Gia nhập CPTPP: Ngành chăn nuôi đã khó càng thêm khó?

Khánh Nguyên Thứ sáu, ngày 15/02/2019 06:30 AM (GMT+7)
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2018, nhiệm vụ năm 2019 của Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, năm 2019, khu vực nông nghiệp của Việt Nam đối mặt với nhiều rủi ro và tổn thương rất lớn, nhất là các sản phẩm chăn nuôi khi CPTPP được thực hiện.
Bình luận 0

Năm 2019: Mọi thứ sẽ không dễ dàng!

Trong bối cảnh tăng trưởng của ngành nông nghiệp thế giới đang có xu hướng giảm, những kết quả đạt được của nông nghiệp Việt Nam năm 2018 có thể coi là ngoạn mục, với mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu nông sản 40,2 tỷ USD, thậm chí có những mặt hàng gần chạm mốc 10 tỷ USD.

Nhưng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, mọi thứ sẽ không dễ dàng trong năm 2019. "Năm 2019 chúng tôi xác định là năm rất khó khăn, nhất là với khu vực chăn nuôi" – người đứng đầu ngành nông nghiệp nhận định.

"2019 là năm đầu tiên CPTPP được đưa vào thực thi, nông nghiệp sẽ là khu vực rủi ro tổn thương rất lớn"- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định. Ngành chăn nuôi của một loạt các nước CPTPP như Chile, Canada, Australia, New Zealand được đánh giá là tiên tiến, hàng đầu thế giới.

"Nếu không nâng cao bảo vệ thị trường trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như thế này sẽ rất gay go chứ không đơn giản như năm 2018" – Bộ trưởng Cường nói.

img

  Ngành chăn nuôi được dự báo gặp nhiều khó khăn khi CPTPP có hiệu lực.ảnh tư liệu

Bên cạnh đó, ông Cường chỉ ra, thương mại toàn cầu có rất nhiều bất ổn, nhất là quan hệ thương mại Mỹ, Trung Quốc là nguy cơ đối với nông nghiệp Việt Nam. BREXIT chưa ngã ngũ trong khi EU là thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam. Cá tra xuất khẩu sang Mỹ cũng còn nhiều vấn đề.

Đặc biệt, Trung Quốc - thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam - thay đổi phương cách thương mại biên giới, Tổng cục Hải quan nước này sẽ phụ trách thay cơ quan chuyên trách trước đây.

Theo đó, tư lệnh ngành nông nghiệp đề nghị Bộ Công Thương liên kết chặt chẽ hơn trong năm 2019 cả về mở cửa, phát triển và bảo vệ thị trường. "Chúng ta phải có mục tiêu cụ thể, từng loại thị trường như Trung Quốc phải làm gì, EU phải làm gì, tham tán thương mại và phía trong nước làm gì, xúc tiến ra sao..."- ông Cường gợi ý.

Cơ hội thâm nhập thị trường “khó tính”

Tuy nhiên, tư lệnh ngành NNPTNT cho rằng, Việt Nam cũng rất nhiều cơ hội khi vào CPTPP. Theo Hiệp hội Chế 

Khi thuế xuất giảm, sản phẩm thủy sản tăng cơ hội nhưng cũng đồng nghĩa với việc phải cạnh tranh gay gắt hơn với các nước xuất khẩu khác. VASEP đang khuyến cáo các doanh nghiệp phải đáp ứng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn từ an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa cho tới việc đánh bắt hải sản hợp pháp".
Đại diện VASEP 

biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), về cơ bản, mặt hàng thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp, cá viên) Việt Nam sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 năm.

Đặc biệt với một số thị trường khó tính như Nhật Bản, trước đây Việt Nam không đạt được thỏa thuận xóa bỏ thuế quan mặt hàng thủy sản trong khuôn khổ song phương và khu vực thì nay đã được xóa bỏ khi hiệp định có hiệu lực. Đây chính là cơ hội để thủy sản thâm nhập các thị trường mới cũng như mở rộng ở các thị trường truyền thống.

Theo dự báo của Bộ Công Thương, xuất khẩu năm 2019 đối mặt với khó khăn, thách thức khi kinh tế thế giới nhiều bất ổn, tăng trưởng dự báo không cao. Bên cạnh đó, nguồn cung toàn cầu tiếp tục tăng, nhiều nước tham gia cung ứng nông sản, trong khi nhiều nước đẩy mạnh các chương trình, kế hoạch thúc đẩy sản xuất, hướng tới giảm dần phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu dẫn tới cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trong xuất khẩu hàng hoá nông sản, thuỷ sản.

Xu hướng bảo hộ mậu dịch ngày càng tăng, nhất là sau khi Mỹ áp dụng các biện pháp tăng thuế nhập khẩu với hàng nhập khẩu từ các nước; xung đột thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem