Doanh thu quảng cáo đang che giấu các vấn đề cơ bản của Google

Huỳnh Dũng Thứ năm, ngày 16/02/2023 09:52 AM (GMT+7)
Một cựu nhân viên của Google vừa rời gã khổng lồ công nghệ sau 3 năm nói rằng, anh ta đã chứng kiến “sự suy tàn dần dần của một đế chế thống trị” và cho biết công ty Google “đã dần dần ngừng hoạt động”.
Bình luận 0

Google đang đánh đánh mất sứ mệnh của mình do quản lý yếu kém và không có cảm giác cấp bách

Praveen Seshadri, người đã bán AppSheet khởi nghiệp ở Seattle của mình cho Google Cloud vào năm 2020, đã xuất bản một bài đăng trên blog cho thấy rằng, Google cần một "sự can thiệp". Người này viết rằng, Google hoạt động không hiệu quả, công ty đã lạc lối, bị cản trở bởi sự quản lý yếu kém và bị tê liệt bởi quá nhiều rủi ro.

Praveen Seshadri, người đã bán AppSheet khởi nghiệp ở Seattle của mình cho Google Cloud vào năm 2020, đã xuất bản một bài đăng trên blog cho thấy rằng, Google cần một "sự can thiệp". Ảnh: @AFP.

Praveen Seshadri, người đã bán AppSheet khởi nghiệp ở Seattle của mình cho Google Cloud vào năm 2020, đã xuất bản một bài đăng trên blog cho thấy rằng, Google cần một "sự can thiệp". Ảnh: @AFP.

Praveen Seshadri gia nhập công ty thuộc sở hữu của Alphabet vào đầu năm 2020, khi Google Cloud mua lại AppSheet cũng do Seshadri đồng sáng lập. Anh ấy nói trong một bài đăng trên blog hôm 15/2 rằng, mặc dù anh ấy được chào đón và đối xử tốt, nhưng anh ấy đã rời Google với sự nhận thức rằng: "Công ty vĩ đại một thời đã dần dần ngừng hoạt động". Anh ấy đã rời đi vào tháng 1/2023, theo hồ sơ LinkedIn của anh ấy.

Seshadri lập luận rằng, đây đã và đang là một "thời điểm mong manh" đối với Google, đặc biệt là do những áp lực gần đây mà Google phải đối mặt để cạnh tranh với Microsoft và Open AI  do các sáng kiến trí tuệ nhân tạo. Microsoft, công ty đã gây chú ý vào tuần trước cho công cụ tìm kiếm Bing mới của mình. Alphabet gần đây đã chứng kiến giá trị vốn hóa thị trường của mình giảm 100 tỷ đô la trong bối cảnh lo ngại rằng nó sẽ mất vị thế trước Microsoft. Seshadri cho biết, các vấn đề của Google không bắt nguồn từ công nghệ mà nằm ở văn hóa của công ty.

"Các vấn đề cơ bản của Google nằm dọc theo trục văn hóa và mọi thứ khác đều phản ánh nó", ông viết.

"Theo cách nhìn của tôi, Google có bốn vấn đề cốt lõi về văn hóa", Seshadri nói. "Tất cả chúng đều là hậu quả tự nhiên của việc có một cỗ máy in tiền có tên là 'Quảng cáo' không ngừng phát triển hàng năm, nó vô tình trở thành công cụ che giấu mọi sai lầm khác bao gồm (1) không có nhiệm vụ, (2) không khẩn cấp, (3) ảo tưởng về chủ nghĩa ngoại lệ, (4) quản lý yếu kém".

Seshardi tiếp tục so sánh nhân viên của Google với "những con chuột" bị mắc kẹt trong "mê cung phê duyệt, quy trình khởi chạy, đánh giá pháp lý, đánh giá hiệu suất, đánh giá điều hành, tài liệu, cuộc họp, báo cáo lỗi, phân loại, đánh giá kế hoạch H1 theo kế hoạch H2, tất cả đều không thể tránh khỏi.

Một cựu nhân viên của Google vừa rời gã khổng lồ công nghệ sau 3 năm nói rằng, anh ta đã chứng kiến "sự suy tàn dần dần của một đế chế thống trị" và cho biết công ty Google "đã dần dần ngừng hoạt động". Ảnh: @AFP.

Một cựu nhân viên của Google vừa rời gã khổng lồ công nghệ sau 3 năm nói rằng, anh ta đã chứng kiến "sự suy tàn dần dần của một đế chế thống trị" và cho biết công ty Google "đã dần dần ngừng hoạt động". Ảnh: @AFP.

Thay vì làm việc để phục vụ khách hàng, Seshadri lập luận rằng, nhiều nhân viên lại được điều phối để phục vụ các nhân viên khác của Google. Ông ấy mô tả công ty là một "thế giới khép kín", nơi làm việc chăm chỉ hơn không nhất thiết được khen thưởng. Seshadri cho biết kết luận này dựa trên phản hồi những gì mà các đồng nghiệp và quản lý cũ nghĩ về công việc của họ ở công ty".

Seshadri cho biết, Google siêu tập trung vào rủi ro và "việc giảm thiểu rủi ro vượt trội hơn mọi thứ khác". Seshadri viết: "Mọi dòng mã, mọi lần khởi chạy, các quyết định không rõ ràng, các thay đổi từ giao thức và những bất đồng đều là những rủi ro mà nhân viên Google phải tiếp cận một cách thận trọng".

Ông còn nói thêm rằng, nhân viên cũng bị "mắc kẹt" trong hàng dài các phê duyệt, đánh giá pháp lý, đánh giá hiệu suất và các cuộc họp mà không có nhiều chỗ cho sự sáng tạo hoặc đổi mới thực sự.

Trong cuộc khảo sát toàn thể nhân viên hằng năm Googlegeist, mà CNBC đã đưa tin vào tháng 3 năm ngoái, các nhân viên đã cho công ty điểm kém về khả năng thực thi, điều mà họ cho rằng đã góp phần tạo nên bộ máy quan liêu làm cản trở khả năng đổi mới sáng tạo chung của công ty. Cuộc khảo sát này còn cho thấy ngày càng có nhiều nhân viên không xem gói lương của họ là công bằng, hoặc cạnh tranh với những gì họ có thể kiếm được ở một vai trò tương tự ở nơi khác. Họ cũng đang đặt câu hỏi về khả năng thực thi của chủ nhân công ty.

"Có ai ở Google khi đi làm thực sự nghĩ về việc 'sắp xếp thông tin của thế giới' không? Họ đã mất dấu vết về việc họ phục vụ ai và tại sao", anh ấy viết, và chỉ rõ rằng "về tổng thể, đó là một nền văn hóa thời bình nhẹ nhàng, nơi không có gì đáng để đấu tranh". Seshadri cho biết Google cũng đang tuyển dụng với tốc độ chóng mặt, điều này gây khó khăn cho việc nuôi dưỡng nhân tài.

Cựu nhân viên này cho biết doanh thu mà Google kiếm được từ quảng cáo về cơ bản chỉ là bù đắp cho những sai sót. Anh ấy tiếp tục khẳng định việc công ty thiếu sứ mệnh và tính cấp bách, ảo tưởng về chủ nghĩa ngoại lệ và quản lý sai hoàn toàn là "những vấn đề văn hóa cốt lõi" cuối cùng có thể dẫn đến sự sụp đổ. Ảnh: @AFP.

Cựu nhân viên này cho biết doanh thu mà Google kiếm được từ quảng cáo về cơ bản chỉ là bù đắp cho những sai sót. Anh ấy tiếp tục khẳng định việc công ty thiếu sứ mệnh và tính cấp bách, ảo tưởng về chủ nghĩa ngoại lệ và quản lý sai hoàn toàn là "những vấn đề văn hóa cốt lõi" cuối cùng có thể dẫn đến sự sụp đổ. Ảnh: @AFP.

Ngoài ra, Seshadri cho biết Google có cơ hội xoay chuyển tình thế, nhưng ông không nghĩ rằng công ty có thể tiếp tục thành công chỉ bằng cách tránh các rủi ro. Ông lập luận rằng, Google cần phải "dẫn đầu với cam kết thực hiện sứ mệnh", khen thưởng những người chiến đấu vì "những lý tưởng đầy tham vọng" và cắt giảm các lớp quản lý cấp trung.

Thú vị hơn, Seshadri cho biết Google nên lấy cảm hứng từ Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella, gợi ý rằng công ty nên cam kết thực hiện sứ mệnh của mình, gạt "các vị tướng thời bình" sang một bên và giảm "độ sâu của hệ thống phân cấp tổ chức".

Hiện tại, Google đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận nào về câu chuyện này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem