Xung đột Nga-Ukraine: Đây là điều NATO phải làm để kết thúc xung đột Ukraine

Phương Đăng (theo NI) Chủ nhật, ngày 05/06/2022 20:00 PM (GMT+7)
Để bảo vệ Ukraine, Mỹ và NATO phải thuyết phục Kiev chấm dứt cuộc chiến, bao gồm cả việc áp đặt các giới hạn đối với viện trợ quân sự cho nước này như một đòn bẩy.
Bình luận 0
Xung đột Nga-Ukraine: Đây là điều NATO phải làm để kết thúc xung đột Ukraine - Ảnh 1.

Xe tăng quân đội Ukraine. Ảnh NI

Theo tạp chí National Interest của Mỹ, trong cuộc họp báo tại Tokyo vào ngày 23/5, Tổng thống Joe Biden từng tuyên bố rằng, Nga phải "trả một cái giá đắt vì phát động chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine. 

Điều đó có thể có nghĩa là NATO sẽ hỗ trợ Ukraine để buộc Nga phải nhận một thất bại quyết định, như những gì Ba Lan, Estonia và các thành viên Đông Âu khác của NATO đã tuyên bố. 

Nó cũng có thể đồng nghĩa với việc, NATO sẽ tiếp tục chống lưng cho Ukraine để ép Nga phải khôi phục các biên giới của Ukraine, bao gồm cả Crimea, như Tổng thống Volodymyr Zelensky và các quan chức Ukraine khác hiện đang yêu cầu. Và một thất bại của Nga cũng có nghĩa là Moscow sẽ phải chấp nhận bồi thường chiến tranh cho Ukraine.

Nhưng để buộc Nga thất bại, thì có thể cái giá phải trả sẽ là những cuộc giao tranh đẫm máu hơn ở Ukraine, khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn trong đó vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc hóa học có thể được sử dụng, làm gián đoạn thêm nền kinh tế thế giới và tạo ra sự phân cực mới của châu Âu? Như vậy liệu có đáng - National Interest đặt câu hỏi.

Kể từ khi xung đột nổ ra ở Ukraine, hàng nghìn thường dân đã thiệt mạng, hàng triệu người đã mất nhà cửa, phải chạy khỏi quê hương đất nước, biết bao trẻ em không được đến trường, bao ước mơ đã vụt tắt... 

Chiến tranh đã tàn phá cơ sở hạ tầng của Ukraine và mặc dù khó có thể định lượng được những con số chính xác, nhưng Trường Kinh tế Kiev ước tính rằng, tổng thiệt hại lên tới 100 tỷ USD. 

Kể cả khi chiến tranh kết thúc vào ngày mai, Quỹ Tiền tệ Quốc tế tính toán rằng nền kinh tế Ukraine sẽ giảm 35% trong năm nay.

Được cung cấp vũ khí từ Mỹ và các đồng minh NATO — bao gồm pháo binh, tên lửa chống tăng Javelin, hệ thống phòng không Stinger, máy bay không người lái, và bây giờ là lựu pháo M777 — các nhà lãnh đạo và chỉ huy quân sự của Ukraine tỏ ra ngày càng tin tưởng vào chiến thắng trước quân Nga. 

Với những tuyên bố hùng hồn, kích động từ một số nước thành viên NATO, các quan chức Ukraine đã cầu xin thậm chí nhiều vũ khí sát thương hơn để chiến đấu chống lại Nga.

Tuy nhiên, rõ ràng, việc NATO chuyển giao các loại vũ khí tiên tiến hơn cho Ukraine cũng có thể là hành động tự hủy diệt một khi Nga tung đòn trả đũa như những gì họ đã cảnh báo.

Một cuộc tấn công tiềm năng của Nga nhằm vào lãnh thổ của Ba Lan hoặc một trong các nước Baltic, sẽ buộc NATO phải tham chiến, đối đầu trực tiếp với Moscow, mở rộng chiến tranh ra ngoài lãnh thổ Ukraine.

Tuy nhiên, ngay cả khi xung đột chỉ giới hạn trong phạm vi Ukraine, thì chiến tranh kéo dài sẽ tiếp tục làm ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới và các thị trường tài chính vốn đã suy yếu do sự gián đoạn chuỗi cung ứng do Covid-19 gây ra. 

Giá năng lượng đã tăng đáng kể trong ba tháng qua. Điều này đã làm tăng lạm phát và lãi suất tăng, làm tăng chi phí trả nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển. Nguồn cung lúa mì từ Ukraine và Nga giảm cũng khiến giá lương thực, thực phẩm tăng vọt, đặt ra thách thức đối với các nước nghèo ở châu Phi và Nam Á trong việc cung cấp lương thực cho người dân và duy trì trật tự xã hội.

Ngoài những hậu quả nghiêm trọng về xã hội, kinh tế và quân sự, chiến tranh tiếp diễn sẽ làm xói mòn khả năng tạo ra một châu Âu hòa bình và ổn định. 

Vì thế, để bảo vệ Ukraine, Mỹ và các đồng minh phải thuyết phục Kiev chấm dứt cuộc chiến này, bao gồm cả việc áp đặt các giới hạn đối với viện trợ quân sự cho nước này như một đòn bẩy. 

Không nên kỳ vọng vào một chiến thắng của quân đội Ukraine như là con át chủ bài để giành lợi thế đàm phán. Các cuộc đàm phán phải diễn ra ngay bây giờ và kết quả thương lượng thực tế phải là mục tiêu duy nhất.

Theo tạp chí Mỹ, để đạt được kết quả đàm phán thực tế để kết thúc xung đột, Tổng thống Zelensky và những người ủng hộ ông ở NATO phải chấp nhận rằng Ukraine sẽ là một quốc gia trung lập và nước này có thể phải nhượng bộ cho Nga vùng ly khai Donetsk và Lugansk, cũng như Crimea. Với tình cảm của những người Nga ly khai ở Donbass dành cho Moscow, việc Kiev cố giữ lại khu vực này sẽ có nguy cơ tiếp tục thúc đẩy căng thẳng, thậm chí xung đột trong tương lai.

Việc nhượng bộ sẽ giúp đưa Nga vào bàn đàm phán. Trọng tâm của các cuộc đàm phán hòa bình nên là khôi phục sự ổn định của châu Âu thay vì coi Nga như một kẻ xấu vì điều này sẽ phản tác dụng về mặt chính trị và quân sự. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem