Đi chợ phiên Yên Bái, chớ quên thử các đặc sản ngon “nức tiếng” này

Thanh Tuyền Chủ nhật, ngày 14/10/2018 06:45 AM (GMT+7)
Yên Bái không chỉ nổi tiếng với Mù Căng Chải tầng tầng, lớp lớp ruộng bậc thang, những điệu xòe của những cô gái Thái, những điệu khèn của các chàng trai Mông mà còn nổi tiếng bởi những thức đặc sản mang đậm hương vị Tây Bắc.
Bình luận 0

Dạo quanh một vòng chợ Mường Lò ở trung tâm trung tâm Thị xã Nghĩa lộ (Yên Bái), bất kỳ ai lần đầu đến với xứ của "gạo trắng nước trong" cũng phải ngạc nhiên bởi sự sầm uất, phong phú các loại hàng hoá từ mạn xuôi đến mạn ngược, đặc biệt là những đặc sản của của miền núi rừng Tây Bắc.

Đủ loại mặt hàng phong phú, đa dạng được bày bán tại chợ như táo mèo, măng tre, măng sặt, rêu suối, củ mài, khoai lang, khoai sọ, rau dớn, quả cọ, trám đen, ếch, cá... 

img

Cà dại hoa trắng là cây mọc hoang, đặc biệt mọc nhiều ở vùng núi. Cà dại hoa trắng được dùng để chữa nhiều bệnh như nước ăn chân, chữa đau răng, làm dịu vết ong đốt...

img

Nhìn rất giống hành, nhưng thực chất đây là sâm đại hành, một vị thuốc quý trong Đông y.

Loại thuốc đông y này được gọi bằng nhiều tên khác nhau: tỏi Lào, hành đỏ, tỏi đỏ, hành Lào, tỏi mọi, kiệu đỏ... Chúng thường mọc hoang ở các sườn đồi, bìa rừng hoặc dưới tán rừng hoặc được trồng để lấy củ làm thuốc ở Hòa Bình, Hà Tây, Nghĩa Lộ, Nghệ An, Hà Tĩnh… 

Theo nhiều người Nghĩa Lộ, sâm đại hành có thể dùng để ngâm rượu hoặc nướng ăn rất ngon... 

img

Hoa chuối được người Mông lấy từ rừng, mập và ngắn hơn với hoa chuối thường thấy

img

Loại rau đặc biệt này có tên gọi là "rau thối".

Rau thối có tên tiếng Thái là Pắc Nam. Bởi vì mùi hôi nồng đặc trưng mà nó được đặt tên là rau Thối. Theo người bán, rau pắc nam mọc hoang trong rừng, thân cây vươn dài, quấn vào bất cứ cây nào sống bên cạnh. 

Rau Pắc Nam được người Thái chế biến thành nhiều món như nấu canh, xào hoặc làm nộm. Ngoài ra, người Thái thường kết hợp rau cùng thịt trâu, thịt lợn hoặc cá suối. Cũng có khi chỉ cần ít mỡ hành phi thơm rồi cho nắm rau xanh mướt ấy vào xào nhanh tay là cũng khiến bữa ăn trở nên hấp dẫn lạ thường. 

img

Quả mắc khén tươi có vị thơm nhất, tuy nhiên không bảo quản được lâu. Người dân thường bảo quản bằng cách treo lên gác bếp để có thể sử dụng quanh năm. 

Mắc khén là thứ gia vị rất đặc biệt và đặc trưng của vùng Tây Bắc. Đây là gia vị chủ đạo trong hầu hết các món ăn chính của đồng bào Tây Bắc.

Mắc khén được coi là linh hồn của ẩm thực Tây Bắc như thức chấm chẳm chéo; thịt động vật nướng (cá, gà, lợn, bò), đặc biệt là món cá nướng gập Tây Bắc, hay còn gọi là Pa Pỉnh Tộp; tẩm ướp thịt sấy khô, gác bếp, hun khói như thịt trâu, thịt lợn gác bếp, lạp xưởng, xúc xích hun khói...

img

Ngô bao tử được thu hoạch từ khi còn non. Tuy bắp ngô lớn chỉ bằng ngón tay cái, chưa ra hạt nhưng khi ăn lại rất giòn và ngọt, dùng để chế biến thành nhiều món ăn.

img

Táo mèo có thể phơi khô làm trà, ngâm đường làm nước giải khát, ngâm rượu, làm ô mai…

img

Mùa táo mèo tươi hàng năm bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm. 

Nhắc đến đặc sản Yên Bái, ngoài bánh chưng đen, cốm non Tú Lệ, gạo Séng Cù, lạp xưởng gác bếp, thịt trâu khô.. thì không thể không nhắc đến Táo Mèo. 

Táo Mèo hay còn được biết đến với tên gọi khác là Sơn Tra, thường được dùng như một vị thuốc trong đông y. Đặc biệt, Táo Mèo là đặc sản của vùng núi cao như Lào Cai, Sơn La, Yên Bái. Nhưng có lẽ nổi tiếng nhất, ngon nhất là loại Táo Mèo đồi thông (Yên Bái) bởi hầu hết chúng mọc rải rác ở những cánh rừng, xen kẽ trong các đồi thông. Chính vì thế mà Táo Mèo nơi đây có mùi thơm đặc biệt hơn so với táo mèo ở những nơi khác. 

Táo Mèo có thể dùng để ngâm rượu, ngâm đường, làm giấm táo hay ô mai. Đêm muối sổi Táo mèo với đường, muối, ớt mà đem muối sổi với đường, muối và ớt thì cũng trở thành một món ngon tuyệt vời. Đặc biệt, nếu đã một lần thưởng thức rượu Táo Mèo, chắc chắn sẽ không ai có thể quên thứ mỹ tửu có màu nâu sóng sánh và mùi thơm ngọt đặc trưng của vùng sơn cước.

img

Nấm Ngọc Cẩu là một vị thuốc có nhiều công dụng

Nấm ngọc cẩu được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Hoa huyết sơn, tuyết sơn, tỏa dương, củ gió đất, củ ngọc núi, hoa đất, ký sinh hoàn, dương cẩu… Sở dĩ, vị thuốc dân tộc vùng Tây Bắc độc đáo này có tên gọi nấm ngọc cẩu vì hình dáng của nó này tương đối kì quái, giống bộ phận sinh dục của loài chó. 

img

Ngọn mướp hương còn nguyên những bông vàng tươi 

Nếu đã một lần được thưởng thức thì không thể nào quên vị ngọt bùi và hương thơm đặc biệt hấp dẫn của những ngọn mướp hương còn nguyên bông vàng tươi .

Đập vài nhánh tỏi, phi hành thơm, xào cùng những ngọn mướp non, xanh, còn nguyên những chùm nụ mướp chưa nở. Ngọn mướp xào chín nhưng vẫn giữ được độ dai dai, vị bùi bùi nên ăn hoài không chán.

img

Món đặc sản núi rừng của Yên Bái mà ai đi xa cũng không khỏi bồi hồi nhớ về khác là măng mai ngọt

Không chỉ có những thức đặc sản Tây Bắc, quần áo, vải vóc, những gian hàng thổ cầm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, Mông, Khơmú với những sắc màu tươi tắn, rực rỡ cũng được bày bán rất phong phú tại chợ Mường Lò. 

img

img

img

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem