Giá cà phê ngày 16/4: Cà phê trong nước lại có giá cao nhất từ trước tới nay, 2 sàn thế giới tiếp tục tăng

Nguyễn Phương Thứ ba, ngày 16/04/2024 11:41 AM (GMT+7)
Giá cà phê trong nước ngày 16/4 tiếp đà tăng mạnh, kỷ lục mới được ghi nhận ở mức 114.000 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê hai sàn giao dịch cũng tăng, với tình hình thời tiết bất lợi ở nhiều quốc gia trọng điểm về trồng cà phê thì dự báo giá tiếp tục tăng...
Bình luận 0

Giá cà phê trong nước ngày 16/4 tiếp đà tăng mạnh, kỷ lục mới được lập

Ghi nhận mới nhất, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe London tiếp tục đà tăng mạnh, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2024 tăng 74 USD, giao dịch tại 3.974 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 tăng 97 USD giao dịch tại 3.949 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình cao.

Giá cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US New York tăng, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2024 tăng 6,9 Cent, giao dịch tại 231,55 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2024 tăng 6,4 Cent, giao dịch tại 226,85 Cent/lb. Khối lượng giao dịch cao.

Giá cà phê ngày 16/4: Cà phê trong nước lại có giá cao nhất từ trước tới nay, 2 sàn thế giới tiếp tục tăng- Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMFCập nhật: 16/04/2024 lúc 11:12:01 (delay 15 phút)

Giá cà phê ngày 16/4: Cà phê trong nước lại có giá cao nhất từ trước tới nay, 2 sàn thế giới tiếp tục tăng- Ảnh 2.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMFCập nhật: 16/04/2024 lúc 11:12:01 (delay 15 phút)

Giá cà phê ngày 16/4: Cà phê trong nước lại có giá cao nhất từ trước tới nay, 2 sàn thế giới tiếp tục tăng- Ảnh 3.

Giá cà phê trong nước hôm nay dao động trong khoảng 113.500-114.000 đồng/kg, duy trì đà tăng 2.600 - 3.000 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước hôm nay dao động trong khoảng 113.500-114.000 đồng/kg, duy trì đà tăng 2.600 - 3.000 đồng/kg. Cụ thể, các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk và Gia Lai có giá cà phê ở mức cao nhất là 114.000 đồng/kg, tăng 2.600 - 3.000 đồng/kg tùy khu vực. Thương lái tại Lâm Đồng đang thu mua cà phê với giá thấp nhất là 113.500 đồng/kg sau khi tăng 3.000 đồng/kg.

Giá cà phê giao dịch ngày đầu tuần đã kéo dài đà tăng của tháng này, với cà phê Robusta đạt mức cao mới của mọi thời đại.

Những lo ngại về vụ mùa cà phê ở Brazil và Việt Nam đang thúc đẩy hoạt động mua cà phê kỳ hạn của các quỹ. 

Chỉ có một yếu tố giảm giá đối với cà phê là sự suy yếu của đồng Real Brazil xuống mức thấp nhất trong 6 tháng rưỡi qua so với đồng USD vào thứ hai đã hỗ trợ việc bán ra từ nông dân Brazil, nhưng chỉ làm giảm nhiệt phần nào bầu không khí đang hừng hực trên cả hai sàn.

Có thể thấy nguyên nhân khiến cho giá thị trường vẫn nóng bởi nguồn cung khan hiếm, được cho là bởi thời tiết khô hạn khắc nghiệt đang diễn ra ở hai nước sản xuất chính của địa cầu. Không một ai dám đứng về phía bán trước, thị trường hàng thực luôn mua vào đón giá để bán ra sau đó và cách làm này mang lại thắng lợi trong thời gian qua, càng củng cố cho giá cà phê tăng.

Sự tăng giá gần đây của cà phê đã mang lại sự chuyển động tích cực cho thị trường cà phê thực nội địa Brazil. Người trồng có mặt nhiều hơn khi bán hàng, tranh thủ thời cơ thuận lợi, khi giá cao ở cả New York và London, kết hợp với sự tăng giảm đồng Real so với USD, đã khuyến khích người bán và mang lại tính thanh khoản cao hơn cho thị trường. Nhiều người trồng đang đẩy nhanh việc bán hàng để đảm bảo dòng tiền trong vụ thu hoạch.

Tính đến ngày 9/4, người trồng tại Brazil đã cam kết bán 89% sản lượng vụ 23/24. Con số này tăng 5% so với tháng trước và cao hơn một chút so với cùng kỳ năm ngoái, khi mà 87% sản lượng đã được bán. 

Việc bán ra loại cà phê Conillon Robusta tiếp tục với tốc độ nhanh chóng, được thúc đẩy bởi sự quan tâm mạnh mẽ từ bên ngoài. Mức giá cà phê cao đã kích thích doanh số bán hàng, làm giảm lượng cà phê sẵn có và để lại rất ít cà phê cho người trồng trong giai đoạn chuyển tiếp giữa vụ mùa 2023 và 2024 ở Brazil.

Tính riêng doanh số bán Conillon thì đã đạt 96% sản lượng, một con số cao hơn cùng kỳ năm ngoái (91%) và cao hơn mức trung bình 5 năm (92%).

Những con số trên ở Brazil cũng tương tự như ở Việt nam, một lần nữa khẳng định giá cà phê tăng cao là thực sự thiếu hụt nguồn cung so với cầu bởi nhiều lý do, chứ không có nguyên nhân từ việc nông dân giữ hàng lại như nhiều nguồn tin vẫn đưa trong thời gian qua.

Chỉ mới hơn 3 tháng, giá cà phê Robusta đã tăng gần 50% so với hồi cuối năm 2023, còn Arabica tăng xấp xỉ 20%. Trong ngắn hạn, các chuyên gia nhận định, thị trường có thể thanh lý mạnh vào tuần này, khi mà giá cà phê 2 sàn đang ở đỉnh điểm, như phiên cuối tuần đã có hiện tượng bán tháo.

Nhưng về dài hạn, có thể thấy nguyên nhân khiến cho giá thị trường vẫn nóng bởi nguồn cung khan hiếm, được cho là bởi thời tiết khô hạn khắc nghiệt đang diễn ra ở hai nước sản xuất chính là Việt Nam và Brazil. Những lo ngại về vụ mùa cà phê đang thúc đẩy hoạt động mua cà phê kỳ hạn của các quỹ.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem