Facebook và YouTube xóa video giả mạo Tổng thống Zelensky giữa chiến sự Nga - Ukraine

Thanh Thanh Thứ bảy, ngày 19/03/2022 07:57 AM (GMT+7)
Facebook và YouTube cho biết, đã đồng loạt xóa một video giả mạo có liên quan đến Tổng thống Ukraine, Volodymyr Oleksandrovych Zelensky.
Bình luận 0

Theo CNN, đoạn video giả mạo này được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội vào ngày 16/3. Trong đoạn video, ông Volodymyr Oleksandrovych Zelensky đứng sau bục Tổng thống, trước phông nền có quốc huy của Ukraine. Ông Zelensky mặc chiếc áo dài tay màu xanh lá cây, nói tiếng Ukraine và khuyên người dân buông vũ khí trong cuộc chiến với Nga.

Facebook và YouTube xóa video về Tổng thống Zelensky giữa xung đột Nga - Ukraine - Ảnh 1.

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Oleksandrovych Zelensky. Ảnh: AP

Tuy nhiên, đoạn video nhanh chóng được phát hiện là video giả mạo được tạo ra bằng công nghệ AI. Ông Hany Farid, một giáo sư tại Đại học California, chuyên gia pháp y kỹ thuật số đã chỉ ra một số dấu hiệu rõ ràng để khẳng định đây là một video giả mạo. Đầu tiên, video này có độ phân giải thấp, một thủ thuật phổ biến của những video giả mạo. Thứ 2, ông Zelensky nhìn thẳng về trước nhưng không hề di chuyển cánh tay trong suốt thời lượng của đoạn video. Đồng thời, đoạn video xuất hiện những thuẫn về hình ảnh trong một số khung hình tại thời điểm nhất định.

Trước những lo ngại về việc video giả mạo lan truyền, gây sai lệch thông tin, trong một bài đăng trên Twitter, ông Nathaniel Gleicher, người đứng đầu chính sách bảo mật của Meta (công ty mẹ của Facebook) khẳng định công ty đã phát hiện và nhanh chóng xóa video này.

"Chúng tôi đã nhanh chóng xem xét và xóa video này vì vi phạm chính sách của chúng tôi về các thông tin giả mạo lan truyền gây hiểu lầm, đồng thời thông báo các nền tảng khác của chúng tôi cùng xử lý", ông Nathaniel Gleicher viết.

Không chỉ phía Facebook, ông Ivy Choi, người phát ngôn của YouTube cũng khẳng định video này và các video được tải lại cũng bị xóa khỏi YouTube vì vi phạm chính sách của nền tảng này. Đồng thời, Twitter cũng đã tiến hành xóa các video giả mạo Tổng thống Ukraine.

Thời gian vừa qua, không ít những thông tin chia sẻ trên mạng Internet được xác định là thông tin giả mạo, không được kiểm chứng, sai lệch ngữ cảnh và cả thông điệp tuyên truyền. Trước đó, ngày 28/3, Meta đã thẳng tay gỡ bỏ khoảng 40 tài khoản, nhóm trang trên Facebook hay Instagram vì đã có những mánh khóe mạo danh phóng viên, chuyên gia hàng không,… đăng tải thông tin sai sự thật về tình hình chiến sự tại Ukraine.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem