Xuất hiện những bất hòa giữa Ukraine với châu Âu

Lê Phương (Newsweek) Thứ tư, ngày 19/04/2023 14:00 PM (GMT+7)
Trong bối cảnh xung đột với Nga diễn biến căng thẳng, các nhà lãnh đạo chính trị Ukraine đang dần cảm thấy bất hòa với những người ủng hộ phương Tây.
Bình luận 0
Đằng sau cuộc chiến lớn nhất của Ukraine với châu Âu - Ảnh 1.

Một số quốc gia Đông Âu đã quyết định cấm nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Ukraine, với lý do lo ngại về kinh tế trong nước. Ảnh: Getty

Ngày càng nhiều quốc gia Đông Âu đang tiến tới cấm nhập khẩu nông sản của Ukraine, với lý do lo ngại rằng việc nhập khẩu hàng hóa nước ngoài có thể làm suy yếu nền kinh tế của chính họ. Ba quốc gia—Slovakia, Ba Lan và Hungary—đã khởi xướng lệnh cấm, và những quốc gia khác có thể sớm làm theo bất chấp phản ứng dữ dội của quốc tế.

Các lệnh cấm được đưa ra trong bối cảnh Ukraine, nơi có những vùng đất màu mỡ được mệnh danh là vựa lúa mì của châu Âu, đã hứng chịu những đòn giáng kinh tế trong bối cảnh chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. Chiến sự làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, ngăn chặn các chuyến hàng vận chuyển ngũ cốc và phá hủy cơ sở hạ tầng trên khắp đất nước. Trong suốt năm 2022, tổng sản phẩm quốc nội (GPD) của Ukraine đã giảm 30%.

Hôm 18/4, Bulgaria và Romania báo hiệu rằng họ có thể trở thành những quốc gia tiếp theo cấm nhập khẩu nông sản của Ukraine, đe dọa sẽ gây thêm áp lực cho nền kinh tế Ukraine khi nước này tìm cách phục hồi sau suy thoái kinh tế.

Tranh chấp giữa Ukraine và các quốc gia Đông Âu khác báo hiệu sự rạn nứt giữa các đồng minh châu Âu. Ngoại trừ Belarus, châu Âu phần lớn ủng hộ Ukraine, cung cấp hỗ trợ kinh tế và vũ khí mạnh mẽ để củng cố nỗ lực phòng thủ chống lại Nga.

Tại sao một số nước Đông Âu cấm nhập khẩu nông sản Ukraine?

Các nước Đông Âu đang chuyển sang cấm nhập khẩu nông sản Ukraine để bảo vệ phúc lợi kinh tế cho người nông dân của họ, những người vốn lo ngại rằng việc nhập khẩu hàng hóa Ukraine rẻ hơn gần đây đã dẫn đến giá thấp hơn, tạo ra áp lực kinh tế mới.

Chiến sự đã khiến các cảng Ukraine phải đóng cửa, bao gồm một số cảng quan trọng nhất như Mariupol và Mykolaiv, dọc theo Biển Đen, buộc hàng hóa phải vận chuyển bằng đường bộ qua Đông Âu. Điều này đã dẫn đến việc xuất hiện nhiều sản phẩm Ukraine hơn ở các nước Đông Âu, mà theo nông dân địa phương, đã ảnh hưởng trực tiếp đến hàng hóa của chính họ.

Vào tháng 3, thủ tướng của Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Romania và Slovakia đã gửi thư cho Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen, nói rằng thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Ukraine (tạm thời bị đình chỉ trong bối cảnh xung đột) có thể cần phải được áp dụng lại để xoa dịu những khó khăn về kinh tế.

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã tweet: "Tiếp tục ủng hộ Ukraine, nhưng hãy làm điều đó một cách khôn ngoan và trên hết, hãy đặt lợi ích của đất nước và nông dân Ba Lan lên hàng đầu!"

Ngày 19/4, Bulgaria sẽ quyết định xem có cấm một số sản phẩm nông nghiệp của Ukraine hay không. Bộ trưởng Nông nghiệp Bulgaria Yavor Gechev cho biết quyết định này sẽ "gửi một tín hiệu mạnh mẽ để châu Âu" "hành động" nhằm xoa dịu tình hình kinh tế, theo Ukrainska Pravda.

"Nông dân Bulgaria nói rằng họ không muốn trợ cấp, họ muốn thị trường của họ. Ukraine đang cạnh tranh không lành mạnh", Gechev nói.

Ukraine, Liên minh châu Âu (EU) lên án lệnh cấm nhập khẩu nông sản

Những nỗ lực của các nước Đông Âu đã vấp phải sự chỉ trích từ Ukraine. Trong một tuyên bố, Bộ Nông nghiệp Ukraine đã lên án quyết định của Ba Lan, một trong những quốc gia ủng hộ quốc tế nhiệt thành nhất của Kiev. Bộ này viết rằng trong khi các nhà sản xuất nông nghiệp Ukraine "hiểu nhu cầu của các đồng nghiệp Ba Lan" thì quyết định "đơn phương" của Ba Lan đối với các sản phẩm của Ukraine "sẽ không giúp gì cho quá trình giải quyết tình hình".

Bộ này viết: "Chúng tôi hiểu rằng nông dân Ba Lan có hoàn cảnh khó khăn, nhưng chúng tôi nhấn mạnh rằng hiện nay tình hình khó khăn nhất là của nông dân Ukraine. Chiến sự đang diễn ra trên lãnh thổ Ukraine, chính những người nông dân Ukraine phải chịu tổn thất to lớn từ cuộc xung đột chống Nga, và chính những người nông dân Ukraine đã chết trên cánh đồng của họ do mìn của Nga".

Liên minh châu Âu cũng lên tiếng phản đối những lệnh cấm này.

"Trong bối cảnh này, điều quan trọng là phải nhấn mạnh rằng chính sách thương mại thuộc thẩm quyền độc quyền của EU và do đó, các hành động đơn phương là không thể chấp nhận được", một phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu nói với Reuters. "Trong những thời điểm khó khăn như vậy, điều quan trọng là phải phối hợp và sắp xếp tất cả các quyết định trong EU".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem