Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần 4: "Cùng nông dân đi chợ thế giới"

Nhóm Phóng viên Thứ sáu, ngày 11/10/2019 08:25 AM (GMT+7)
Sáng nay (11/10/2019), tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ tư với chủ đề: "Từ CPTPP tới EVFTA: Cùng nông dân đi chợ thế giới".
Bình luận 0

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 4 với chủ đề “Từ CPTPP tới EVFTA: Cùng nông dân đi chợ thế giới”. Đây là một trong chuỗi hoạt động của Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam” lần thứ 7.  

Diễn đàn do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương giao Báo NTNN/ Dân Việt phối hợp với Công ty CP phân bón Bình Điền tổ chức thực hiện.

Tham dự Diễn đàn có ông Nguyễn Xuân Định - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, ông Phùng Đức Tiến- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công thương, ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn),  ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội.

Đại diện các Ban Đảng: Đại diện lãnh đạo của các Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, Hội Nông dân Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước VN, Bộ Tài nguyên môi trường…; Đại diện của các DN, tập đoàn đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân; Đặc biệt, Diễn đàn có sự tham dự của 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2019 được bình chọn trong khuôn khổ Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Ngay từ khi Diễn đàn chưa bắt đầu đã có rất đông các đại biểu tới tham dự.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Đặc biệt, 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2019 được bình chọn trong khuôn khổ Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam đã hào hứng và có mặt từ rất sớm.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Các khách mời đến sớm vui vẻ trò chuyện.

Diễn đàn lần này, có sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho các Bộ, ngành T.Ư, các đồng chí lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; đại diện các Ban, đơn vị của Hội, lãnh đạo Hội Nông dân các tỉnh, thành phố; các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, đại diện các tổ chức quốc tế, đại diện các đại sứ quán tại Việt Nam, đặc biệt là sự có mặt của 63 nông dân xuất sắc năm 2019, các cơ quan thông tấn, báo chí...

Như chúng ta đã biết, trong 2 năm 2018-2019, Việt Nam đã tham gia 2 hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới có quy mô lớn nhất từ trước đến này, đó là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA). Việc ký kết các hiệp định này được đánh giá sẽ mở ra cơ hội to lớn cho thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có giá trị 43 tỷ USD của Việt Nam. Thông qua hai hiệp định này, các mặt hàng nông sản của Việt Nam sẽ có cơ hội được tiếp cận tới 37 thị trường lớn với dân số hơn 1 tỷ người.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 4, các địa biểu sẽ tập trung nội dung thảo luận qua 2 phiên đối thoại chính thức để: Tìm hiểu rõ những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi xuất khẩu nông sản, đặc biệt là các tác động cả tích cực và tiêu cực tới hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản của 11 triệu hộ nông dân ở Việt Nam.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Ông Nguyễn Xuân Định - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) phát biểu khai mạc diễn đàn:

Hôm nay, trong khuôn khổ Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 4 với chủ đề “Từ CPTPP đến EVFTA- Cùng Nông dân đi chợ thế giới”.

Những năm qua, mặc dù, nông nghiệp, nông thôn nước ta đạt được những thành tựu vẻ vang, có đóng góp rất lớn trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. Song, trước tiến trình hội nhập quốc tế sâu, rộng; trước tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu và những khó khăn nội tại trong nước; nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, đó là: Sản xuất nhỏ - Thị trường lớn; đầu tư cho nông nghiệp thấp mà rủi ro trong nông nghiệp cao; tiếp cận vốn, khoa học kỹ thuật, công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp; thị trường, thương hiệu nông sản và ô nhiễm môi trường; đất đai manh mún, chất lượng nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch, liên kết vùng và doanh nghiệp trong nông thôn thấp.

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế, độ mở của nền kinh tế ngày càng lớn, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang thực thi các hiệp định thương mại tự do-FTA. 

Đến nay, Việt Nam đã tham gia 16 hiệp định thương mại tự do, trong đó có 13 hiệp định đã ký và 3 hiệp định đang đàm phán. Trong số 13 hiệp định FTA nổi lên nhất, tạo sự quan tâm nhất đối với các nhà quản lý, hoạch định chính sách, giới doanh nghiệp, doanh nhân và hội viên, nông dân là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA). 

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Cùng với các hiệp định thương mại tự do khác, CPTPP và EVFTA đã và đang mở ra những cơ hội to lớn cho nền kinh tế Việt Nam, trong đó có sản xuất nông nghiệp, thương mại nông nghiệp, nhất là trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đang nổi lên và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bất định. Bên cạnh cơ hội to lớn, các hiệp định thương mại tự do cũng đem tới những thách thức không nhỏ đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thương mại nông nghiệp của Việt Nam, trong đó lo ngại nhất là nông sản Việt Nam có tiếp tục mở rộng cả về quy mô số lượng và chất lượng để phục vụ thị trường xuất khẩu và giữ vững, mở rộng thị trường trong nước.

Để góp tranh thủ cơ hội, đồng thời nhận diện thách thức, những bất cập trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thương mại nông nghiệp từ đó đề ra những giải pháp khắc phục, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 4 với chủ đề “Từ CPTPP tới EVFTA-Cùng Nông dân đi chợ thế giới”. 

Diễn đàn không chỉ là không gian trao đổi cởi mở, thẳng thắn những vấn đề thời sự của hội nhập kinh tế quốc tế ở góc nhìn thương mại, xuất, nhập khẩu nông sản mà còn nhằm nâng cao nhận thức cho người nông dân hiểu thế nào là hiệp định thương mại tự do; những thuận lợi, khó khăn, những hàng rào kỹ thuật xuất khẩu nông sản sang một số thị trường trọng điểm... Diễn đàn đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu gì cho việc hoạch định và thực thi chính sách phát triển nông nghiệp, hỗ trợ nông dân tham gia chuỗi giá trị nông sản trong thời gian tới.

Nói tới hiệp định thương mại tự do ngheo rất to tát, vĩ mô, nhưng nông dân Việt Nam không thể đứng ngoài xu hướng hội nhập, nhất là hội nhập về thương mại.Với tinh thần đó, tôi tuyên bố khai mạc Diễn đàn Nông dân Việt Nam với chủ đề “Từ CPTPP tới EVFTA-Cùng Nông dân đi chợ thế giới”.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương: 

Nông nghiệp đã và đang có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, đặc biệt thể hiện qua sự thành công và tăng trưởng trong việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu nông sản 8 tháng năm 2019 đạt 26,58 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có một số nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu hơn 1 tỷ USD. 

Với kết quả này, Việt Nam đã từng bước khẳng định và tiếp tục củng cố vị trí là nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới: chúng ta thuộc nhóm top 15 nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. 

Những thành tựu như vậy có được, là nhờ một phần đóng góp không nhỏ của những chính sách thuận lợi hóa thương mại, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu của Chính phủ. 

Bên cạnh những chính sách hiện tại, không thể không kể đến vai trò quan trọng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA): ngoài việc giúp mở rộng hơn nữa thị trường, chuyển dịch cơ cấu cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, còn đảm bảo một môi trường kinh doanh và pháp lý ổn định, thông thoáng cho nhà đầu tư nhờ những cam kết mạnh mẽ về mở cửa thị trường và quản trị nhà nước.

Gần đây, Việt Nam đã tham gia một số FTA “thế hệ mới”, cụ thể là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực với Việt Nam ngày 14/1/2019 và Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã được ký kết ngày 30/6/2019.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Toàn cảnh Diễn đàn trong buổi sáng ngày hôm nay (11/10) tại Hà Nội.

Hiệp định CPTPP với 10 đối tác, trong đó có những đối tác mà thông qua Hiệp định này, Việt Nam lần đầu thiết lập mối quan hệ thương mại tự do song phương như Ca-na-đa, Chi-lê, Mê-hi-cô và Pê-ru, sẽ mở ra các cơ hội hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và các đối tác CPTPP. Với CPTPP, phần lớn hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3-5 năm, ví dụ như một số loại thủy sản (cá, tôm), các loại rau quả tươi và rau quả chế biến, gạo, các loại hạt khô ….

Còn với EVFTA, đây là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, góp phần củng cố mối quan hệ song phương theo hướng chiến lược, toàn diện và bền vững. Về góc độ mở cửa thị trường, Hiệp định này sẽ đem lại cơ hội lớn cho lĩnh vực nông nghiệp khi thuế hàng loạt mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU sẽ dần giảm xuống về 0% sau một lộ trình ngắn. 

Cụ thể: ngay khi Hiệp định có hiệu lực, 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được hưởng thuế 0%. Sau 7 năm, 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng thuế 0%, một số ít các mặt hàng còn lại sẽ được nhập khẩu vào EU theo hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. 

Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết. 

Việc cung cấp một cách đúng đắn, toàn diện các thông tin liên quan của hai Hiệp định CPTPP và EVFTA tới cho cộng đồng doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, theo tôi là rất cần thiết nhằm chuẩn bị nền tảng kiến thức cơ bản, toàn diện cho các doanh nghiệp và các bên quan tâm khác trong quá trình tìm hiểu để xây dựng, mở rộng thị trường trong chiến lược sản xuất kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu của mình.

Với mục tiêu cung cấp thông tin, giúp doanh nghiệp hiểu rõ, hiểu đúng các cam kết quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp của Hiệp định CPTPP và EVFTA, Bộ Công Thương cùng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tổ chức Diễn đàn ngày hôm nay với chủ đề “Từ CPTPP tới EVFTA: Cùng nông dân đi chợ thế giới”.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Tiến sĩ Trần Công Thắng - Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn Isarp trình bài slide tổng quan chương trình ngày hôm nay: Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam khi tham gia CPTPP, EVFTA.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Đoàn chủ tịch điều hành Diễn đàn từ phải sang trái gồm: ông Lưu Quang Định - TBT Báo Nông thôn Ngày nay/ Dân Việt, ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Nguyễn  Xuân Định - PCT Trung ương HND Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản.

Nhà báo Lưu Quang Định – Tổng biên tập Báo Nông thôn Ngày nay giới thiệu vào phiên đối thoại thứ nhất với chủ đề: Rào cản kỹ thuật và thách thức đối với hàng nông sản Việt Nam khi tham gia thị trường tự do thương mại Thế giới. TS. Bùi Kim Thùy- Chuyên gia kinh tế quốc tế - thành viên Hội đồng cố vấn Đại học HARVARD (Mỹ) điều hành phiên thảo luận thứ nhất.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

PHIÊN ĐỐI THOẠI THỨ NHẤT

Chủ đề: Rào cản kỹ thuật và thách thức đối với hàng nông sản Việt Nam khi tham gia thị trường tự do thương mại Thế giới. 

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Người điều hành - TS Bùi Kim Thùy giới thiệu nội dung chính sẽ thảo luận:

- Giới thiệu sơ lược về 2 hiệp định lớn, mà Việt Nam vừa ký kết:

+ Quy mô thị trường

+ Những mặt hàng nào sẽ có lợi thế xuất khẩu

+ Các cam kết của Việt Nam khi tham gia ký kết các FTA này.

- Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam đối với các thị trường thuộc 2 khối CPTPP, và EVFTA mà Việt Nam vừa tham gia ký kết và cơ hội từ các FTAs mới.

- Các rào cản và thách thức khi xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào các thị trường này?

+ Rào cản kỹ thuật về an toàn thực phẩm và kiểm địch động, thực vật.

+ Rào cản kỹ thuật về truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý. Đây là bài toán khó cho nông sản Việt khi xuất khẩu vào thị trương EU.

+ Rào cản về trình độ quản trị, trình độ công nghệ ứng dụng trong sản phẩm nông sản.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Ông Ngô Văn Đậu- Nông dân xuất sắc tỉnh An Giang có hỏi tại Diễn đàn:

Ông Ngô Văn Đậu sinh năm 1963 tại ấp Phú Thượng, xã Phú Thành, huyện Phú Tân, An Giang. Hiện ông đang có một trang trại tổng hợp, nuôi 2.000 tấn cá tra thương phẩm hàng năm, phục vụ xuất khẩu với lợi nhuận thu về trên 1 tỷ đồng/năm. Ông cũng tạo việc làm cho 18 lao động và tích cực tham gia làm từ thiện.

Hỏi: Chúng tôi những người nuôi cá tra rất phấn khởi khi được biết, Chính phủ ta đã ký kết 2 hiệp định thương mại tự do với các nước châu Á- Thái Bình Dương (CPTPP) và với 27 nước châu Âu (EVFTA). Vậy, xin cho chúng tôi được biết: Hai hiệp định này có tác động như thế nào đối với hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam, cũng như những người nông dân như chúng tôi?

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản:

Khi áp dụng Luật thủy sản mới thì cá tra, tôm là 2 đối tượng chủ lực và sẽ chịu nhiều áp lực, nhiều yêu cầu khi muốn xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Và nói gì thì nói, muốn xuất khẩu được các bác cần đáp ứng đúng những đòi hỏi của thị trường, trong đó, có yếu tố vô cùng quan trọng để có thể truy xuất được nguồn gốc là phải cấp mã số.

Việc cần làm trước mắt là các bác cần đăng ký cấp mã số trước khi xuất khẩu sản phẩm thủy sản của mình ra thế giới. Ngoài ra, với mỗi một thị trường có yêu cầu, đòi hỏi riêng thì các bác cũng phải đáp ứng được, ví dụ truy xuất nguồn gốc, không xả thải ra môi trường…

Và cuối cùng, các bác không thể bỏ qua vấn đề liên kết để sản xuất. Liên kết sẽ tạo ra sức mạnh để giúp chúng ta không bị “bắt nạt”.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Ông Lương Hoàng Thái - Vụ Trưởng Vụ thương mại Đa biên (Bộ Công Thương):

Về cơ bản với những mặt hàng có lợi ích xuất khẩu thì chúng ta luôn cố gắng làm sao dỏ bỏ các rào cản ở rmức cao nhất khi tham gia các hiệp định thương mại. Với những mặt hàng chúng ta không có lợi thế cạnh tranh thì cần phải có lộ trình chuyển đổi hợp lý.

Cá tra và cá Basa là các sản phẩm Việt Nam hiện đang có lợi thế cạnh tranh. Như vậy, chúng tôi khi đàm phán luôn yêu cầu các nước mở cửa tối đa cho mặt hàng này. Đơn cử như với hiệp định thương mại tự do với EU, rào cản thuế quan đối với cá Sa và cá Basa về 0% lộ trình 8 năm.

Không chỉ với các tra và cá Basa, các mặt hàng nông sản khác cũng vậy ngoài hàng rào thuế quan thì bên trong có “muôn vàn” rào cản khác. Đơn cử như vấn đề về sức khỏe, về môi trường… là những vấn đề nước bạn họ cần bảo vệ. Những yêu cầu đó chúng ta cần phải dung hòa đối được với lợi ích xuất khẩu của chúng ta.

Một ví dụ khác, nhiều quốc gia họ rất quan tâm đến môi trường. Trước đây, thay vì từng DN phải đi chứng minh thì Chính phủ 2 bên hợp tác để đảm bảo cho các DN Việt Nam đáp ứng đủ yêu cầu về môi trường, tạo điều kiện cho các DN xuất khẩu.

Ngoài thực tế đó, còn phải quan tâm đến bức tranh lớn hơn là tổng thể nền kinh tế của chúng ta như thế nào. Chuyển đổi kinh tế là chìa khóa. Không phải chỉ chuyển đổi bản thân mỗi nông dân có thể chuyển đổi sang lĩnh vực khác mang lại giá trị cao hơn nếu như sản phẩm hiện tại không mang lại giá trị xuất khẩu. Hiệp định thương mại tự do không phải là cái duy nhất để người nông dân vươn lên nhưng đó là điều kiện để chúng ta vươn lên phát triển kinh tế.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Ông Lê Văn Chiến- NDXS TP. Đà Nẵng:

Ông Chiến sinh năm 1966 tại phường Xuân Hòa, quận Thanh Khê, Đà Nẵng, làm nghề đánh bắt hải sản xa bờ đã nhiều năm nay. Có doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Đã thành lập tổ đánh bắt hải sản xa bờ, phối hợp cùng các lực lượng như biên phòng, góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền trên biển.

Hỏi: Tôi được biết, trong 2 năm qua châu Âu đã rút thẻ vàng cảnh cáo đối với Việt Nam về khai thác và đánh bắt hải sản trái phép (IUU). Bản thân tôi và bà con ngư dân đang rất lo lắng trước các thông tin này, bởi theo thông tin chúng tôi nắm được, nếu EU chuyển sang rút “thẻ đỏ”, thì hải sản Việt Nam sẽ không xuất khẩu được vào khối này. Vậy, đến nay các cơ quan chức năng đã có biện pháp gì để giải quyết và bản thân những ngư dân chúng tôi sẽ phải làm gì để đáp ứng được các điều kiện của EU? Các quy định của EU cũng như các nước trong khối CPTPP về điều kiện nuôi trồng thủy hải sản như thế nào, vấn đề kiểm soát dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản ra sao?

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT trả lời câu hỏi của nông dân xuất sắc Đà Nẵng.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Việc này đã được Đảng, Chính phủ, Bộ NN&PTNT quan tâm đặc biệt, trong đó chúng tôi đang nỗ lực triển khai 4 giải pháp mà EC khuyến cáo.

Đó là khung pháp lý; Hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát hoạt động tàu cá; Thực thi pháp luật và Truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác.

Hiện nay, hệ thống luật pháp đã được thể hiện rất rõ trong Luật thuỷ sản năm 2017, Chính phủ đã cụ thể hoá qua 8 thông tư, 2 nghị định.

Hệ thống theo dõi, giám sát, quản lí tàu đánh bắt thuỷ sản vào – ra trên biển đã được triển khai lắp ở tất cả các địa phương và đang được nỗ lực kiểm soát.

Chính phủ đã giao việc này cho Bộ Quốc phòng thực hiện, và thứ 3 tuần tới sẽ họp Ban Chỉ đạo quốc gia về vấn đề này.

Về truy xuất nguồn gốc hải sản đánh bắt, hiện đã được các ban quản lí cảng cá thực hiện tích cực. Cả hệ thống chính trị dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã vào cuộc quyết liệt, đem lại kết quả khả quan. Vừa rồi có một số tàu của chúng ta vi phạm ở vùng giáp ranh Malaysia, Thái Lan, tuy nhiên nhìn chung, việc khai thác hải sản ở trên biển tại kinh độ, vĩ độ đấy ngư dân ta đã biết cách ứng xử phù hợp hơn.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Đối với hệ thống cảng cá, bến cá, hiện đã công bố loại 1, loại 2 để thực hiện truy xuất nguồn gốc; các kho bãi, kho đông lạnh đều được đưa vào quy hoạch.

Đặc biệt là công tác thông tin tuyên truyền đã được làm rất tích cực từ Bộ NN&PTNT, các hội thảo, diễn dàn để làm sao bà con ngư dân chủ động, tự giác thực hiện Luật Thuỷ sản 2017, dần chuyển từ nghề cá nhân dân sang nghề cá có trách nhiệm.

Do đó, chúng ta tin rằng việc xuất khẩu thuỷ sản vào châu Âu sẽ không chỉ dừng lại ở hiện nay mà sẽ còn phát triển hơn nữa. Xét đến cùng là năng suất la động, ngoài việc liên kết quy mô sản xuất hàng hoá còn phải có giá trị gia tăng cao, nếu bây giờ chúng ta truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đối xử nhân đạo với cả động vật dưới nước và trên cạn, đặc biệt là tới đây Luật Chăn nuôi có hiệu lực thì chúng ta sẽ hoá giải được các thách thức mà thị trường đặt ra.

Chúng ta hoàn toàn tự tin bán cho thế giới cái thị trường cần. Nông dân chúng ta rất giỏi, các rào cản này nếu như có thêm các doanh nghiệp, hệ thống chính trị vào cuộc, cùng hướng dẫn ngư dân thì chắc chắn sẽ vượt qua, và kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sẽ không dừng lại con số mục tiêu đề ra cho năm nay là 10 tỷ USD.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Tiếp lời của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại góp ý: Tôi cho rằng việc xuất khẩu quan trọng nhất là truy xuất nguồn gốc, nếu chúng ta hướng dẫn để nông dân có thể đưa ứng dụng blockchain vào sản xuất thì những lo ngại về vấn đề trên sẽ được giải tỏa rất dễ dàng. Muốn ra thế giới thì chắc chắn phải chứng minh được nguồn gốc nông sản của mình, bây giờ là thời đại 4.0 rồi, chúng ta không thể bỏ qua việc áp dụng những công nghệ hiện đại trong sản xuất, và blockchain chính là giải pháp hữu hiệu.

Đồng tình với ý kiến của Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương Mại Trương Đình Tuyển, ông Nguyễn Trí Ngọc, Tổng Thư ký Tổng Hội NN&PTNT cho hay: Tôi thống nhất với ý kiến của anh Tuyển, mới ngay hôm qua chúng tôi cũng vừa tổ chức hội thảo tại Bắc Ninh. Tại đây nhiều nông dân cũng đã đặt câu hỏi và đề nghị chúng tôi giúp họ truy xuất nguồn gốc. Chúng tôi nêu 2 vấn đề: Thách thức là gì? Đó chính là các hàng rào kỹ thuật. Nếu chúng ta chưa truy xuất nguồn gốc thì không thể “vượt rào” được.

Thứ 2, với xu thế hội nhập thì hàng rào thuế quan sẽ dần dần được loại bỏ về 0, nên điều quan trọng nhất không phải là cung cấp thông tin mà là hướng dẫn nông dân làm như thế nào? Ai là người sản xuất, chính là hộ nông dân. Hôm qua, các DN trong hội thảo của chúng tôi cũng đã cam kết và hướng dẫn nông dân thông qua hệ thống VNcheck, đây là cơ sở, là bước đầu để chúng ta tin tưởng và lạc quan về sự phát triển của các công nghệ mang thương hiệu Việt, giúp nông dân Việt.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Ông Nguyễn Văn Linh- Nông dân xuất sắc tỉnh Bắc Ninh:

Ông Linh sinh năm 1975 tại xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Hiện ông Linh đang trồng 40ha cà rốt, củ cải đường xuất khẩu sang Nhật, Hàn Quốc với doanh thu 9 tỷ đồng/năm. Lợi nhuận: 3 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm ổn định cho 50 lao động thường xuyên và 100-150 lao động thời vụ.

Hỏi: Tôi được biết, một trong những yêu cầu quan trọng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam khi xuất khẩu, không chỉ với các thị trường tự do mà chúng ta đã ký kết, mà còn cả các thị trường khác. Có những loại quả, phải mất 10-15 năm đàm phán mới xuất khẩu được. Vậy, có CPTPP, EVFTA thì mừng rồi, nhưng chúng tôi muốn biết, các thị trường này sẽ đưa ra những rào cản kỹ thuật gì, nhất là vấn đề kiểm dịch dư lượng thuốc BVTV như đối với các loại củ, quả xuất khẩu của chúng tôi?

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Ông Nguyễn Quốc Toản- Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển Thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) trả lời câu hỏi tại Diễn đàn.

Ông Nguyễn Quốc Toản- Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản trả lời:

Kết quả của xuất khẩu nông sản trong năm 2018 là thành tựu chung, trong đó, có sự đóng góp lớn thuộc về các doanh nghiệp nông nghiệp và các hộ nông dân.Trong năm vừa 2019, nông nghiệp Việt Nam đối mặt với 3 thách thức lớn, bên cạnh dịch tả lợn châu phi là xung đột thương mại Mỹ-Trung. Ngoài ra, bản thân thị trường đã có sự chuyển dịch theo xu hướng chung của thời đại là CMCN 4.0. Điều này buộc chúng ta phải có sự thay đổi để thích nghi.

Trong số các bác nông dân tham dự diễn đàn hôm nay, nhiều người là chủ doanh nghiệp, là những doanh nhân nông nghiệp.

Sau 9 tháng của năm 2019, chúng ta có 1.939 doanh nghiệp nông nghiệp mới. Hiện nay, số lượng đầu tư trong nông nghiệp là 11.300, một con số cho thấy sự đông hành của các bác nông dân với quá trình phát triển của kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.

Hôm nay, chúng ta nói tới rào cản, bao gồm rào cản thương mại và phi thương mại. Ngoài ra, còn có những rào cản khác như phá giá. Liên quan tới rào cản thương mại, CPTPP và EVFTA đã tạo điều kiện rất tốt cho việc cắt giảm thuế của chúng ta. Song vẫn còn đó những rào cản kỹ thuật được quy định cho từng nhóm ngành hàng, từng quốc gia.

Liên quan tới rào cản kỹ thuật, theo WTO có 2 loại hình: Hiệp định rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), Hiệp định về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật.

Bản thân chúng tôi, cũng có văn phòng để thu thập thông tin dữ liệu về vấn đề này hàng ngày, hàng toàn.

Đối với mặt hàng rau củ quả, chúng ta có ba vấn đề cần quan tâm: yêu cầu kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn hàng hoá.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Với kiểm dịch thực vật, muốn xuất sản phẩm đi chúng ta phải có giấy kiểm dịch thực vật cho cơ quan bảo vệ thực vật cấp, kiểm soát.

Về an toàn thực phẩm, chúng ta dựa trên tiêu chuẩn do uỷ ban an toàn thực phẩm quốc tế đưa ra, rồi mỗi quốc gia sẽ có quy định riêng.

Về tiêu chuẩn hàng hoá, từ ngày 14/12/2019 sẽ có quy định mới. Về phía quản lý Nhà nước, hiện chúng tôi đang phối hợp với bộ công thương phổ biến định kỳ. Rất nhiều cuộc họp được phổ biến cho nông dân và doanh nghiệp. Không chỉ mời chuyên gia trong nước, mà mời cả nước ngoài tới phổ biến.

Ông Nguyễn Quang Hiếu- Trưởng phòng Truyền thông Cục BVTV chia sẻ tại Diễn đàn:

Một sản phẩm đôi khi đàm phán phải mất 10-15 năm mới mở cửa được thị trường. Trước đây, chúng ta đang thiếu thốn thông tin, CSHT, để rồi tới khi xuất khẩu thì không khai thác được thị trường. Nguyên nhân do chúng ta thường bỏ quên một phần việc quan trọng là phải hiểu quy định thị trường xuất khẩu.

Đối với câu hỏi đặt ra về dư lượng và quy định kiểm dịch thực vật để xuất khẩu sang thị trường EU, thông tin này đã được EU công bố rất minh bạch trên cổng thông tin Europa.eu. Về dư lượng hoá chất tồn tại trong mỗi sản phẩm, EU đã có quy định cụ thể với từng loại hoá chất được sử dụng với mỗi sản phẩm.

EU là một thị trường mà người tiêu dùng có ý thức rất cao về an toàn thực phẩm, đặc biệt KHCN rất phát triển. Hàng năm, EU đều có sáng kiến, công nghệ mới nhằm phát hiện dư lượng hoá chất ở mức thấp hơn.

Về kiểm dịch thực vật, EU có một bộ quy chuẩn đầy đủ và chi tiết nằm trong chỉ số 29/2000/EC ngày. Từ 1/9/2019, họ có chỉ số 523 để bổ sung thêm các yêu cầu cụ thể, sắp tới họ cũng sẽ áp dụng thêm một bộ tiêu chuẩn mới.

EU rất minh bạch, có sẵn yêu cầu, chúng ta phải làm sao để đáp ứng và sử dụng được bộ yêu cầu đó. Ví dụ, về quản lý loài sâu bệnh, họ đưa ra phương án a, b, c… cho nhà sản xuất lựa chọn. Khi chúng ta đáp ứng được mục a, họ sẽ kiểm tra và chứng nhận cho nhà sản xuất đúng mục a. Nội dung chứng nhận sẽ là: “Lô hàng của chúng tôi đáp ứng yêu câu của EU, mục 16.5, lựa chọn c…” 

Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết, anh có thể liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Ông Nguyễn Hữu Hà- Nông dân xuất sắc tỉnh Hưng Yên:

Ông Hà sinh năm 1979 tại xã Tân Dân, huyện Khoái Châu Hưng Yên. Hiện ông đang có 12,5ha trồng chanh tứ quý- một giống từ Úc với số lượng 10.000 cây, cho tổng thu nhập 13,5 tỷ đồng/năm; lợi nhuận thu về đạt 5,5 tỷ đồng/năm. Ông Hà đang tạo công ăn việc làm ổn định cho 30-35 lao động với mức lương 8-10 triệu đồng/năm.

Hỏi: Tôi được biết, đối với thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, họ rất khó tính trong việc try xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm; thậm chí có nước còn yêu cầu chúng ta phải quay clip, ghi lại hình ảnh trong suốt quá trình canh tác sản phẩm để họ theo dõi. Với các quy định khắt khe như vậy, liệu khi ký kết các hiệp định thương mại tự do, chúng ta đã tính toán đến chưa và với những người trồng chanh như tôi, bây giờ phải làm gì để đáp ứng được các điều kiện đó?

Câu hỏi thứ 2, chúng tôi là các tỉnh đồng bằng ven Hà Nội có nhiều sản vật quý, chúng tôi sản xuất rất minh bạch, liệu phía UBND TP.HN có tổ chức sự kiện hay hoạt động gì để kết nối, đưa các sản phẩm của chúng tôi tới tay người tiêu dùng Thủ đô không?

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Ông Lương Hoàng Thái- Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên trả lời:

Tôi phải thú nhận rằng, về sản xuất chanh thì chúng tôi không thể giỏi bằng người nông dân. Như tôi đã đề cập phía trên, với các hiệp định thương mại, chúng tôi đàm phán về những rào cản về thương mại như rào cản thuế quan.

Trong khi đó, những đòi hỏi của thị trường thì bất biến không thay đổi theo thời gian và tùy mỗi nơi có các yêu cầu khác nhau. Vì vậy, những yêu cầu về quay clip hay việc sử dụng Blockchain để truy xuất nguồn gốc cũng là yêu cầu của mỗi một quốc gia. Nếu chúng ta đáp ứng được những yêu cầu đó chúng ta có thể đẩy mạnh được xuất khẩu, đưa ra được mức giá hợp lý …Diễn đàn này sẽ là bước ban đầu để chúng ta đề cập và cùng tháo gỡ những vấn đề này.

Chúng ta đã mở được cổng nhưng đi vào như thế nào còn muôn vàn bước khác nữa. Tôi phải khẳng định, muốn vượt lên được tất cả phải vào cuộc từ doanh nghiệp cho tới các Bộ,ban ngành. Có như thế mới có thể tận dụng được cơ hội từ CPTPP hay EVFTA.

Ông Vũ Vinh Phú – Chuyên gia thương mại chia sẻ:

Thời gian vừa qua, TP. Hà Nội đã tổ chức các cuộc hội chợ, thông qua đó tạo mối liên kết, Trung tâm xúc tiến thương mại đầu tư của Hà Nội đã làm việc rất tốt. Chúng tôi muốn thông qua các sự kiện đó, tiếp tục kết nối giữa các doanh nghiệp, đàm phán các hợp đồng liên kết nhằm mục đích phát triển lâu dài cho thị trường.

Hiện nay, Hà Nội có gần chục triệu dân, nhu cầu tiêu thụ rất lớn, nhưng nhiều sản vật các tỉnh chưa có mặt vì nhiều lý do. Đây là trách nhiệm của ngành thương mại Hà Nội

Hà Nội có hàng trăm siêu thị, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng cao, các sản phẩm sạch có doanh số tiêu thụ hàng tỉ đồng một ngày. Bà con có thể tin tưởng về sự liên kết với các doanh nghiệp phân phối, siêu thị đang đáp ứng nhu cầu rất lớn của thành phố Hà Nội.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Ông Nguyễn Văn Công- Nông dân xuất sắc tỉnh Nam Định

Ông Công sinh năm 1973 tại xã Hải Xuân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Hiện đang có trang trại gà đẻ lớn nhất Nam Định rộng 4ha, nuôi 40.000 con gà, mỗi ngày cho thu 35.000 quả trứng, tổng doanh thu 24 tỷ đồng/năm. Ông Công đã áp dụng nhiều công nghệ sản xuất hiện đại vào chăn nuôi gà đẻ.

Hỏi: Theo lộ trình chúng ta đã cam kết khi ký kết các hiệp định, CPTPP và EVFTA, bên cạnh các lợi thế mà chúng ta đã nhắc đến nhiều, thì tôi được biết chúng ta cũng phải “đánh đổi”, khi có nhiều mặt hàng, sản phẩm chăn nuôi của các nước xuất khẩu vào nước ta sẽ có mức thuế suất bằng 0%, đặc biệt là đối với các sản phẩm trứng, sữa. Để bảo vệ sản xuất trong nước và vẫn thực hiện đúng các cam kết đã ký kết, chúng ta sẽ có các hàng rào kỹ thuật như thế nào để kiểm soát và nhà nước sẽ hỗ trợ chúng tôi như thế nào để giá thành sản xuất ở mức thấp, cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu?

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Trả lời nông dân Nguyễn Văn Công, ông Nguyễn Xuân Dương – Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết: Câu hỏi này đúng là băn khoăn thời sự của không chỉ ngành chăn nuôi mà cả các ngành kinh tế khác. Đặc biệt, lĩnh vực chăn nuôi được đánh giá là sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

So với các nước trong CPTPP hay EVFTA, thì Newzealand, Úc, hay châu Âu đều có lợi thế về chăn nuôi, nhiều nước 80% sản phẩm nông nghiệp là chăn nuôi, nền sản xuất mạnh hơn chúng ta rất nhiều. Nông dân Việt Nam không trồng trọt, không chăn nuôi thì sẽ làm gì? Sản xuất hiện nay cái gì cũng có thử thách, nhưng vẫn có thời cơ cho chúng ta.

Các hàng rào kĩ thuật, thuế quan, chúng ta đã nghiên cứu kĩ về lí thuyết, vấn đề là thực thi như thế nào?

Hiện trong chăn nuôi, lĩnh vực sữa, trứng là 2 lĩnh vực tiên tiến, trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, chúng ta phải chấp nhận các hàng rào mà các nước đặt ra. Việc tuân thủ các quy định về chất cấm, hóc môn tăng trưởng, dư lượng kháng sinh chúng ta đang làm quyết liệt, nhưng quan trọng nhất là người chăn nuôi phải làm ra sản phẩm rẻ hơn, chất lượng hơn và truy xuất được nguồn gốc.

Người tiêu dùng Việt Nam hiện nay vẫn có thói quen sử dụng thịt nóng, chưa quen dùng thịt mát, đối với thịt gà, vẫn thích ăn gà ta thả vườn, nuôi 5-6 tháng chứ không phải nuôi kiểu công nghiệp 45 ngày đã xuất chuồng.

Vì vậy, nông dân chúng ta cần làm sao để biến sản phẩm thịt gà này thành lợi thế trên thị trường xuất khẩu.

Tôi tin chúng ta làm được, có thể năng suất chăn nuôi không cao bằng châu Âu, châu Mỹ nhưng phải đạt được tầm khu vực. Giá thành cũng phải cạnh tranh, khi các nước xuất sản phẩm sang nước ta mới có thể không lo bị đánh bật.

Người nông dân cố gắng cùng cơ quan quản lí, các hiệp hội, ngành hàng (hiện đang bị xem nhẹ) dẫn dắt người nông dân sản xuất đúng hướng.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Hễ nói tới chăn nuôi, chúng ta sẽ hình dung ngay ở Việt Nam nhà nào cũng có chuồng gà, chuồng lợn, với 11 triệu hộ nông dân. Nhưng bây giờ, không nói tới chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ nữa, mà là chăn nuôi trang trại, doanh nghiệp.

Hạ tầng đầu tư công nghiệp cho chăn nuôi đang ngày càng được đầu tư mạnh với kỹ thuật, công nghệ không hề kém cạnh các nước phát triển. Các hộ chuyên nghiệp phải có công nhân kĩ thuật làm chăn nuôi, học nghề đàng hoàng. Chỉ có vậy mới giảm được giá tành, tăng năng suất.

Tôi tin với 7 vùng sinh thái của chúng ta như hiện nay, sẽ làm ra được nhiều sản phẩm thịt gà, thịt lợn hay thuỷ sản ngon. Dù trong khó khăn, chúng ta vẫn phải có niềm tin sẽ làm được. Thực tế là thịt gà Việt Nam đã được xuất khẩu sang Nhật Bản, thị trường ưa thích nên chúng ta không sợ.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú Y:

Như chúng ta đã biết Việt Nam hiện là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nghĩa là chúng ta phải tuân theo Hiệp định kiểm dịch động thực vật. Hiệp định này quy định rõ các sản phẩm xuất khẩu phải phải tuân thủ theo chuỗi đảm bảo an toàn từ con giống đến nuôi thương phẩm, giết mổ hiện đại và đóng gói cung cấp ra thị trường.

Thời gian qua, Cục Thú y đã đàm phán với một số nước để đưa các sản phẩm thịt gia cầm xuất khẩu vào các thị trường đó. Cụ thể, năm 2017 Việt Nam đã xuất khẩu được thịt gà sang thị trường Nhật Bản, đây là thị trường rất khó tính, yêu cầu đòi về về vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm rất cao, thế nhưng một số DN của chúng ta đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường Nhật Bản và được thị trường này chấp nhận. Do đó, nếu DN nào có nhu cầu xuất khẩu thịt gà cũng như các loại nông sản sang các thị trường khó tính, thì chúng tôi có thể trợ giúp các thủ tục, hướng dẫn các quy trình, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Ông Phạm Mạnh Thiêm- NDXS tỉnh Bình Phước

Ông Thiêm sinh năm 1959 tại thôn Phú Thịnh, xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước hiện có 25 ha trồng cao su và tiêu, lợi nhuận trên 2,5 tỷ đồng mỗi năm. Tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 6-10 lao động.

Hỏi: Được biết, hiện ngoài quan hệ thương mại với 38 đối tác thương mại thuộc 2 khối CPTPP và EU, chúng ta còn có kim ngạch xuất khẩu nông sản rất lớn sang 2 thị trường Trung Quốc và Mỹ, mà hiện giữa 2 nước này đang nổ ra cuộc chiến thương mại lớn nhất từ trước đến nay. Xin hỏi, cuộc chiến thương mại này, sẽ tác động như thế nào đến tình hình xuất khẩu nông sản nước ta; đặc biệt gần đây đang có chuyện “hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt” để xuất khẩu sang Mỹ?

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ thương mại đa biên:

Tôi xin phép khẳng định việc hàng nông dân Trung Quốc mượn đường Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ là chưa có bằng chứng nào, cũng như chưa có vụ việc thực tế nào mà mới chỉ dừng lại ở những cảnh báo. Có một thực tế là hệ thống hải quan Việt Nam đã có những quy định, chế tài kiểm soát nghiêm ngặt nên hàng Trung Quốc hầu như không có khả năng “đội lốt” hàng Việt Nam.

Bộ Công Thương hiện đã ban hành các cảnh báo cũng như trình lên Chính phủ các đề án kiểm soát những bất thường trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ Trung leo thang. Tuy nhiên cho đến nay, theo đánh giá của Bộ Công Thương, hiện tác động của thương chiến đến Việt Nam là hầu như chưa rõ ràng, chưa cụ thể. Nguyên nhân chính là do các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam hầu như không trùng với nông sản Mỹ xuất khẩu cho Trung Quốc và ngược lại. Một số mặt hàng thủy sản mà Việt Nam đang cùng với Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ hiện bị Mỹ đánh thuế chống bán phá giá, do đó tác động không quá lớn.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam:

Kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ Trung diễn ra đến nay, đã có rất nhiều cảnh báo về vấn đề hàng Trung Quốc mượn đường Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Trong đó, đáng lưu ý là sản phẩm gỗ dán.

Mỗi năm, Trung Quốc xuất khẩu khoảng 80 tỷ USD gỗ dán sang Mỹ, gồm có gỗ dán gỗ cứng và gỗ dán gỗ mềm. Việt Nam hiện chưa xuất khẩu gỗ dán gỗ mềm. Cần chú ý, thuế xuất khẩu gỗ dán gỗ cứng sang Mỹ lên tới 183% nhưng thuế xuất khẩu gỗ dán gỗ mềm hiện là 0%, do đó Việt Nam cần đề cao cảnh giác việc bị lợi dụng để xuất khẩu mặt hàng này.

Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu gỗ dán Việt Nam sang Mỹ chỉ đạt 50 triệu USD, nhưng đến năm 2018, con số này đã tăng vọt tới 290 triệu USD, một sự bất thường đáng báo động. Bộ Công thương sau đó đã tiến hành thanh tra, rà soát các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán trong nước nhưng chưa phát hiện bất thường. Một thực trạng đáng nói là có tới 70% trong số hơn 800 doanh nghiệp gỗ dán Việt nhận vốn đầu tư từ Trung Quốc hoặc Đài Loan.

Bản thân các cơ quan hải quan Mỹ hiện đã siết chặt cơ chế kiểm soát, đồng thời triệu tập nhiểu doanh nghiệp nhập khẩu gỗ dán để quán triệt các vấn đề kiểm định nguồn gốc xuất xứ.

Tựu chung lại, các cảnh báo về nguy cơ gỗ dán Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam là có thật, các Bộ Ban ngành cần có tránh nhiệm giải quyết bài toán này để tránh nguy cơ trừng phạt từ Mỹ cũng như tạo cơ hội cho doanh nghiệp gỗ dán Việt Nam cạnh tranh và phát triển.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Ông Lương Hoàng Thái bổ sung:

Nhìn chung, về tổng thể, tác động của chiến tranh thương mại Mỹ Trung với mặt hàng nông sản Việt Nam đến thời điểm hiện tại là chưa rõ ràng. Tuy nhiên, không phủ nhận một số mặt hàng nông sản như gỗ dán đang phải đối mặt với nhiều rủi ro. Nhiều quốc gia như Mỹ và EU hiện nay vẫn chưa có chế tài kiểm soát chuyển đổi nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm như gỗ dán.

Bộ Công Thương hiện đã làm việc với các Bộ Ban ngành liên quan để kiểm soát, quản lý kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Thủ tướng Chính phủ hiện cũng đã có chỉ đạo đến từng địa phương cụ thể để siết chặt chế tài kiểm soát trong thời gian tới.

img

Ông Trương Đình Tuyển:

Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam vào Mỹ còn rất thấp. Nhưng đến năm 2018, con số này đã tăng vọt. Đây chính là nguyên nhân Mỹ nhiều lần cảnh báo Việt Nam về chính sách can thiệp thị trường ngoại hối cũng như hiện tượng xuất siêu.

Theo tôi, nếu Việt Nam chấp hành nghiêm chỉnh những thông lệ thương mại quốc tế, Mỹ không có lý do gì để trừng phạt hàng nông sản Việt Nam. Hiện Mỹ đang coi Việt Nam là một trong những đồng minh trên thị trường thương mại quốc tế, nhưng nước ta vẫn cần đề cao cảnh giác.

Kết thúc phiên 1 – Bà Bùi Kim Thùy điều hành phiên làm việc đã tóm lược lại một số nội dung chính của phiên đối thoại, đồng thời nêu lên các kiến nghị, đề xuất của nông dân để Nhà nước có các chính sách hỗ trợ nông dân thời gian tới.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

PHIÊN ĐỐI THOẠI THỨ HAI:

Chủ đề: Cùng nông dân ra chợ Thế giới

img

Điều hành phiên đối thoại: TS. Đào Thế Anh- Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS)

TS. Đào Thế Anh- Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam giới thiệu nội dung chính sẽ thảo luận trong phiên đối thoại:

Trước các rào cản về kỹ thuật, Việt Nam sẽ cần làm gì để vượt qua, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản, hàng hóa ra các thị trường thế giới:

Vì sao Việt Nam cần chú trọng đến xuất khẩu nông sản qua chế biến?

+Vấn đề chế biến nông sản, thực phẩm

+Quy hoạch vùng nông sản có lợi thế từng nước, từng khu vực để sản xuất và chế biến theo tiêu chuẩn của các nước EU, CPTPP.

- Vai trò dẫn dắt thị trường của những “ông lớn” trong lĩnh vực nông nghiệp

- Khó khăn khi đẩy mạnh chế biến nông sản nằm ở đâu? (công nghệ chế biến, công nghệ cất trữ hàng hoá…)

- Chế biến nông sản cần chính sách và đòn bẩy kinh tế gì để xây dựng cụm công nghiệp chế biến?. Ứng dụng trình độ quản lý, khoa học công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất, chế biến nông sản.

- FTA mới mở ra nhiều thị trường mới, tư duy sản xuất nông nghiệp của nông dân Việt cần thay đổi như thế nào?

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img

Ông Phạm Văn Dược- NDXS Lâm Đồng:

Ông Dược sinh năm 1972 tại xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng. Ông Dược có trang trại trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP, hiện ông chuyên sơ chế sâu riêng thành hộp để bán. Lợi nhuận 1 tỷ đồng/năm.

Hỏi: Khâu yếu nhất của nông dân hiện nay là sơ chế, chế biến nông sản. Bản thân tôi, cũng phải mày mò và rất khó khăn khi xây dựng được công nghệ chế biến sầu riêng. Tới đây, nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ nông dân như thế nào để thúc đẩy chúng tôi sơ chế được nhiều hơn?.

Hơn nữa, để đầu tư vào sơ chế, chế biến nông sản, nông dân cần rất nhiều vốn. Vậy tôi xin hỏi, Ngân hàng có chính sách gì để hỗ trợ chúng tôi trong việc đầu tư xây dựng hệ thống chế biến nông sản phục vụ xuất khẩu không?, vốn có được ưu đãi không?

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến, Phát triển thị trường nông sản:

Trong những năm qua các vấn đề thể chế trong chế biến nông sản đã hoàn thành theo cam kết chung và được Chính phủ quan tâm, đầu tư bằng hàng loạt các nghị định, quyết định. Gần đây nhất là Quyết định 68 của Chính phủ đang nâng cấp thành Nghi định về giảm tổn thất sau thu hoạch, hay gần đây nhất Bộ NN&PTNT cũng đã gửi tờ trình và được Thủ tướng Chính phủ thông qua, cho phép tổ chức Hội nghị toàn quốc về chế biến nông sản và cơ giới hóa sau nông nghiệp. Đây sẽ là cơ sở thông tin để chúng tôi cập nhật mới nhất tất cả các thông tin tổng quát về vấn đề chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Quay trở lại câu hỏi của anh Dược, tôi xin trả lời như sau: Nói đến chế biến có 3 vấn đề đặt ra: đầu tiên phải gắn với vùng nguyên liệu, không có nguyên liệu thì không thể sản xuất chứ chưa nói đến sản xuất lớn. Thứ 2 chúng ta phải gắn với khoa học công nghệ và thứ 3 là sự tham gia vào cuộc của các thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế tư nhân là chủ đạo.

Tôi lấy ví dụ hiện Nhà máy sản xuất của Công ty TNHH Đồng Giao mỗi ngày đạt 4 tỷ đồng thu mua nông sản cho bà con. Chính điều này sẽ giải quyết được việc cung ứng đồng bộ những nông sản tươi, thứ 2 giải quyết được việc xuất khẩu nông sản trái cây tươi được chế biến theo hướng chính ngạch. Thứ 3, sơ chế bảo quản đóng gói chúng ta còn yếu. Việc chế biến tinh, chế biến sâu mới chỉ có ở các DN mạnh, có tiềm lực kinh tế nhưng không có nghĩa là không có điểm sáng. Ví dụ như ở Sơn La đã có dây chuyền sơ chế đóng gói đc UBND tỉnh hỗ trợ mỗi hộ 100 triệu, đây chính là tín hiệu rất tích cực cho việc phát triển công nghệ chế biến từ hộ nông dân.

Tới đây chúng tôi sẽ cùng với các địa phương tập trung phát triển khâu chế biến – vấn đề mà nông dân thường gặp khó, nhưng vẫn phải có vai trò của DN hỗ trợ, đồng hành.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img

Ông Nguyễn Văn Bắc – Phó Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (NHNN):

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đang triển khai nhiều chính sách tín dụng như Nghị định 55/2015/NĐ-CP (NĐ55) về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn có nhiều cơ chế dột phá. Đơn cử, cho vay không tài sản đảm bảo có thể lên tới 3 tỷ đồng; vay khuyến khích nông nghiệp cao, vay chuỗi giá trị… không có tài sản đảm bảo tối đa lên tới 70% giá trị phương án sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, NHNN cũng ban hành chính sách hỗ trợ cho khách hàng rủi ro bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh.

Bên cạnh NĐ55, NHNN quyết liệt triển khai cho vay giảm tổn thất theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Chế biến rau, hoa quả thuộc đối tượng vay theo Quyết định này.

Về lãi suất, với lĩnh vực tam nông, trần lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn 1% đến 1,5% so với các lĩnh vực khác.

Với dự án Sầu Riêng của nông dân Phạm Văn Dược, khi có nhu cầu vay vốn chế biến Sầu Riêng, anh có thể xây dựng phương án hiệu quả và tìm ngân hàng để được hướng dẫn vay vốn theo những chính sách hiện nay.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img

Bà Phùng Hương - Giám đốc Công ty  XNK Green Park bổ sung và chia sẻ thêm:

Chúng tôi đã đồng hành cùng bà con Sơn La, cách đây 2 năm, không ai nghĩ tới chuyện xk xoài sang Mỹ vì bán được ở thị trường Việt Nam đã khó rồi. Nhưng chúng tôi đã làm được. Tôi là người đầu tiên xk xoài Sơn La sang Mỹ, rồi xuất khẩu nhãn Việt Nam sang Úc.

Mọi người nhắc tới phần liên kết rất nhiều, nhưng bản thân DN phải rất dũng cảm, dấn thân. Chúng ta phải đặt câu hỏi: nông dân có làm được khoa học hay không? Câu trả lời là không.

Chúng ta phải đặt người nông dân đúng vị trí của họ, để họ làm đúng kỹ thuật chúng tôi đưa ra. Mỹ đưa ra kỹ thuật như thế nào, chúng tôi áp dụng đúng như vậy.

Chúng tôi xác định làm nghiêm túc và minh bạch từ đầu. Đối với sản phẩm xoài xuất khẩu sang Mỹ, do mùa xoài sẽ kết thúc trong vòng 1 tháng, nên DN chỉ xuất khẩu được đúng một lô sản phẩm sang Mỹ. Chúng tôi đứng trước bối cảnh phải từ chối cơ hội xuất khẩu tiếp để giữ uy tín cho sản phẩm, doanh nghiệp.

Về việc cấp code cho sản phẩm, lô hàng, khi đã xuất hết hàng rồi thì không để xuất khẩu tiếp sản phẩm tiếp theo. Vậy nên, cấp code là để bảo vệ quyền lợi cho chính sản phẩm được trồng trên đất của chúng ta.

Ở Sơn La, camera lắp ở vùng chúng tôi trồng xoài hay nhãn. Bản thân chúng tôi dù sang Mỹ hay Canada, chỉ cần một cú click chuột là có thể quảng bá sản phẩm của mình ngay lập tức. Xoài Sơn La nay đã lên tới 19.000-24.000đ/kg.

Hiện tại chúng tôi ôi cũng đồng hành với bà con ở Đồng Phú (Hà Nội) với sản phẩm lúa, thu mua cho bà con 100 tấn lúa hữu cơ. Chúng tôi cũng tự tin chinh phục thị trường Singapore, Mỹ, Úc với sản phẩm gạo hữu cơ.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img

Bà Lý Thị Nga- Nông dân VNSX 2019 tỉnh Cao Bằng

Bà Lý Thị Nga hiện đang là Giám đốc HTX nông nghiệp Thắng Lợi. Mô hình trang trại tổng hợp, trồng rừng-chăn nuôi lợn hương bản địa, nuôi giun quế, nuôi vịt, trồng cây ăn quả...Diện tích 8,2ha. Doanh thu 6,9 tỷ đồng.

Hỏi: Qua đợt dịch tả lợn châu Phi vừa qua mới bộc lộ thấy, hệ thống giết mổ và chế biến thịt lợn của chúng ta còn rất yếu và đây chính là lý do dẫn tới dịch lây lan nhanh. Được biết, vừa qua đã có một số doanh nghiệp đầu tư vào hệ thống giết mổ, chế biến hiện đại như C.P, Masan. Tôi xin phép được hỏi, các doanh nghiệp có mặt ở đây có thể chia sẻ về các mô hình này và làm sao để chúng tôi có thể liên kết với doanh nghiệp trong việc cung ứng sản phẩm phục vụ giết mổ thịt theo chuỗi cho công ty?

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img

Ông Stefan- Giám đốc Công ty MeatLife chia sẻ về công nghệ giết mổ và chế biến thịt lợn mát:

Chúng ta thường nghe câu đồ ăn tươi mới tốt nhưng không phải lúc nào cũng vậy đặc biệt đối với sản phẩm thịt. Một vài nghiên cứu chuyên sâu trong những thập kỷ vừa qua cho thấy, chất lượng thịt là một vấn đề phức tạp có liên quan đến quá trình giết mổ, bảo quản.

Khoa học đã chứng minh, sau khi giết mổ, quá trình vi sinh vật phát triển bên trong miếng thịt. Vậy làm thế nào để kiểm soát quá trình sinh hóa của vi sinh vật?

Bên trong một bắp thịt sau quá trình giết mổ sẽ diễn ra quá trình sinh học, vi sinh vật phát triển, quá trình này diễn ra liên tục đến khi miếng thịt được mang đi chế biến. Sau quá trình nghiên cứu chuyên sâu, chúng ta có thể cải thiện chất lượng thịt để cho ra đời “thịt mát”.

“Thịt mát” là loại thịt sau quá trình giết mổ sẽ được đem đi làm lạnh để bảo quản ở nhiệt độ từ 0 đến 4 độ C trong một thời gian nhất định, khoảng 16 đến 24 giờ. Lúc này, miếng thịt sẽ trải qua quá trình “chín sinh hóa”, sau đó, mới có thể chế biến và đem đi tiêu thụ.

Chúng tôi sẽ kiểm soát bằng cách điều chỉnh và giới hạn nhiệt độ dưới 5 độ C, qua đó, kiểm soát, ức chế các loại vi khuẩn mang mầm bệnh. Trong chuỗi làm mát chúng tôi vận hành từ 0 đến 4 độ C, có thể đảm bảo an toàn thực phẩm với thời gian khoảng 12 ngày sử dụng.

Người tiêu dùng có thể thưởng thức những miếng thịt mát đảm bảo chất lượng an toàn, vệ sinh. Miếng thịt mát sẽ thơm ngon, mềm, mọng nước, an toàn và có thời gian sử dụng lâu dài.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Ông Stefan- Giám đốc Công ty MeatLife chia sẻ về công nghệ giết mổ và chế biến thịt lợn mát:

Tổ hợp chế biến thịt mát Massan Việt Nam, có công suất chế biến từ 340 con lợn/ngày, 1,4 triệu con lợn/năm. Ngay từ những ngày đầu nhà máy của chúng tôi đã vận hành theo tiêu chuẩn BIC, là tấm “vé thông hành” cho sản phẩm xuất khẩu trên toàn thế giới. Hiện tại, có hơn 130 quốc gia thực hiện theo tiêu chuẩn BIC.

Ngoài ra để đảm bảo an toàn cho miếng thịt lợn, trước tình trạng dịch tả lợn Châu Phi vẫn tiếp tục hoành hành, MeatLife đã áp dụng công nghệ kiểm dịch đảm bảo yêu cầu của Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế.

Tuyến kiểm dịch đầu tiên của chúng tôi, chỉ những con lợn khỏe mới được đưa về để chế biến, sau đó, chuyển về nhà máy xử lý tại Hà Nam. Cuối cùng, chỉ những sản phẩm thịt lợn đủ chất lượng mới được xuất bán.

Chúng tôi tin rằng, cùng nhau, chúng ta sẽ giúp nền nông nghiệp, chăn nuôi phát triển, đồng hành với doanh nghiệp. Ngoài ra, đem lại sự tin tưởng, quyền lợi cho người tiêu dùng với các sản phẩm nông nghiệp.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Ông Nguyễn Xuân Dương - Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi bổ sung:

Phải khẳng định lại một lần nữa là không thể không làm chuỗi sản xuất. Đấy là tất yếu của ngành nông nghiệp, không chỉ chăn nuôi mà cả các ngành hàng khác cũng phải tổ chức lại sản xuất, các ngành hàng thành viên trong chuỗi chia sẻ với nhau về lợi nhuận, rủi ro, truy xuất được nguồn gốc.

Chuỗi liên kết là việc tất yếu phải làm, qua đó gắn với sự hỗ trợ của doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác. Hộ làm ăn nhỏ lẻ không thể làm ăn trực tiếp với doanh nghiệp được đâu, mà phải liên kết thành nhóm hộ, HTX, tăng quy mô, chuyên nghiệp thì mới làm ăn được với doanh nghiệp.

Trước đây nhà nào cũng có chuồng gà, chuồng lợn, giờ phải thay đổi, làm ăn có quy hoạch bài bản. Luật Chăn nuôi, ngay phần đầu đã khẳng định là ngành kinh tế kĩ thuật, tổ chức thành chuỗi, phát huy vai trò rất cao của doanh nghiệp trong chuỗi. Chính phủ, Bộ NN&PTNT không làm thay được mà chính là HTX, nông dân phải tự thay đổi cách thức sản xuất.

Chính sách tới đây cũng sẽ không hỗ trợ cho những hộ đơn lẻ, mà sẽ hỗ trợ thông qua doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, để tiến tới năm 2025 cơ bản các hộ phải gắn với chuỗi. Còn làm ăn nhỏ lẻ thì không nên nuôi nữa.

Tôi cho rằng, ngành chăn nuôi sau thời kì dịch bệnh này sẽ có thời cơ phát triển tốt, thiết lập lại trật tự ngành theo hướng phát triển hiện đại, chuyên nghiệp.

Để có chỗ đứng khi hội nhập, phải kéo doanh nghiệp vào cùng đồng hành với người nông dân.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thông tin thêm:

Chăn nuôi Việt Nam trong những năm vừa qua đã đạt được thành tích quan trọng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của 96 triệu dân và lượng lớn khách du lịch.

Tuy nhiên, phải thừa nhận là chăn nuôi hiện nay vẫn nhỏ lẻ, quy mô hộ nhiều. Để giải quyết điểm yếu này, Quốc hội đã thông qua Luật Chăn nuôi và từ 1/1/2020, Luật sẽ đi vào cuộc sống, góp phần giải quyết cả mặt an toàn dịch bệnh, an sinh, cung cầu. Chuyển dần chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô, theo chuỗi. Cái này phải làm theo lộ trình chứ không thể chuyển ngay được.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img

Ông Nguyễn Trình- NDXS Gia Lai

Ông Trình sinh năm 1968 tại xã Tân Bình, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai. Hiện ông đang canh tác hơn 42ha đất nông nghiệp, trong đó trồng khoai lang 30ha, cà phê 4ha, cao su 6ha và 1 đại lý bán phân bón. Ngoài ra, tôi còn có 5 chiếc máy cày chuyên làm đồng, phun thuốc và 1 chiếc xe ô tô bán tải phục vụ đi lại hàng ngày. Hàng năm gia đình thu nhập khoảng 15 tỷ, lãi ròng hơn 5 tỷ đồng.

Hỏi: Nhân diễn đàn ở đây, tôi cũng xin chia sẻ, để có thể làm ăn lớn, chúng ta phải biết tổ chức liên kết lại với nhau để sao cho có được diện tích lớn, đó chính là khâu tổ chức sản xuất. Tôi được biết, hiện chúng ta đang tổ chức xây dựng đề án về các hợp tác xã kiểu mới, công nghệ cao. Vậy, các HTX này đang phát triển đến đâu?

Bản thân tôi cũng đang loay hoay trong việc đưa khoai đi xuất khẩu, tôi cũng hỏi luôn kinh nghiệm của các nông dân có mặt ở đây để sơ chế, chế biến củ, quả đi xuất khẩu như thế nào?

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img

ÔngTrương Quang An, NDXS tỉnh Long An:

 Bản thân tôi cũng đã thành lập HTX xuất khẩu thanh long và HTX của tôi từ nông dân đi lên, tôi đăng ký xuất khẩu thanh long đi 5 nước và đã được 3 nước chấp nhận. Ngay từ khi xây dựng, HTX của tôi đã hoạt động theo mô hình chuỗi giá trị. Tôi hướng dẫn cho nông dân sản xuất theo quy trình và hiện HTX của tôi có đầy đủ các khâu sơ chế đóng gói đầy đủ, mỗi năm xuất khẩu vài ngàn tấn thanh long.

Đúng là chúng ta đã có Luật HTX nhưng tôi thấy các điều khoản quy định trong Luật chưa sát thực tế, đặc biệt là chính sách về tốn, tính dụng hỗ trợ HTX. Từ thực tế bản thân mình tôi khẳng định luôn HTX muốn phát triển phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm chứ đừng có trông chờ gì vào Nhà nước. Các cơ chế dành cho HTX thì 1.000 trường hợp thì chỉ có 1,2 trường hợp được hưởng lợi từ cơ chế. Nên tôi đề nghị các nhà hoạch định chính sách phải xem xét, tính toán lại sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của nông dân chúng tôi.

Kết thúc phiên 2: TS. Đào Thế Anh- Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS)  tóm lược lại một số nội dung chính của phiên đối thoại, đồng thời nêu lên các kiến nghị, đề xuất của nông dân để cùng vượt qua các hàng rào kỹ thuật.

img imgdien dan nong dan quoc gia lan 4:

img

img

Các đại biểu chăm chú lắng nghe và theo dõi tại Diễn đàn.

img

Diễn đàn nông dân quốc gia lần thứ 4 thu hút sự quan tâm của các cơ quan báo đài từ Trung ương đến địa phương.

img

Ông Nguyễn Xuân Định- Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát biểu kết luận diễn đàn:

Trong một thời gian rất ngắn, Diễn đàn đã nhận được 34 ý kiến trao đổi, thảo luận của các nhà khoa học, nhà quản lí, diễn giả.

Phần trả lời câu hỏi của nông dân, các chuyên gia, nhà quản lí cũng đã tập trung vào giải quyết các băn khoăn, nỗi lo của người nông dân, doanh nghiệp, đưa ra các khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao trình độ sản xuất của nông dân, thay đổi tư duy về phương thức làm ăn và nâng cao trình độ quản lí doanh nghiệp.

Từ đó, chúng ta có thể chốt lại một số vấn đề chính cần lưu ý, đó là tăng cường nghiên cứu, chuyển giao khoa học kĩ thuật cho ngành nông nghiệp, nhất là các công nghệ mới, công nghệ số.

Tăng cường liên kết chuỗi giữa các nhà, đặc biệt là phải liên kết với doanh nghiệp. Nếu nông dân chỉ dừng lại ở sản xuất thì sẽ lãi được 1 đồng, nhưng nếu có liên kết với doanh nghiệp, bà con nông dân có thể lãi được 6 đồng. Do đó, làm sao chúng ta phải có giải pháp thức đẩy, thu hút các DN lớn đầu tư vào nông nghiệp, cùng làm ăn với nông dân. Có giải pháp phát triển hộ nông dân, chủ trang trại lớn thành các doanh nghiệp.

Thứ nữa, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cần phải hoàn thiện hơn nữa. Điều này nông dân không làm được mà phải là Nhà nước, chính quyền địa phương.

Cuối cùng, cần rà soát lại hệ thống cơ chế chính sách về tín dụng, đất đai, khoa học công nghệ...; giám sát việc kiểm tra thực hiện cơ chế chính sách, phát hiệp các bất cập và kịp thời hoàn thiện chính sách.

Hiện cả nước có 11 triệu hộ nông dân đang sản xuất nông nghiệp; trong những năm qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách để hỗ trợ nông dân trong sản xuất, cũng như tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, nhìn chung giá trị gia tăng trong xuất khẩu đối với hàng nông sản Việt Nam còn thấp, gặp nhiều rào cản, nhất là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chính vì thế, Diễn đàn lần thứ 4 với chủ đề “Từ CPTPP tới EVFTA: Cùng nông dân đi chợ thế giới” là cơ hội để cho lãnh đạo các Bộ, ngành, Hội Nông dân, các doanh nghiệp, nông dân xuất sắc thảo luận để tìm ra các giải pháp, cũng như kiến nghị, đề xuất các chính sách lên Đảng, Nhà nước đối với nông dân.

Ban Tổ chức xin cảm ơn Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đã đồng tổ chức và là nhà tài trợ chính của Chương trình. Xin cảm ơn các nhà tài trợ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank); Tập đoàn Vingroup; Công ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát đã đồng hành cùng Chương trình.

Diễn đàn nông dân quốc gia Việt Nam lần thứ 4 với chủ đề“Từ CPTPP tới EVFTA: Cùng nông dân đi chợ thế giới” đã diễn ra thành công tốt đẹp.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem