Đề xuất chấp thuận “chủ trương đầu tư” của UBND cấp tỉnh

Quốc Hải Thứ ba, ngày 23/06/2020 20:45 PM (GMT+7)
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa đề xuất "chuẩn hóa" quy trình quy trình thủ tục đầu tư xây dựng đối với các dự án nhà ở.
Bình luận 0

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa đề xuất "chuẩn hóa" quy trình quy trình thủ tục đầu tư xây dựng đối với các dự án nhà ở, trên cơ sở các quy định của Luật Đầu tư, Luật Xây dựng (sửa đổi) và sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhà ở vừa được Quốc hội thông qua.

Đề xuất chấp thuận “chủ trương đầu tư” của UBND cấp tỉnh  - Ảnh 1.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho hay, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Nhưng Hiệp hội đề nghị UBND TP.HCM xem xét vận dụng, để thực hiện quy trình thủ tục đầu tư xây dựng đối với các dự án nhà ở, hoàn toàn thuộc thẩm quyền của địa phương, với 4 bước như sau:

 Bước 1: Lập thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.

Bước 2: Lập thủ tục phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, do "nhà đầu tư" đề xuất (hoặc Bản vẽ tổng mặt bằng và đồ án kiến trúc, đối với khu vực đầu tư có diện tích dưới 2 ha).

Bước 3: Thực hiện song song các thủ tục: (i) Lập thủ tục chấp thuận đầu tư, công nhận chủ đầu tư; thẩm định thiết kế cơ sở; cấp Giấy phép xây dựng và được khởi công xây dựng công trình trong dự án; (ii) Song song với lập thủ tục giao thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

"Xin được lưu ý, theo Khoản 1.c Điều 83a Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020, "đối với dự án sử dụng các nguồn vốn đầu tư hợp pháp của tổ chức, cá nhân mà pháp luật về đầu tư có quy định phải lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án, chủ đầu tư là nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Do vậy, Hiệp hội nhận thấy Văn bản "Chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư" của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có thể coi là đã hoàn thành thủ tục "công nhận chủ đầu tư", do đã được quy định tại Khoản 1.c Điều 83a Luật Xây dựng (sửa đổi), nên thủ tục "công nhận chủ đầu tư" chỉ nhằm mục đích hoàn thiện hồ sơ đầu tư dự án", ông Châu giải thích.

Bước 4: Lập thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dự án, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

"Sau khi đã hoàn thành nộp tiền sử dụng đất và các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, chủ đầu tư dự án mới được bán nhà ở xây sẵn hoặc bán nhà ở hình thành trong tương lai", ông Châu đề xuất.

Ngoài ra, Chủ tịch HoREA cũng khẳng định, Luật Đầu tư và Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020 sẽ tháo gỡ ách tắc cho hàng trăm dự án nhà ở và xác lập "quy trình chuẩn" về thủ tục đầu tư xây dựng.

Ông Châu cho biết, từ ngày 10/12/2015, ngày Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Nhà ở 2014, có hiệu lực, đến tháng 10/2018, tại TP.HCM đã có 126 dự án nhà ở thực hiện thủ tục "Quyết định chủ trương đầu tư" bị ách tắc thủ tục đầu tư, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, làm sụt giảm nguồn cung dự án và sản phẩm cho thị trường bất động sản, người tiêu dùng phải mua nhà giá cao hơn, ngân sách nhà nước bị thất thu. 

"Vì vậy, Luật Đầu tư và Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020, vừa tháo gỡ được ách tắc cho hàng trăm dự án nhà ở hiện nay, cũng đồng thời xác lập "quy trình chuẩn" về thủ tục đầu tư xây dựng đối với các dự án có quyền sử dụng đất, phải thực hiện chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời công nhận nhà đầu tư, trong thời gian tới", ông Châu nói.

Chủ tịch HoREA lý giải lý do doanh nghiệp BĐS không xin hỗ trợ bằng tiền


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem