Đây là một làng cổ nổi tiêng Bắc Ninh, là quê hương của tác giả truyện ngắn "Vợ nhặt"

Trần Mỹ Hiền (bacninhtourism.vn) Thứ hai, ngày 15/04/2024 15:28 PM (GMT+7)
Đó là ngôi làng cổ nổi tiếng có tên gọi làng Phù Lưu ở Đông Ngàn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Bằng ngòi bút chân thực và giàu cảm xúc, nhà văn Kim Lân đã khắc họa về ngôi làng Phù Lưu của mình trong truyện ngắn “Làng” khiến bạn đọc đặc biệt ấn tượng.
Bình luận 0
Nói đến làng quê đồng bằng Bắc bộ, người ta hay nghĩ đến mái đình, giếng nước, gốc đa, những ngôi nhà tranh đơn sơ vách đất, đàn bò cõng nắng trên cánh đồng…

Vậy mà có một ngôi làng “phá rào”, vô cùng đặc biệt, khác lạ hơn so với những ngôi làng khác, đã đi vào những áng văn, truyện ngắn của nhà văn Kim Lân với tên gọi mộc mạc “Làng”.

Đó là ngôi làng có tên gọi Phù Lưu ở Đông Ngàn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 

“Ngôi làng đó có phòng thông tin tuyên truyền rộng rãi nhất, có chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy. 

Làng này nhà ngói san sát, sàn lát như tỉnh. Đường trong làng toàn lát gạch đá xanh, trời mưa, trời gió đi khắp đầu làng cuối xóm bùn không dính đến gót chân…”.

Bằng ngòi bút chân thực và giàu cảm xúc, nhà văn Kim Lân đã khắc họa về ngôi làng Phù Lưu của mình trong truyện ngắn “Làng” khiến bạn đọc đặc biệt ấn tượng. 

Đây là một làng cổ nổi tiêng Bắc Ninh, là quê hương của tác giả truyện ngắn "Vợ nhặt"- Ảnh 2.

Đây là một làng cổ nổi tiêng Bắc Ninh, là quê hương của tác giả truyện ngắn "Vợ nhặt"- Ảnh 3.

Vào một ngày mùa Thu, chúng tôi tìm về ngôi làng cổ nức tiếng nằm ở vùng đất quan họ xứ Kinh Bắc. Kinh Bắc nổi tiếng bởi những dấu tích huyền thoại của vua An Dương Vương; hay những bức tranh âm dương làng Hồ thơm mùi giấy điệp; tiếng hát quan họ của những liền anh, liền chị ngọt ngào ở các làng quan họ…

Bên cạnh đấy còn có ngôi làng độc đáo, trên một gò đất bồi của ba nhánh sông, sông Cầu, sông Thương, sông Đuống gộp lại.

Không biết có phải ở một vị trí phong thuỷ đắc địa, ngôi làng trở thành mảnh đất địa linh nhân kiệt sinh ra những anh tài, từ những nhà quân sự: Trung tướng Chu Duy Kính, Tư lệnh Quân khu Thủ đô; Bộ trưởng Bộ tài chính Chu Tam Thức; Hồ Tiến Nghị, Tổng Giám đốc Thông tấn xã; Hồ Huấn Nghiêm, cựu đại sứ Việt Nam tại Nga, Thứ trưởng Bộ Thương mại.

Đây là một làng cổ nổi tiêng Bắc Ninh, là quê hương của tác giả truyện ngắn "Vợ nhặt"- Ảnh 5.

Đây là một làng cổ nổi tiêng Bắc Ninh, là quê hương của tác giả truyện ngắn "Vợ nhặt"- Ảnh 6.

Đình làng cổ Phù Lưu (phường Đông Ngàn, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) gây ấn tượng bởi đình được cây bồ đề cổ thụ che mát cả mái và sân đình.

Các nhà khoa học như Giáo sư sử học Phạm Xuân Nam, Giáo sư ngữ văn Chu Xuân Diên, Giáo sư toán học Hồ Bá Thuần. 

Ở thời cận hiện đại có nhiều văn nghệ sĩ tài danh như: nhà văn Kim Lân, Nguyễn Địch Dũng, Hoàng Hưng, dịch giả Hoàng Thuý Toàn, nhà quay phim NSND Nguyễn Đăng Bẩy, nhạc sĩ Hồ Bắc, hoạ sĩ Thành Chương, hoạ sĩ Phạm Thị Hiền…

Cổng làng Phù Lưu có từ xa xưa trải qua những lần trùng tu vẫn giữ nguyên dáng cổ, có đôi câu đối: “Nhập hương vấn tục” và “Xuất môn kiến tân”, dịch là dù có làm đến chức nào nhưng khi về làng vẫn phải giữ được phong tục tập quán của làng, còn khi đi ra khỏi làng phải đĩnh đạc trong giao tiếp với mọi người, đón khách như đón người thân. 

Con đường làng ở giữa được lát bằng gạch đá xanh, hai bên lát gạch đỏ gần 100 năm tuổi, trải dài trên 3km ôm lấy ngôi làng cổ. 

Làng có rất nhiều con ngõ ngoằn ngoèo, thông nhau với những tên gọi lạ, như ngõ Giàu, ngõ Giếng Chợ, ngõ Giếng Vàng, ngõ Vườn Dâu, ngõ Nghe…

Đây là một làng cổ nổi tiêng Bắc Ninh, là quê hương của tác giả truyện ngắn "Vợ nhặt"- Ảnh 8.

Nhà lưu niệm cố nhà văn Kim Lân người con ưu tú của Làng.

Ông Nguyễn Trọng Vũ trưởng thôn làng Phù Lưu (phường Đông Ngàn, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) kể: từ thời trước Cách mạng Tháng Tám, khi những làng khác còn sống trong những mái nhà tranh vách đất thì làng Phù Lưu đã có hơn 30 ngôi nhà ngói 2 tầng thơm mùi vôi mới. 

Có lẽ, cũng nhờ sự tảo tần, đảm đang của đàn bà, phụ nữ trong làng làm thương nghiệp mà cánh đàn ông chỉ chuyên tâm đèn sách, khoa bảng tạo nên nhiều tên tuổi từ quân sự, khoa học đến nghệ thuật. 

Sự giàu có, trù phú cũng khiến cho ngôi làng vang xa và người ta tìm đến làng Phù Lưu càng đông vào những phiên chợ tuần.

Ngày nay, những viên đá xanh lát trên đường làng đã bạc màu mưa nắng, chứng kiến bao thăng trầm biến động của thời gian. 

Mảnh đất này đã nuôi dưỡng, ôm ấp bao thế hệ, những người con thân yêu của làng trưởng thành rồi ra đi, đến khi về già, chân mỏi, tóc bạc, lưng còng, họ khát khao được một lần quay trở về, thoả thuê tắm mình với những kí ức vỡ oà trong ngôi làng một thời thương nhớ. 

Có những người về với cát bụi như nhà văn Kim Lân, NSND Nguyễn Đăng Bẩy, nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ… họ vẫn cùng “dạo chơi” đâu đó trong ngôi làng cổ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem