Thứ bảy, 25/05/2024

"Cuộc chiến" tìm quán cà phê để nghỉ trưa của dân công sở Sài Gòn

13/07/2022 5:35 AM (GMT+7)

Dù mật độ các quán cà phê san sát, hầu như thương hiệu nào cũng có nhưng từ sau 11h lại rất khó tìm được chỗ trống. Các quán cà phê khu vực trung tâm TP.HCM phủ kín dân công sở.

Quán cà phê hết bàn

Cứ sau giờ ăn trưa là Tú Uyên và nhóm đồng nghiệp khoảng 5 người lại chật vật tìm quán cà phê gần văn phòng làm việc để vừa nói chuyện, vừa nghỉ ngơi, chuẩn bị cho giờ làm việc buổi chiều.

Văn phòng làm việc của Uyên nằm trong tòa nhà văn phòng trên đường Đồng Khởi (quận 1), phía dưới tòa nhà là trung tâm thương mại.

Cuộc chiến tìm quán cà phê để nghỉ trưa của dân công sở ở trung tâm Sài Gòn - Ảnh 1.

Highlands Coffee trong Vincom Đồng Khởi sau 11h thường không còn một chỗ trống. Ảnh: Hồng Phúc

Uyên cùng các đồng nghiệp thường ăn trưa tại khu vực ẩm thực của trung tâm thương mại. Dù bên trong trung tâm thương mại, khu ẩm thực có khá nhiều quán cà phê nhưng cứ trưa là hết chỗ.

"Cứ sau 11h là Highlands Coffee không còn một chỗ trống dù khu vực cho khách ngồi lại rất rộng. Cộng Cà phê kế bên cũng kín bàn. Chúng tôi thường phải đi bộ ra hướng đường Lý Tự Trọng đối diện trung tâm thương mại, nhưng không phải hôm nào cũng may mắn còn chỗ", Uyên nói.

Khu vực quanh Vincom Đồng Khởi có khá nhiều quán cà phê, từ trong trung tâm thương mại đến các quán ở chung cư. Nhưng cứ đến giờ nghỉ trưa của dân văn phòng, hầu hết đều đông kín, thậm chí phải tạm ngưng nhận khách vì phục vụ không xuể. Nhiều người gọi đây là "cuộc chiến" tìm quán cà phê.

Đúng như Uyên nói, ghi nhận nhiều ngày của Dân Việt cho thấy, sau 11h trưa, không dễ dàng có được chỗ ngồi tại các quán cà phê từ phân khúc trung cấp trở lên trong khu vực này. 

Chịu khó đi cuốn ra bên ngoài, khách cũng vật vã tìm chỗ ngồi tại các quán cà phê máy lạnh khác.

Ngồi cà phê tiết kiệm hơn đi nhà hàng

Trên đường Nguyễn Huệ (quận 1) một số thương hiệu như Phúc Long hay PhinDeli, Chuk Chuk… mọc lên gần đây cũng đông dân công sở vào giờ nghỉ trưa.

Cuộc chiến tìm quán cà phê để nghỉ trưa của dân công sở ở trung tâm Sài Gòn - Ảnh 3.

Phúc Long khu vực Hồ Con Rùa (quận 3) hầu hết là dân văn phòng vào giờ nghỉ trưa. Ảnh: Hồng Phúc

Hay như khu vực vòng xoay Công trường Quốc tế (Hồ Con Rùa, quận 3), dù mật độ các quán cà phê san sát nhau, thương hiệu nào cũng có nhưng khó có chỗ trống từ sau 11h. Tại quán Phúc Long, các nhân viên văn phòng ùn ùn bước vào gọi món từ sau 12h và rời đi 13h trưa. Hầu hết chỉ ngồi khoảng 1 tiếng đồng hồ vào giờ nghỉ trưa.

Các nhân viên quán Cộng Cà phê khu vực này cứ đến trưa là lại vất vả xếp bàn cho khách. Quán không quá rộng, khách lại dồn vào giờ nghỉ trưa nên các nhân viên phải linh động bố trí bàn hoặc ghép bàn với những nhóm khách đôi hay khách đơn.

"Thời gian nghỉ trưa khoảng 2 tiếng đồng hồ, nếu ngồi lại văn phòng thì hơi bí bách. Mỗi tuần, chúng tôi ngồi cà phê nghỉ trưa khoảng 3-4 lần. Uống cà phê để lấy năng lượng, tiếp sức cho giờ làm việc buổi chiều", Thanh Vy (nữ nhân viên làm việc tại quận 3) cho biết.

Cuộc chiến tìm quán cà phê để nghỉ trưa của dân công sở ở trung tâm Sài Gòn - Ảnh 4.

Cộng Cà phê trên đường Lý Tự Trọng (quận 1) thường hết bàn từ 11h trưa. Ảnh: Hồng Phúc

Trong khi đó, một số thương hiệu nhận định thị trường F&B đang dần phục hồi sau cú sốc dịch Covid-19. Bằng chứng là gần đây, số lượng người đến sử dụng dịch vụ tại các quán đã khả quan hơn. Các quán tại khu vực trung tâm thành phố, có thể tận dụng tốt lượng khách là dân văn phòng vào giờ nghỉ trưa.

Trao đổi với Dân Việt, đại diện một thương hiệu cà phê, trà sữa lớn cho biết áp lực chi tiêu tăng khiến nhiều khách hàng, trong đó, có dân công sở hạn chế ăn nhà hàng vào buổi trưa. Thay vào đó, họ chọn cà phê để vừa gặp nhau, vừa trò chuyện.

"Chi phí cho một lần cà phê tính ra rẻ hơn nhiều so với đi ăn nhà hàng. Nắm bắt điều này, chúng tôi đang dần nâng cấp lại các cửa hàng theo hướng có thể cho khách ngồi lại chuyện trò hoặc làm việc", vị này nói.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tạm thời thì cứ… thu phí

Tạm thời thì cứ… thu phí

TP.HCM chuẩn bị trở thành thành phố đầu tiên trên cả nước thu phí kẹt xe, nhằm hạn chế xe cá nhân vào khu vực trung tâm thành phố, bằng giải pháp thu phí xe vào giờ cao điểm.

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

Dứa Rubyglow - được lai tạo để có bề ngoài màu đỏ và vị ngọt đặc biệt - có giá 395,99 USD tại Melissa's Produce, một công ty bán trái cây và rau đặc sản có trụ sở tại California, Mỹ. Nhà phát triển loại trái cây này kỳ vọng vào “thị trường ngách” mà chỉ người giàu mới có ý định mua.

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT của ông Trương Gia Bình liên tục chinh phục định giá mới trong lịch sử hoạt động đã đưa vốn hoá của doanh nghiệp tăng cao. Các cổ phiếu công nghệ khác cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi nhiều mã trong ngành bật tăng từ tháng 4, đẩy mặt bằng giá lên cao.

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.