Dấu ấn của tỉnh Quảng Nam trong năm 2024: Kiện toàn chức danh lãnh đạo chủ chốt, kinh tế trên đà phát triển

14/01/2025 14:09 GMT+7
Trong năm 2024, Quảng Nam tiếp tục duy trì mức tăng trưởng GDP ổn định, đạt khoảng từ 7% - 8%. Tỉnh đã nỗ lực thúc đẩy sự phát triển đa dạng ngành nghề và cải thiện môi trường đầu tư. Đặc biệt, năm 2024, Quảng Nam đã kiện toàn được hết tất cả các chức danh lãnh đạo chủ chốt từ Tỉnh ủy đến UBND tỉnh.

Năm 2024, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế và xã hội, đặc biệt với sự phát triển ổn định trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và đầu tư cơ sở hạ tầng. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 có xu hướng phục hồi tích cực so với năm 2023 và phát triển trên hầu hết các lĩnh vực.

Trong năm 2024, Quảng Nam tiếp tục duy trì mức tăng trưởng GDP ổn định, đạt khoảng từ 7% - 8% (theo số liệu chính thức từ các cơ quan thống kê). Tỉnh đã nỗ lực thúc đẩy sự phát triển đa dạng ngành nghề và cải thiện môi trường đầu tư.

Dấu ấn của tỉnh Quảng Nam trong năm 2024: Kiện toàn chức danh lãnh đạo chủ chốt, kinh tế trên đà phát triển- Ảnh 1.

Năm 2024, Quảng Nam đã kiện toàn được nhiều chức danh lãnh đạo chủ chốt từ Tỉnh ủy đến UBND tỉnh. Ảnh: T.H

Đặc biệt, năm 2024, Quảng Nam đã kiện toàn được hết tất cả các chức danh lãnh đạo chủ chốt từ Tỉnh ủy đến UBND tỉnh, các sở, ban ngành. Hệ thống chính trị tỉnh Quảng Nam tiếp tục được củng cố và kiện toàn. Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ được thực hiện công khai, minh bạch, nhằm bảo đảm đội ngũ cán bộ lãnh đạo có năng lực và phẩm chất tốt.

Trong đó, vào ngày 24/1, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, được Bộ Chính trị điều động giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam. Từ đây, Quảng Nam tiếp tục củng cố, kiện toàn các chức danh Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, 2 Phó Chủ tịch UBND tỉnh và nhiều Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thủ trưởng các sở, ban, ngành và cán bộ chủ chốt của nhiều địa phương.

Nhiều vị trí lãnh đạo của tỉnh và các địa phương được điều động, bổ nhiệm, giới thiệu, bầu cử trong sự đồng thuận, ủng hộ rất cao của các các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, là minh chứng cho truyền thống đoàn kết của Đảng bộ tỉnh.

Dấu ấn của tỉnh Quảng Nam trong năm 2024: Kiện toàn chức danh lãnh đạo chủ chốt, kinh tế trên đà phát triển- Ảnh 2.

Một trong nhiều dấu ấn quan trọng của Quảng Nam trong năm 2024, đó là tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và khai mạc Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia - Quảng Nam 2024. Ảnh: T.H

Tiếp đến là công bố nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Quảng Nam. Đáng chú ý nhất trong nghị quyết này là việc sáp nhập các huyện Nông Sơn và Quế Sơn để thành lập huyện mới Quế Sơn.

Theo Nghị quyết số 1241, kể từ ngày 1/1/2025, tỉnh Quảng Nam có 17 ĐVHC cấp huyện, gồm 14 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 233 ĐVHC cấp xã, gồm 190 xã, 29 phường và 14 thị trấn. Như vậy, Quảng Nam giảm 1 ĐVHC cấp huyện và 8 ĐVHC cấp xã sau sắp xếp.

Bên cạnh đó, ngày 16/3, tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và khai mạc Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia - Quảng Nam 2024.

Điểm nhấn của Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là hình thành hai cụm động lực gồm Điện Bàn - Hội An - Duy Xuyên; Tam Kỳ - Núi Thành - Phú Ninh và 3 hành lang phát triển. Phấn đấu đưa Quảng Nam trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước; là cực tăng trưởng quan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên vào năm 2030; đến năm 2050, Quảng Nam phát triển toàn diện, hiện đại và bền vững…

Dấu ấn của tỉnh Quảng Nam trong năm 2024: Kiện toàn chức danh lãnh đạo chủ chốt, kinh tế trên đà phát triển- Ảnh 3.

Dấu ấn của tỉnh Quảng Nam trong năm 2024: Kiện toàn chức danh lãnh đạo chủ chốt, kinh tế trên đà phát triển- Ảnh 4.

Trong năm 2024, Quảng Nam tiếp tục duy trì mức tăng trưởng GDP ổn định, đạt khoảng từ 7% - 8%. Tỉnh đã nỗ lực thúc đẩy sự phát triển đa dạng ngành nghề và cải thiện môi trường đầu tư. Ảnh: T.H-CTV

Đối với việc phục hồi tăng trưởng kinh tế, trong năm 2023, tỉnh Quảng Nam suy giảm kinh tế kéo dài, nhưng sang quý I/2024 đã dừng lại với mức tăng trưởng dương trong quý II và cuối năm, dự kiến mức tăng GDPD là 7,1%.

Công nghiệp phục hồi và tăng trưởng mạnh, du lịch bứt tốc với số lượt du khách đến Quảng Nam năm 2024 ước đạt hơn 8 triệu (cao hơn năm 2019, trước thời điểm xảy ra đại dịch COVID-19), trong đó khách quốc tế đạt 5,5 triệu lượt. Thu ngân sách ước đạt hơn 27.360 tỷ đồng, vượt dự toán khoảng 20%.

Trong năm, tỉnh đã thành lập nhiều đoàn công tác để khảo sát, đôn đốc quyết liệt tiến độ các dự án trọng điểm và mở nhiều hội nghị, cuộc họp quan trọng nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các công trình, dự án, chương trình mục tiêu quốc gia; tích cực đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và thu hút đầu tư.

Dấu ấn của tỉnh Quảng Nam trong năm 2024: Kiện toàn chức danh lãnh đạo chủ chốt, kinh tế trên đà phát triển- Ảnh 5.

2024 là năm "bội thu" của Quảng Nan, trong đó có nhiều danh hiệu du lịch với gần 70 danh hiệu ở cấp độ quốc gia, quốc tế công nhận. Ảnh: CTV

Đi đôi với việc phát triển kinh tế, đối với ngành du lịch Quảng Nam, có thể nói năm 2024 là năm "bội thu" danh hiệu với gần 70 danh hiệu ở cấp độ quốc gia, quốc tế; riêng Hội An đã có 25 lần được quốc tế "gọi tên" với nhiều danh hiệu giá trị, như tốp 25 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới (theo Tripadvisor); Tốp 25 thành phố được yêu thích nhất thế giới (theo Travel & Leisure); Dẫn đầu 10 điểm đến an toàn nhất cho khách du lịch một mình trên thế giới (theo Travel off Path); Tốp 100 thành phố tuyệt vời nhất thế giới để đi bộ khám phá (theo Guruwalk); Điểm đến đô thị văn hóa hàng đầu châu Á 2024 (thuộc Giải thưởng Du lịch thế giới - World Travel Awards)… 

Cũng trong năm này, Làng rau Trà Quế được Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc (UN Tourism) vinh danh "Làng du lịch tốt nhất năm 2024".

Trương Hồng
Cùng chuyên mục