Diện mạo của huyện Đông Anh sắp lên quận

Hoàng Kim, Phương Hồng Thứ hai, ngày 12/06/2023 07:50 AM (GMT+7)
Thành phố Hà Nội đang gấp rút thực hiện những dự án thi công nhằm đưa một số huyện lên cấp quận. Trong số các huyện được chọn, thành phố tập trung đầu tư và quy hoạch với quyết tâm đưa Đông Anh lên quận vào cuối năm 2023.
Bình luận 0

Diện mạo của Đông Anh sắp lên quận

Diện mạo của Đông Anh sắp lên quận - Ảnh 2.

Đông Anh là một huyện ngoại thành, nằm ở phía Bắc thành phố Hà Nội. Huyện Đông Anh hiện là đầu mối giao thông quan trọng, kết nối thành phố Hà Nội với các tỉnh phía Bắc.

Diện mạo của Đông Anh sắp lên quận - Ảnh 3.

Trước mắt, huyện đang triển khai các công việc cuối cùng để đưa huyện thành quận vào năm 2023. Với các công trình xây dựng mới từ năm 2023 trở đi, căn cứ vào Nghị quyết 15-NQ/TW, Ban Thường vụ Huyện ủy Đông Anh đã và đang chỉ đạo triển khai theo hướng hiện đại về công năng, đẹp về kiến trúc, đáp ứng tiêu chí là thành phố trực thuộc theo định hướng của nghị quyết.

Diện mạo của Đông Anh sắp lên quận - Ảnh 4.

Hiện có 3 cây cầu huyết mạch nối trung tâm thủ đô với huyện Đông Anh gồm: cầu Nhật Tân, cầu Thăng Long (bắc qua sông Hồng) và cầu Đông Trù (bắc qua sông Đuống). Cầu Nhật Tân là cây cầu dây văng nối liền hai bờ sông Hồng qua địa phận huyện Đông Anh. Nhờ đó, khoảng cách từ Đông Anh vào trung tâm Hà Nội được rút ngắn từ 15km xuống còn 9km.

Diện mạo của Đông Anh sắp lên quận - Ảnh 5.

Cầu Thăng Long có hai tầng. Tầng dưới, ở giữa là hai tuyến đường sắt (thiết kế theo khổ ray 1.435 mm), hai bên là đường xe thô sơ 3,5 m (có thể chạy ô-tô 10 tấn). Tầng trên là đường ô-tô rộng 15 m, cho bốn làn xe chạy; hai bên là đường cho người đi bộ rộng 1,5 m. Chiều dài toàn cầu tính theo đường sắt (tầng dưới) hơn 5,5 km, tính theo đường ô-tô (tầng trên) hơn 3,1 km, theo đường xe thô sơ hơn 2,6 km.

Diện mạo của Đông Anh sắp lên quận - Ảnh 6.

Cầu Đông Trù được xây dựng theo công nghệ mới và là cây cầu vòm ống thép nhồi bê tông lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Cầu Đông Trù nối liền hai huyện Đông Anh và quận Long Biên. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của các khu công nghiệp, khu đô thị phía Bắc của sông Hồng. Cầu có mặt cắt rộng 55m với 8 làn xe.

Diện mạo của Đông Anh sắp lên quận - Ảnh 7.

Đường Võ Nguyên Giáp chạy qua địa phận 4 xã của huyện Đông Anh bao gồm: Xã Vĩnh Ngọc, xã Tiên Dương, xã Vân Nội, xã Nguyên Khê. Đường có tổng chiều dài 12,1km. Đi từ đầu phía bắc cầu Nhật Tân và kết thúc tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài.

Diện mạo của Đông Anh sắp lên quận - Ảnh 8.

Xét về tiêu chí mật độ đường giao thông đô thị, Đông Anh cũng nổi lên như một điển hình về sự bứt phá hạ tầng mạnh mẽ thời gian qua. Hàng loạt tuyến giao thông huyết mạch kết nối thông suốt.Tuyến Đường cao tốc: Hà Nội - Thái Nguyên; Đường cao tốc Thăng Long-Nội Bài (đường Võ Văn Kiệt); Đường cao tốc Nhật Tân-Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp); Quốc lộ 5 kéo dài gồm đường Trường Sa và đường Hoàng Sa.

Diện mạo của Đông Anh sắp lên quận - Ảnh 9.

Theo đề án lên quận của các huyện, có 27 tiêu chuẩn phải đạt, gồm 6 tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, 21 tiêu chuẩn về trình độ phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị. Đường cao tốc Thăng Long-Nội Bài (đường Võ Văn Kiệt).

Diện mạo của Đông Anh sắp lên quận - Ảnh 10.

Dự án nhà văn hóa có họa tiết mô phỏng trống đồng Đông Sơn với vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng chuẩn bị được khánh thành trên đường Cao Lỗ, phần nào giúp thay đổi “bộ mặt” của huyện Đông Anh trước thời điểm lên quận.

Diện mạo của Đông Anh sắp lên quận - Ảnh 11.

Không chỉ là huyện có hạ tầng hoàn thiện, tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, Đông Anh còn là vùng đất giàu văn hóa truyền thống với các lễ hội lâu đờii. Trong ảnh, xã Cổ Loa, nơi có thành Cổ Loa, toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem