Chủ nhật, 28/04/2024

Đổ xô săn lùng đất Bình Chánh trước thông tin lên quận, thành phố

25/11/2021 8:01 AM (GMT+7)

Thông tin huyện Bình Chánh (TP.HCM) đang tích cực xây dựng cả hai đề án lên quận và thành phố, lộ trình thực hiện từ nay tới 2025 được đưa ra mới đây đã khiến giá đất ở địa phương này tăng “nóng” liên tục những ngày qua.

Theo khảo sát của Batdongsan.com.vn, hồi đầu năm 2021, ở huyện Bình Chánh - khu vực Vĩnh Lộc, giá nền đất sổ đỏ giữ mức 30-35 triệu/m2; đất quanh khu trung tâm xã Bình Hưng duy trì khoảng giá 65-80 triệu/m2; khu Phong Phú tầm 40-45 triệu/m2, khu Trung Sơn vào khoảng 140 triệu đồng/m2... Tuy nhiên, tính đến hiện tại, giá đất ở các địa phương này đã tăng vọt.


TP.HCM: Đổ xô săn lùng đất Bình Chánh trước thông tin lên quận, thành phố - Ảnh 1.

Mỗi đợt có thông tin quy hoạch được công bố đều tạo nên một cơn sốt đất. Ảnh: Duy Quang

"Loạn giá" trước thông tin lên quận, lên thành phố

Theo tìm hiểu thực tế của Dân Việt, những ngày gần đây, tại khu vực KDC Phong Phú, giá đất sang nhượng thứ cấp cũng tăng lên từ 45-62 triệu đồng/m2, nghĩa là tăng tới tầm 15-17 triệu đồng/m2 so với hồi đầu năm. Tương tự, tại khu vực Vĩnh Lộc B, giá đất hồi đầu năm tầm 30-35 triệu/m2 thì nay đã tăng từ 40-45 triệu đồng/m2.

Trong vai một người cần mua đất, PV đã liên hệ với một chủ đất tên Long - hiện đang bán hàng loạt đất nền tại khu vực xã Vĩnh Lộc B - để hỏi về một nền có diện tích 5x20m thì người này hét giá lên tới 43 triệu đồng/m2.

"Bình Chánh sắp lên quận trong vài năm tới, rồi còn lên TP như TP.Thủ Đức nên chắc chắn giá sẽ còn tăng cao hơn nữa. Nên nếu có tiền thì ôm đất lúc này là rất lời", người này nói.

Ghi nhận thị trường cho thấy, dọc Tỉnh lộ 10, đường Võ Văn Vân… chạy qua địa bàn các xã Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, có thể thấy sự biến động về giá đất cũng như nhu cầu tăng trở lại chóng mặt những ngày này.


TP.HCM: Đổ xô săn lùng đất Bình Chánh trước thông tin lên quận, thành phố - Ảnh 2.

Một dự án tại xã Vĩnh Lộc B được rao bán. Ảnh: Quốc Hải

Chẳng hạn, dọc theo Tỉnh lộ 10, giá đất ở một số nơi treo bảng lên tới 3,2 tỷ đồng cho một mảnh đất có diện tích khoảng 60m2, tương ứng khoảng 53 triệu đồng/m2. Một số khu vực khác cũng nằm trên cung đường này có mức giá trung bình khoảng 48-50 triệu đồng/m2.

Trong khi đó, đất mặt tiền ở trên đường Võ Văn Vân (xã Vĩnh Lộc B) được hét giá lên tới khoảng 80-90 triệu đồng/m2.

Không chỉ đất nền tăng giá, thậm chí đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Chánh cũng tăng chóng mặt. Điển hình nhất, tại hai xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B, giá đất nông nghiệp tăng vụt. Nếu khoảng giữa năm 2020, giá mỗi công (1.000m2) đất nông nghiệp tại khu vực này dao động khoảng 3,5-4 tỷ đồng/1.000m2 thì hiện nay đã dao động tăng khoảng từ 5-7 tỷ đồng/công.

Trên thực tế, huyện Bình Chánh được đánh giá cao khi là cửa ngõ của 13 tỉnh ĐBSCL, sở hữu các cụm, khu công nghiệp lớn tại TP.HCM với lực lượng lao động dồi dào. 

Mặt khác, tốc độ đô thị hóa tại khu vực này diễn ra nhanh khi mỗi năm tiếp nhận trên 30.000 dân nhập cư. Mạng lưới hạ tầng giao thông hoàn thiện với nhiều trục chính kết nối về trung tâm đã và đang được đẩy mạnh triển khai.


TP.HCM: Đổ xô săn lùng đất Bình Chánh trước thông tin lên quận, thành phố - Ảnh 4.

Một dự án được rao bán ở huyện Bình Chánh. Ảnh: Quốc Hải

Vì vậy, nhiều nhà đầu tư cũng đã "đón lõng" thị trường BĐS khu vực này với nhiều dự án đã và đang được triển khai, mở bán nhộn nhịp như: An Gia với dự án Westgate; Nam Long Group với dự án Flora Mizuki Park Bình Chánh 26ha tại khu Nam Sài Gòn… Làn sóng này càng giúp cho BĐS khu vực Bình Chánh gia tăng thêm giá trị.

Phải mất ít nhất 10 năm…

Thực tế, mới đây tại hội thảo "Tiềm năng phát triển đô thị và định hướng lập quy hoạch xây dựng vùng H.Bình Chánh đến năm 2040" do Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM và UBND H.Bình Chánh tổ chức, ông Trần Hoàng Quân, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, cho rằng việc quy hoạch lên thành phố cần có thời gian dài để chuẩn bị.

Theo ông Quân, thực tế hạ tầng, quy hoạch của H.Bình Chánh vẫn chưa đảm bảo. Thế nhưng việc đưa thông tin quy hoạch huyện lên quận và lên thành phố đã gây ra tâm lý người dân, giới đầu tư tìm cách "thổi" giá đất.

Dẫn chứng về việc này, ông Quân cho hay, tại xã Bình Lợi, đất nông nghiệp trước đây đã được "thổi" lên tới 2 tỷ đồng/công (1.000 m2). Sau khi báo chí đăng về kế hoạch của UBND huyện khiến giá đất tăng chóng mặt.

"Việc giá đất tăng ồ ạt bất chấp việc quy hoạch mới được công bố, chưa thực hiện đã gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường để làm các công trình công cộng, phúc lợi xã hội. Đồng thời gây khó khăn cho các doanh nghiệp muốn tham gia chỉnh trang, đầu tư phát triển bất động sản, hạ tầng trên địa bàn huyện", ông Quân nói thêm.

Ngoài ra, ông Quân cũng cho biết, dù Ban Chấp hành Đảng bộ TP có đưa ra mục tiêu nhưng có lộ trình để đưa H.Bình Chánh lên thành phố phải rất lâu nữa mới thực hiện được.

"Bình Chánh xác định phải mất ít nhất 2 nhiệm kỳ (10 năm) để làm việc này. Bởi với cơ sở hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất của Bình Chánh hiện nay còn rất nhiều việc để làm mới đảm bảo các tiêu chí", ông Quân đúc kết.

"Bình Chánh đang xây dựng cả hai đề án để chuyển Bình Chánh từ huyện lên quận và thành phố với lộ trình thực hiện từ nay tới 2025.

Theo đó, trong lộ trình lên quận hoặc thành phố, khu vực trung tâm hành chính Bình Chánh hiện nay được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm hành chính của thành phố Bình Chánh năm 2025, tương tự mô hình trung tâm hành chính TP.Thủ Đức tại quận 2 cũ.

Đây được xem là đòn bẩy quan trọng được địa phương xây dựng từ nhiều năm qua với vai trò hạt nhân trong chiến lược phát triển đô thị vệ tinh khu Tây Nam Sài Gòn" - ông Trần Văn Nam, bí thư Huyện ủy Bình Chánh, cho biết.


  • Bất động sản công nghiệp bứt phá những tháng cuối năm?

    Bất động sản công nghiệp bứt phá những tháng cuối năm?
     24/11/2021 06:00

  • Sau đại dịch, xu hướng đầu tư bất động sản sẽ chuyển dịch ra sao?

    Sau đại dịch, xu hướng đầu tư bất động sản sẽ chuyển dịch ra sao?
     23/11/2021 18:30

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

UBND quận, huyện tại TP.HCM được uỷ quyền điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu

UBND quận, huyện tại TP.HCM được uỷ quyền điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu

Để đẩy nhanh các dự án đầu tư công trên địa bàn, UBND TP.HCM quyết định ủy quyền cho UBND các quận, huyện (trừ UBND TP.Thủ Đức) điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu với thời gian là 3 năm.

Đừng chờ giá chung cư giảm sâu hơn

Đừng chờ giá chung cư giảm sâu hơn

Giá chung cư được dự báo khó có thể giảm sâu hơn, diễn biến đi ngang trong ngắn hạn và sẽ phục hồi đà tăng khi thanh khoản cải thiện hơn thời gian tới.

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

Do hình thức đầu tư BT (xây dựng - chuyển giao) gặp quá nhiều vướng mắc, TP.HCM quyết định bỏ nhiều dự án BT, chuyển sang hình thức đầu tư khác.

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Ngôi nhà được gia chủ ví như một khu nghỉ dưỡng tại gia, là nơi "chữa lành" cho tâm hồn khi mọi không gian được bao quanh bởi cây xanh, đảm bảo sự riêng tư và yên tĩnh.

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Ý kiến trên được chuyên gia quy hoạch và kiến trúc đô thị đưa ra sau khi có thông tin chặt hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2 ở TP.HCM

Việt Nam có 2 Cảng hàng không vào Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Việt Nam có 2 Cảng hàng không vào Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Tổ chức Quốc tế Skytrax vừa công kết quả xếp hạng các sân bay trên thế giới năm 2024; trong đó, Việt Nam có 2 Cảng hàng không được vinh danh trong “Top 100 sân bay tốt nhất thế giới” là Cảng HKQT Nội Bài và Cảng HKQT Đà Nẵng.