Thứ hai, 06/05/2024

Dự báo năm 2022 Việt Nam tăng trưởng GDP đứng đầu Đông Nam Á

30/01/2022 6:30 AM (GMT+7)

Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 vừa cho biết tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022 sẽ đạt 7,5%, vượt mức tăng trưởng của Singapore, Thái Lan và Malaysia để trở thành quốc gia có tăng trưởng kinh tế nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.

Dự báo Việt Nam tăng trưởng GDP đứng đầu Đông Nam Á năm 2022  - Ảnh 1.

AMRO dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2020 sẽ đạt 7,5% - mức cao nhất trong khu vực ASEAN

Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (Singapore, AMRO) vừa công bố báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế khu vực ASEAN+3, bao gồm các quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

AMRO nhận định bất chấp những thách thức mới do đại dịch Covid-19 và sự suy yếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu, khu vực ASEAN+3 sẽ tiếp tục duy trì khả năng phục hồi kinh tế tích cực trong năm nay với mức tăng trưởng GDP dự báo đạt 4,9%.

Tuy nhiên, AMRO cũng điều chỉnh giảm dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của hầu hết các nền kinh tế thuộc khu vực ASEAN+3 so với mức dự báo được đưa ra hồi tháng 10/2021. Nguyên nhân chủ yếu do tác động tiêu cực từ làn sóng lây nhiễm mới do biến chủng Covid-19 Omicron gây ra cùng với đó là việc một số nước tái áp đặt các biện pháp phong toả.

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong năm 2022 được AMRO dự báo sẽ lần lượt ở mức 5,5%, 2,9% và 3%. Trong đó, nền kinh tế Nhật Bản có mức tăng trưởng mạnh hơn so với dự báo hồi tháng 10/2021 nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của tiêu dùng tư nhân và đầu tư kinh doanh.

AMRO dự báo tăng trưởng kinh tế của toàn khối ASEAN sẽ đạt 5,2% trong năm 2022. Trong đó, Việt Nam được nhận định sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP lên tới 7,5% - mức cao nhất so với các quốc gia khác trong khu vực ASEAN. Con số này cao hơn đáng kể so với mức dự báo tăng 6% của Malaysia, 4% của Singapore và 3,6% của Thái Lan.

Báo cáo của AMRO cũng nhấn mạnh về việc phải theo dõi các diễn biến khó lường của dịch bệnh để đánh giá ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực ASEAN+3. Bên cạnh đó, AMRO cho rằng sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu đã “đạt đỉnh” trong quý 4/2021 và sẽ giảm bớt trong năm 2022. Tuy nhiên, sự gián đoạn kéo dài của các chuỗi cung ứng sẽ ngày càng tạo áp lực lên chi phí vận chuyển toàn cầu, ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất khẩu của các nước trong khu vực ASEAN+3.

Trong khi đó, lạm phát cao tại nhiều nơi trên thế giới dường như sẽ thúc đẩy các nước phát triển phải siết chặt chính sách tiền tệ trong nửa cuối năm 2022 hoặc sớm hơn với tốc độ nhanh hơn so với các dự báo trước đây.

AMRO dự báo chỉ số giá tiêu dùng của khu vực ASEAN+3 (không bao gồm Myanmar) trong năm nay ở mức 2,9% - tương đối thấp so với các khu vực khác trên thế giới. Việc gia tăng chi phí thực phẩm, năng lượng và hàng hoá nguyên liệu thô trong bối cảnh giá cả toàn cầu tăng sẽ tạo áp lực gia tăng lạm phát tại khu vực ASEAN+3.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.

Ngân hàng, ăn ở cái tên?

Ngân hàng, ăn ở cái tên?

Ngân hàng LPBank vừa quyết định đổi bộ tên mới. Tên viết tắt bằng tiếng Anh họ vẫn để là LPBank, đây là quyết định phù hợp với thị trường, với nhận thức của người tiêu dùng.

Các tập đoàn công nghệ nước ngoài đến Việt Nam rồi đầu tư ở nước khác là bình thường

Các tập đoàn công nghệ nước ngoài đến Việt Nam rồi đầu tư ở nước khác là bình thường

Việc đầu tư của các tập đoàn công nghệ nước ngoài phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó chủ quan liên quan đến sự sẵn sàng của Việt Nam

Phú Quốc thêm một lần bị khách nội quay lưng

Phú Quốc thêm một lần bị khách nội quay lưng

Trong vòng 5 năm trở lại đây, du lịch Phú Quốc chứng kiến nhiều biến động về lượng khách. Từ năm 2023, nỗ lực hút khách nội của địa phương vẫn chưa đạt hiệu quả.

Xe điện hết nóng

Xe điện hết nóng

Tesla được xem là hàn thử biểu đo lường độ nóng của thị trường xe điện; và khác với những năm trước, chiếc hàn thử biểu này đang lạnh dần.

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.