Thú chơi diều sáo “khủng” ở huyện miền núi quê hương Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác

Tập Thỏa Thứ hai, ngày 05/09/2022 07:00 AM (GMT+7)
Còn sống đại danh y Lê Hữu Trác có thú chơi diều sáo, ông dặn con cháu: khi thả diều, diều đứt dây, rơi ở đâu đặt mộ ở đó. Sau này, chiếc diều sáo đã rơi xuống ngọn núi Minh Tự (nay thôn Hải Thượng, Sơn Trung, Hương Sơn), từ đó người dân giữ gìn, phát huy thú chơi diều sáo để thể hiện sự tôn kính với ông.
Bình luận 0

Clip: Độc đáo nghề làm diều sáo hàng trăm năm ở huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh).

Độc đáo thú chơi diều sáo “khủng” ở huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) - Ảnh 2.

Lê Hữu Trác tên thật là Lê Hữu Huân, hiệu Hải Thượng Lãn Ông, ông là đại danh y xuất chúng, một nhà tư tưởng, nhà văn nổi tiếng của dân tộc ở thế kỷ XVIII. Trong thời gian ở quê mẹ, Sơn Quang, huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh), ngoài nghiên cứu các y thuật, ông còn có thú chơi diều sáo. Ảnh: PV

Độc đáo thú chơi diều sáo “khủng” ở huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) - Ảnh 3.

Lê Hữu Trác đã dựng 1 cột cờ lớn để nhận biết hướng gió, thời tiết, buộc dây diều lên đó. Ông đã dặn con cháu mình rằng: khi diều đứt dây và rơi ở đâu thì sau này đặt mộ của ông ở đó. Sau này, chiếc diều sáo đã rơi xuống ngọn núi Minh Tự (nay là thôn Hải Thượng, xã Sơn Trung). Ảnh: PV

Độc đáo thú chơi diều sáo “khủng” ở huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) - Ảnh 4.

Hiện nay, Hương Sơn có khoảng 700 người chơi diều sáo, tập trung nhiều ở các xã như: Sơn Tiến, Sơn Bằng, Sơn Châu, Sơn Thịnh… Ảnh: PV

Độc đáo thú chơi diều sáo “khủng” ở huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) - Ảnh 5.

Ống sáo bằng tre sau khi làm xong sẽ được sơn xung quanh để tạo màu sắc, ngoài ra sơn cũng giúp ống tre giữ độ bền. Ảnh: PV

Độc đáo thú chơi diều sáo “khủng” ở huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) - Ảnh 6.

Sáo đạt chất lượng là có tiếng trong trẻo, độ ngân vang xa. Ảnh: PV

Độc đáo thú chơi diều sáo “khủng” ở huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) - Ảnh 7.

Ống tre cũng được chọn làm sáo, bình thường dài 20-50 cm, đường kính 8-12 cm. Ảnh: PV

Độc đáo thú chơi diều sáo “khủng” ở huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) - Ảnh 8.

Anh Lê Quang Hóa (trú tại thôn Thiên Nhẫn, xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn, cho biết: “Thú vui chơi diều sáo đã có từ hàng trăm năm, khi tôi sinh ra đã thấy cha, ông mình chơi bộ môn này. Từ nhỏ được theo cha đi thả diều, nên tôi có niềm đam mê với thú vui này từ bao giờ không hay. Đến nay, tôi đã chơi diều sáo được khoảng 25 năm. Ảnh: PV

Độc đáo thú chơi diều sáo “khủng” ở huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) - Ảnh 9.

“Tre để làm diều không quá già hoặc quá non, già quá dễ gãy, non quá thì mềm, không chắc chắn. Tre có độ tuổi khoảng 4-5 năm là hợp lý. Để cho diều bay ổn định, các cánh diều phải có trọng lượng bằng nhau, độ dẻo tốt phù hợp với gió", anh Hóa, cho hay. Ảnh: PV

Độc đáo thú chơi diều sáo “khủng” ở huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) - Ảnh 10.

Thân sáo diều được làm bằng tre; đầu sáo làm bằng gỗ mít; miệng sáo so với tâm lệch khoảng 75 độ. Mỗi diều sáo thường sẽ có 2 ống sáo, gồm sáo cái (sáo mẹ) và (sáo con); âm sáo đạt chuẩn khi cả 2 sáo đánh cùng âm, có độ vang và trong”, anh Hóa bật mí.

Độc đáo thú chơi diều sáo “khủng” ở huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) - Ảnh 11.

Anh Phan Văn Lĩnh, trú tại thôn Thiên Nhẫn, xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn, cho biết: “Loại diều dành cho trẻ em (dưới 16 tuổi) chơi dài dưới 3m, người lớn thì từ 3-6m. Riêng sáo tre có nhiều loại, kích cỡ khác nhau; những ống sáo loại lớn có chiều cao khoảng 1.4m, đường kính ống từ 20-25 cm; đầu sáo được làm từ gỗ Bằng Tâm, có đường kính từ 25-30cm”. Ảnh: PV

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem