hiệu như Versace, Jimmy Choo Ltd, Michael Kors cho biết tình hình ở Trung Quốc đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của họ. Đã có khoảng 150 của hàng của các thương hiệu thuộc sở hữu của Capri Holdings ở Trung Quốc đã phải đóng cửa. Doanh thu dự đoán sẽ giảm hơn 100 triệu USD trong năm nay.

Nike cho biết họ đã đóng cửa một nửa số cửa hàng mà họ sở hữu tại Trung Quốc, trong khi đó Adidas cũng phải tạm dừng hoạt động đáng kể số cửa hàng. Tiếp đó, người mua hàng Trung Quốc chiếm khoảng 1/3 chi tiêu cho các sản phẩm xa xỉ toàn cầu. Số lượng khách Trung Quốc tới và chi tiền tại các cửa đồ hàng hiệu ở nước ngoài cũng không phải con số nhỏ. Nhưng vì ảnh hưởng của dịch bệnh nên khách du lịch cũng bị suy giảm.

img

Thời trang xa xỉ trở nên ế ẩm vì không ai tới mua hàng.

Hủy diễn hàng loạt show thời trang

Thời gian trở lại đây, các nhà thiết kế, biên tập viên, ngôi sao hàng đầu Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều trên hàng ghế đầu tại các show diễn thời trang nhưng năm nay có rất ít khách Trung Quốc tới tham gia New York Fashion Week, London Fashion Week. Các nhãn hàng Trung Quốc cũng xác nhận họ không trình diễn tại Milan Fashion Week và tuần lễ thời trang Thượng Hải, Bắc Kinh cũng đã bị hủy bỏ. Điều này có ảnh hưởng đến việc quảng bá, mở rộng độ phủ sóng thương hiệu và thúc đẩy tiêu dùng thời trang cao cấp.

img

Những ngôi sao nổi tiếng Trung Quốc không xuất hiện tại các sự kiện thời trang.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem