Đặc sản mang hương rừng, vị biển "đỉnh của đỉnh" xứ Cà Mau ngon thế nào?

Chúc Ly Thứ hai, ngày 10/08/2020 06:08 AM (GMT+7)
Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, vùng đất ngập mặn ở Cà Mau có nhiều đặc sản đã được du khách gần xa ưa chuộng. Một trong những đặc sản nổi tiếng phải kể đến là ba khía muối.
Bình luận 0


Ba khía là loài giáp xác, thuộc họ cua. Ba khía sống ở khu vực bãi bồi và tập trung nhiều nhất ở những rặng đước, mắm hoặc bờ vuông. Nhắc đến ba khía ở Cà Mau người ta thường nghĩ ngay đến ba khía Rạch Gốc ở huyện Ngọc hiển. Bởi loại ba khía này được xem là ngon nhất khi có chất lượng thịt vượt trội.

Nghề muối ba khía được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có gì đặc biệt - Ảnh 1.

Nghề muối ba khía vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là nghề đem lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân. Ảnh: Chúc Ly.

Theo người dân địa phương, ba khía có quanh năm, nhiều nhất là vào khoảng tháng 5-7 âm lịch. Ba khía có thể chế biến thành nhiều món ăn, nhưng ngon nhất phải kể đến là ba khía muối. Không ai nhớ rõ nghề muối ba khía có từ khi nào, chỉ biết rằng để có được con ba khía muối chuẩn vị, người làm phải trải qua nhiều công đoạn công phu.

Anh Châu Ngọc Sang (ngụ thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển) cho biết: "Ngày trước con ba khía có tại Ngọc Hiển này rất nhiều, nên bà con đi bắt về muối ăn trong gia đình. Về sau, muối ba khía trở thành nghề truyền thống của địa phương và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong những lần xem những người lớn tuổi muối ba khía tôi đã học được cách làm, sau này trở thành nghề kiếm sống".

Nghề muối ba khía được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có gì đặc biệt - Ảnh 2.

Ba khía là loài giáp xác, thuộc họ cua. Ảnh: Chúc Ly.

 Theo anh Sang, từ sáng sớm anh thu mua ba khía của bà con đi bắt vào ban đêm, với giá từ 50-70 ngàn đồng/kg. Sau đó anh rửa sạch ba khía, để nó khát nước và sùi bọt. Trong lúc này, anh chuẩn bị nước muối để giết ba khía. Nước muối này phải được pha đủ độ, muối phải bão hòa không tan trong nước thì mới đúng chuẩn. Ba khía còn sống được giết trong hỗn hợp nước muối trong thời gian từ 1 tiếng trở lên.

Nghề muối ba khía được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có gì đặc biệt - Ảnh 3.

Nghề muối ba khía được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có gì đặc biệt - Ảnh 4.

Anh Sang thu mua ba khía của bà con vào sáng sớm để làm ba khía muối. Ảnh: Chúc Ly.

Nghề muối ba khía được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có gì đặc biệt - Ảnh 5.

Ba khía sau khi thu mua được rửa sạch và cho vào nước muối để giết chết. Ảnh: Chúc Ly.

Sau khi ba khía chết, anh Sang phân loại, rửa lại bằng nước sạch nhiều lần và để ráo. Kế đó, anh tiếp tục chuẩn bị nước muối để muối ba khía. Nước muối này cũng được pha như nước giết ba khía lúc đầu, tuy nhiên phải sử dụng muối trắng để con ba khía ngon hơn. Ba khía sau khi rửa sạch được cho vào nước muối đã pha sẵn, sau đó bỏ ba khía vào hủ và cho thêm một lớp muối trắng trên mặt.

"Để có được những con ba khía muối ngon thì phải chọn những con ba khía còn sống, đồng thời phải ba khía phải được rửa thật sạch. Ngoài ra, nước muối giết ba khía rất quan trọng, phải đảm bảo đủ độ mặn thì thịt ba khía mới ngon và giữ được lâu. Ba khía được muối trong thời gian từ 3-5 ngày là có thể ăn được", anh Sang chia sẻ.

Nghề muối ba khía được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có gì đặc biệt - Ảnh 6.

Sau khi ba khía chết sẽ được phân loại. Ảnh: Chúc Ly

Nghề muối ba khía được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có gì đặc biệt - Ảnh 7.

Ba khía sẽ đươc rửa lại thật sạch sau khi đem muối. Ảnh: Chúc Ly.

Cũng theo anh Sang, mới đây nghề muối ba khía được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, anh và những người làm nghề rất tự hào. Anh mong muốn, trong tương lai nghề muối ba khía sẽ được các ngành chức năng quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện để phát triển hơn nữa.

Nghề muối ba khía được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có gì đặc biệt - Ảnh 8.

Nước muối được chuẩn bị để muối ba khía. Ảnh: Chúc Ly.

Nghề muối ba khía được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có gì đặc biệt - Ảnh 9.

Nghề muối ba khía được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có gì đặc biệt - Ảnh 10.

Nước muối để muối ba khía phải đảm bảo đủ độ mặn để thịt ba khía ngon và giữ được lâu. Ảnh: Chúc Ly.

Ba khía muối được anh Sang bán đi khắp các tỉnh ở Miền Tây và các tỉnh trong cả nước, trung bình khoảng 100kg/ngày (khách mua sỉ). Hiện ba khía muối được anh bán với giá từ 70-120 ngàn đồng (loại nguyên con), tùy kích cỡ.

Nghề muối ba khía được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có gì đặc biệt - Ảnh 11.

Hiện ba khía muối được anh bán với giá từ 70-120 ngàn đồng (loại nguyên con), tùy kích cỡ. Ảnh: Chúc Ly.

Do hương vị mặn mòi đặc trưng của đặc sản ba khía muối, người dùng cần phải chế biến trước khi ăn. Ba khía muối muốn ăn ngon phải xé nhỏ ra và trộn chanh, đường, ớt, tỏi,…để cân bằng vị mặn.

Nghề muối ba khía được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có gì đặc biệt - Ảnh 12.

Nghề muối ba khía được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có gì đặc biệt - Ảnh 13.

Ba khía muối được xé nhỏ và trộn các gia vị trước khi ăn. Ảnh: Chúc Ly.

Theo Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Cà Mau, hiện có khoảng 400 hộ dân với trên 1.200 lao động trực tiếp tham gia sản xuất ba khía muối, tập trung ở các huyện ven biển, nhiều nhất là huyện Năm Căn và Ngọc Hiển.

Theo quy hoạch, trong những năm sắp tới, Cà Mau sẽ có 1.000 hộ làm nghề muối ba khía, thu hút lao động tại chỗ, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 10 tấn sản phẩm.

Ba khía là loài vật sống hoàn toàn tự nhiên, con người chưa thể gây nuôi. Nhiều người dân địa phương cũng lo ngại, dần dần lượng ba khía sẽ bị khai thác quá mức, dẫn đến cạn kiệt. Chính vì vậy, người bắt ba khía cần quan tâm bảo tồn để giữ vững sinh kế.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem