Thứ năm, 09/05/2024

Di sản gốm Bình Dương chưa được gìn giữ xứng tầm

27/11/2022 7:30 PM (GMT+7)

Việc hình thành bảo tàng gốm Bình Dương là mong muốn lâu nay của các nhà quản lý cũng như những người đã gắn bó với nghề gốm truyền thống.

Nhưng hơn hết, nghề gốm Bình Dương cần giải quyết bài toán kinh tế gắn liền phát triển du lịch địa phương để những giá trị quý giá của ngành gốm Bình Dương được lưu giữ, bảo tồn và tiếp tục phát triển bền vững.

Trăm năm nghề gốm Bình Dương

Sử sách kể lại, những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, các dòng sản phẩm gốm truyền thống Bình Dương được người dân khắp Nam Kỳ Lục tỉnh ưa chuộng. Đây cũng là giai đoạn nghề gốm sứ phát triển mạnh mẽ nhất.

Thế nhưng chỉ vài thập niên sau đó, do yếu tố thời cuộc tác động, nhiều cơ sở sản xuất lần lượt phá sản, nhiều người thợ lặng lẽ bỏ nghề. Đến nay, những cơ sở còn sản xuất gốm xưa chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Công ty TNHH Gốm sứ Tuyền Phát ở phường Tân Phước Khánh (TX.Tân Uyên) của bà Vương Thị Nguyệt là một trong số đó.

Những người thợ ở phường Tân Phước Khánh (TX.Tân Uyên) cần mẫn làm gốm xứ bằng phương pháp thủ công. Ảnh: Trần Khánh

Những người thợ ở phường Tân Phước Khánh (TX.Tân Uyên) cần mẫn làm gốm xứ bằng phương pháp thủ công. Ảnh: Trần Khánh

Bà Nguyệt kể, mình lớn lên ở cái nôi khai sinh ra nghề gốm sứ. Tuổi thơ bà được trải nghiệm nghề làm gốm với nhiều sáng tạo nghệ thuật của cha ông. Nghề làm gốm với bản chất ban đầu là một nghề mưu sinh trên vùng đất mới. Vì thế, hình thức duy trì và phát triển nghề theo kiểu cha truyền con nối, anh em thân cận dạy bảo nhau. Phạm vi hoạt động của nghề chủ yếu trong gia đình, dòng họ.

Bà Nguyệt không biết chính xác gia đình mình bắt đầu làm nghề từ khi nào. Nhưng nếu tính từ đời ông cố, đến ông nội của bà kéo dài tới nay thì cũng cả 100 năm. "Đến lượt tôi tiếp quản cơ sở đã được hơn 20 năm rồi", bà Nguyệt kể.

Gia đình bà ngày trước chủ yếu làm các mặt hàng chén, tô, thố, dĩa, ống đũa, bình trà, bình bông. Đến lượt mình, bà tiếp tục sản xuất lại các mặt hàng này vì đang bắt đúng thị hiếu của người dùng.

Dù là dòng sản phẩm xưa cũ nhưng chất lượng và mẫu mã được bà Nguyệt cải tiến hơn rất nhiều. Từ màu men, nét vẽ đều mịn màng, sáng đẹp và sắc nét hơn, để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng hiện đại.

Ông Lý Ngọc Bạch - Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ Bình cho biết, gốm sứ Bình Dương hiện nay tập trung chủ yếu ở các vùng Thuận An, Tân Uyên và Thủ Dầu Một. Đây cũng là nơi đã hình thành nên 3 làng gốm truyền thống nổi tiếng cả nước, đó là làng gốm Lái Thiêu, Tân Phước Khánh và Chánh Nghĩa.

Trước đây, gốm xứ Bình Dương được người dân ở Nam Bộ yêu quý vì nó phục vụ đắc lực cho cuộc sống sinh hoạt. Và gốm xứ cũng đẹp một cách trọn vẹn ở cả hình dáng, chất lượng và màu sắc hoa văn.

Trước đây, gốm xứ Bình Dương được người dân ở Nam Bộ yêu quý vì nó phục vụ đắc lực cho cuộc sống sinh hoạt. Và gốm xứ Bình Dương cũng đẹp một cách trọn vẹn ở cả hình dáng, chất lượng và màu sắc hoa văn.

Dù là dòng sản phẩm xưa cũ nhưng chất lượng và mẫu mã được cải tiến hơn rất nhiều. Từ màu men, nét vẽ đều mịn màng, sáng đẹp và sắc nét hơn, để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng hiện đại. Ảnh: Trần Khánh

Nghề gốm Bình Dương phát triển mạnh với nhiều sản phẩm dân dụng rất đa dạng. Đặc biệt là những sản phẩm phục vụ nhu cầu thờ cúng trong tín ngưỡng và tôn giáo như đình, chùa, miếu.

Bên cạnh đó, gốm Bình Dương đã phát triển lên dòng sản phẩm mang tính hiện đại, được ưa chuộng trên thị trường như gốm sứ cao cấp Minh Long I, Cường Phát… Và đặc biệt, gốm Bình Dương nổi trội với nhóm sản phẩm trang trí sân vườn đang xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Tháng 3/2021, nghề gốm Bình Dương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Lớp thợ gốm sứ Bình Dương hôm nay vẫn cần mẫn biến đất thành vàng, biến bùn thành báu vật.

Tuy nhiên Bình Dương vẫn chưa có nơi đủ lớn để lưu giữ và bảo tồn những giá trị quý giá của ngành gốm sứ. "Việc hình thành 1 bảo tàng gốm là mong muốn chung của các nhà quản lý cũng như những người đã gắn bó với ngành nghề truyền thống lâu đời này", ông Bạch chia sẻ.

Bảo tồn di sản gốm Bình Dương

Nghề gốm Bình Dương từ khi hình thành đến nay đã trải qua hơn 150 năm. Những vết tích còn để lại trên chặng đường lịch sử phát triển của vùng đất và con người Bình Dương là những di sản cần được bảo tồn và trân trọng.

Không chỉ riêng ông Bạch, tại triển lãm gốm Nam bộ đang tổ chức ở TP.Thuận An, Bình Dương (từ 23-29/11), niềm mong mỏi có một bảo tàng gốm Bình Dương càng trở nên cháy bỏng.

Sản phẩm gốm sứ tại triển lãm gốm Nam bộ đang tổ chức ở Bình Dương. Ảnh: T.L

Triển lãm hiện trưng bày hơn 450 hiện vật của 67 nhà sưu tập tư nhân đến từ các tỉnh, thành được đưa về trưng bày. Đó là những sản phẩm gốm đặc sắc của vùng đất Lái Thiêu xưa, TP.Thuận An ngày nay nói riêng và của cả miền Đông Nam bộ nói chung.

Ông Đinh Công Tường, nhà sưu tầm gốm sứ nổi tiếng đến từ TP.HCM cho biết, những hiện vật được trưng bày lần này góp phần quảng bá nghề gốm truyền thống ở TP.Thuận An đến với công chúng yêu gốm gần xa.

"Là nhà sưu tầm, bản thân tôi rất mong muốn có một nhà bảo tàng để lưu giữ tốt hơn những giá trị truyền thống quý báu của cả một vùng đất", ông Tường nói.

Theo nghệ nhân Lý Ngọc Minh – Giám đốc công ty gốm sứ Minh Long 1 (Bình Dương), chỉ cần tỉnh Bình Dương huy động, những người tâm huyết với nghề gốm sẽ đồng tình ủng hộ.  

Ông minh cho rằng, chính quyền phải đóng vai trò chính. Nguồn vốn ngân sách sẽ được huy thêm từ nguồn vốn xã hội hóa. Việc hình thành một bảo tàng gốm Bình Dương không phải là việc khó.

"Đồng thời, việc hình thành bảo tàng gốm Bình Dương cũng nên gắn liền với phát triển du lịch làng nghề thủ công truyền thống", ông Minh đề xuất.

Việc hình thành bảo tàng gốm sẽ là một bức tranh tổng thể về lịch sử cũng như những giá trị quý báu mà nghề gốm mang lại trong tiến trình phát triển vùng đất và con người Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

Việc hình thành bảo tàng gốm sẽ là một bức tranh tổng thể về lịch sử cũng như những giá trị quý báu mà nghề gốm mang lại trong tiến trình phát triển vùng đất và con người Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

Theo bà Văn Thị Thùy Trang, Phòng Quản lý du lịch và gia đình (Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Bình Dương), việc bảo tồn nghề gốm ở Bình Dương đang gặp thách thức giữa việc bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế. Vì thế, Bình Dương cần có những chính sách ưu tiên và giải pháp mạnh để phát huy tốt nhất giá trị di sản văn hóa phi vật thể này. 

Bà Trang cho rằng, Bình Dương cần chú trọng đẩy mạnh việc sưu tầm tư liệu, hiện vật liên quan nghề gốm Bình Dương xưa và nay. Việc tiếp theo là hướng đến đầu tư xây dựng bảo tàng chuyên đề: Nghề gốm Bình Dương.

Bảo tàng Bình Dương hiện đang lưu giữ một số lượng lớn đồ gốm thủ công truyền thống, khoảng 1.800 hiện vật. Không gian trưng bày khá nhỏ nên việc trưng bày rất phần hạn chế. Vì thế, để phát huy nghề gốm truyền thống có hiệu quả cần xây dựng một bảo tàng chuyên đề về gốm sứ Bình Dương.

Đồng tình với các nghệ nhân, bà Trang cho rằng bảo tàng nghề gốm Bình Đương nên gắn với phát triển du lịch làng nghề thủ công truyền thống. Bởi vì phát triển du lịch tại các làng nghề là giải pháp hữu hiệu góp phần phát triển kinh tế xã hội, và bảo tồn di sản làng nghề truyền thống theo hướng tích cực và bền vững.

"Khi hình thành được một mạng lưới từ trung tâm bảo tồn cho đến việc duy trì sản xuất tại các làng nghề sẽ tạo nên sức hấp dẫn, và là nơi tham quan không thể bỏ qua của du khách khi đến Bình Dương", bà Trang chia sẻ.
Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Chi tiết hoạt động, sự kiện Lễ hội Sông nước TP.HCM năm 2024

Chi tiết hoạt động, sự kiện Lễ hội Sông nước TP.HCM năm 2024

Lễ hội Sông nước TP.HCM năm 2024 là chuỗi hoạt động du lịch - văn hóa - giải trí - nghệ thuật - thể thao - ẩm thực - mua sắm...

Độc đáo chiếc bánh mì baguette dài 140 mét

Độc đáo chiếc bánh mì baguette dài 140 mét

Mới đây, thành phố Dijon, Pháp trở thành tâm điểm của giới truyền thông khi kỷ lục Guinness mới được xác lập cho chiếc bánh mì baguette dài nhất thế giới. Chiếc bánh mì "khổng lồ" này đã chính thức soán ngôi vị quán quân với độ dài 140,53 mét, vượt xa chiếc bánh mì 130 mét sản xuất tại Ý vào năm 2020.

Người Việt ngày càng chăm đọc Facebook, lười đọc sách

Người Việt ngày càng chăm đọc Facebook, lười đọc sách

Sự phát triển của các mạng xã hội với những video ngắn hấp dẫn đang khiến văn hóa đọc tại Việt Nam gặp nhiều thách thức.

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM từ đầu năm đến nay. 4 tháng đầu năm 2024, doanh thu ngành du lịch thành phố ước khoảng 60.046 tỷ đồng.

Canh chua và văn hóa chống nóng

Canh chua và văn hóa chống nóng

Miền Tây Nam Bộ gần xích đạo nên rất nóng, đặc biệt năm nay, tình hình này lại kéo dài và gay gắt hơn các năm trước. Trong lĩnh vực ẩm thực, người xưa có nhiều cách đối phó với thời tiết nắng nóng. Nắng nóng (dương) cần có nước (âm) để quân bình lại. Một trong những món ăn điển hình là canh chua.

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cùng với những món ăn đặc sản Hà Nội như chả cá, phở cuốn, bún chả… thì món cháo sườn cũng trở nên rất quen thuộc, trở thành một phần trong ký ức của mỗi người Hà thành.