Giá vật liệu hôm nay 21/8: Giá giảm sâu, sản lượng thép tiêu thụ vẫn ảm đạm

P.V Chủ nhật, ngày 21/08/2022 16:23 PM (GMT+7)
Giá thép đã liên tục giảm tới 13-14 lần, đưa mặt bằng giá thép về còn 14,5 - 16 triệu đồng/tấn. Dù vậy, sản lượng thép tiêu thụ trong nước vẫn rất ảm đạm.
Bình luận 0

Giá vật liệu hôm nay 21/8: Giá thép trên sàn giao dịch

Giá quặng sắt tại Trung Quốc đang chịu áp lực giảm khi nhiều nhà máy sản xuất thép tại nước này phải ngưng hoạt động vì thiếu điện. Bên cạnh đó, lượng tồn trữ quặng sắt nhập khẩu tại nước này cũng chạm mức cao nhất trong 3 tháng trở lại đây.

Tuần qua, dữ liệu của hãng nghiên cứu thị trường Fastmarkets MB (Anh) cho thấy giá quặng sắt loại hàm lượng 62% sắt nhập khẩu tại khu vực phía Bắc Trung Quốc đã giảm mạnh 4,2% xuống còn 100,19 USD/tấn. Mức giá này thường được sử dụng làm giá tham chiếu cho các hợp đồng quặng sắt trên thị trường giao ngay tại Trung Quốc và châu Á.

Trên thị trường giao sau, giá quặng sắt giao tháng 1/2023 tại Sàn giao dịch hàng hoá Đại Liên (DCE, Trung Quốc) cũng giảm 4,4% xuống 683,5 nhân dân tệ (100,87 USD)/tấn – mức thấp nhất kể từ cuối tháng 7 đến nay.

Trung Quốc đang đối mặt với đợt nắng nóng tồi tệ nhất kể từ năm 1961, với nhiệt độ vượt ngưỡng 40 độ C tại hơn 100 thành phố. Nhiều đoạn sông Dương Tử, dòng sông dài nhất Trung Quốc, trở nên cạn kiệt và hơn 70 thành phố ghi nhận tình trạng hạn hán. Nắng nóng khiến Trung Quốc phải phân bổ nguồn điện đến các lĩnh vực sản xuất. Trong ngành thép, gần 20 nhà máy đang phải ngừng hoạt động do thiếu điện.

Tồn kho quặng tại các cảng ở Trung Quốc đến này 12/8 là 138,6 triệu tấn, mức cao nhất 3 tuần. Tồn kho cao cũng là yếu tố ảnh hưởng đến giá quặng sắt, khiến giá mặt hàng này giảm.

Cuối tuần, trên Sàn giao dịch Thượng Hải giá thép tiếp tục giảm xuống mức 3.765 nhân dân tệ/tấn. Cụ thể, giá thép giao kỳ hạn tháng 1/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 51 nhân dân tệ, xuống mức 3.765 nhân dân tệ/tấn. Giá thép giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 17 nhân dân tệ xuống mức 4.013 nhân dân tệ/tấn.

Giá vật liệu hôm nay 21/8: Giá giảm sâu, sản lượng thép tiêu thụ vẫn ảm đảm - Ảnh 1.

Giá thép đã liên tục giảm tới 13-14 lần, đưa mặt bằng giá thép về còn 14,5 - 16 triệu đồng/tấn. Dù vậy, sản lượng thép tiêu thụ trong nước vẫn rất ảm đạm.

Giá vật liệu trong nước hôm nay 21/8

Trong nước, nhiều doanh nghiệp thép thông báo giảm giá thép lần thứ 14 liên tiếp trong hơn 3 tháng qua.

Cụ thể: Chiều 15/8, nhiều doanh nghiệp thông báo hạ giá sản phẩm lần thứ 14 liên tiếp kể từ ngày 11/5 với mức giảm lên đến 510.000 đồng/tấn. Giá thép hiện dao động quanh 14-16 triệu đồng/tấn.

Thép miền Nam điều chỉnh giảm lần lượt 360.000 đồng/tấn và 510.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau khi giảm hai loại thép trên còn 15,12 triệu đồng/tấn và 15,73 triệu đồng/tấn.

Giá vật liệu hôm nay 21/8: Giá giảm sâu, sản lượng thép tiêu thụ vẫn ảm đảm - Ảnh 2.

Diễn biến giá thép Hòa Phát. Nguồn: Steel Online

Tại khu vực miền Bắc, Hòa Phát điều chỉnh giảm 310.000 đồng/tấn đối với cả thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại này còn 14,57 triệu đồng/tấn và 15,43 triệu đồng/tấn. 

Với thép Việt Ý, CB240 và D10 CB300 giảm lần lượt 340.000 đồng/tấn và 350.000 đồng/tấn xuống còn 14,44 triệu đồng/tấn và 15,15 triệu đồng/tấn. Về thép Việt Đức, hai loại thép trên giảm lần lượt 310.000 đồng/tấn và 400.000 đồng/tấn xuống còn còn 14,44 triệu đồng/tấn và 15,1 triệu đồng/tấn.

Với thép Kyoei, giá hôm nay là 14,7 triệu đồng/tấn và 15,5 triệu đồng/tấn đối với CB240 và D10 CB300 sau giảm lần lượt 300.000 đồng/tấn và 290.000 đồng/tấn. 

Như vậy từ ngày 11/5, giá thép giảm liên tục 14 lần với tổng mức giảm lên đến khoảng 4,5-5,5 triệu đồng/tấn, tùy thương hiệu, loại thép và vùng miền.

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát điều chỉnh giảm giá với 2 dòng sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 xuống mức 14.570 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.430 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Ý tiếp tục giảm giá, hiện thép cuộn CB240 xuống mức 14.440 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.150 đồng/kg.

Thép Việt Đức cũng điều chỉnh giảm giá bán, hiện dòng thép cuộn CB240 xuống mức 14.440 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 xuống mức giá 15.100 đồng/kg.

Thương hiệu thép VAS giảm với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 có giá 14.410 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.800 đồng/kg.

Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 có giá 14.470 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.980 đồng/kg.

Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 giảm xuống mức 14.440 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 310 đồng có giá 14.950 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 16/8: Lần thứ 14 liên tiếp, giá thép trong nước giảm "sốc" đến 510.000 đồng/tấn - Ảnh 5.

Giá vật liệu hôm nay 21/8

Giá vật liệu hôm nay 16/8: Lần thứ 14 liên tiếp, giá thép trong nước giảm "sốc" đến 510.000 đồng/tấn - Ảnh 6.

Giá vật liệu hôm nay 21/8

Giá vật liệu hôm nay 16/8: Lần thứ 14 liên tiếp, giá thép trong nước giảm "sốc" đến 510.000 đồng/tấn - Ảnh 7.

Giá vật liệu hôm nay 21/8

Giá thép tại miền Trung

Tương tự miền Bắc, thép Hòa Phát đồng loạt giảm giá với 2 sản phẩm của hãng. Cụ thể, dòng thép cuộn CB240 xuống còn 14.780 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm xuống còn 15.480 đồng/kg.

Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 có giá 14.800 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.550 đồng/kg.

Thép VAS, với thép cuộn CB240 giảm xuống mức 14.440 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.800 đồng/kg.

Thép Pomina, với thép cuộn CB240 hiện có giá 14.980 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.390 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 16/8: Lần thứ 14 liên tiếp, giá thép trong nước giảm "sốc" đến 510.000 đồng/tấn - Ảnh 8.

Giá vật liệu hôm nay 21/8

Giá vật liệu hôm nay 16/8: Lần thứ 14 liên tiếp, giá thép trong nước giảm "sốc" đến 510.000 đồng/tấn - Ảnh 9.

Giá vật liệu hôm nay 21/8

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 giảm xuống mức 14.670 đồng/kg; tương tự thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 15.330 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 đứng ở mức 15.280 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.480 đồng/kg.

Thép VAS điều chỉnh giảm sâu, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 14.540 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 16/8: Lần thứ 14 liên tiếp, giá thép trong nước giảm "sốc" đến 510.000 đồng/tấn - Ảnh 10.

Giá vật liệu hôm nay 21/8

Giá vật liệu hôm nay 16/8: Lần thứ 14 liên tiếp, giá thép trong nước giảm "sốc" đến 510.000 đồng/tấn - Ảnh 11.

Giá vật liệu hôm nay 21/8

Giá thép đã liên tục giảm tới 13-14 lần, đưa mặt bằng giá về còn 14,5 - 16 triệu đồng/tấn. Dù vậy, sản lượng tiêu thụ thép trong nước vẫn rất ảm đạm.

Theo thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong 7 tháng năm 2022, kinh tế toàn cầu khó khăn khi lạm phát tăng cao, các ngành sản xuất tăng trưởng chậm lại; trong đó có các ngành công nghiệp sử dụng thép. Giá nguyên vật liệu sản xuất thép biến động mạnh, cụ thể giá các loại quặng sắt, thép phế, than cốc hồi đầu quý II/2022 đến nay liên tục giảm, với mức giảm 40-50% so với hồi cuối quý I/2022, các doanh nghiệp sản xuất thép bị ảnh hưởng rất lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, hiệu quả thấp.

Trước tình hình giá nguyên liệu đầu vào giảm, hàng loạt thương hiệu thép trong nước đã tiếp tục giảm giá những ngày đầu tháng 8/2022. Tính từ đầu tháng 5/2022 (thời điểm bắt đầu chuỗi tăng), giá thép đã điều chỉnh giảm tổng mức giảm đến nay đã lên tới 3,6 - 5 triệu đồng/tấn, tùy từng doanh nghiệp và từng chủng loại sản phẩm, đưa giá thép về mốc 14,5 - 16 triệu đồng/tấn.

Theo Hiệp hội Thép Thế giới, sản lượng thép thô thế giới của 64 quốc gia trong tháng 6 năm 2022 đạt 158,1 triệu tấn, giảm 5,9% so với tháng 6 năm 2021. Nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới - Trung Quốc - đã chứng kiến sản lượng thép trong 6 tháng đầu năm nay giảm 6,5% so với năm ngoái, một phần do ảnh hưởng của chính sách "Zero Covid".

Tuy nhiên, ngay cả khi những hạn chế đó được nới lỏng, sản lượng trong tháng 6 vẫn thấp hơn 3,3% so với năm trước. Sản lượng sản xuất thép giảm cũng được các chuyên gia dự báo về những gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với ngành thép toàn cầu. Theo đó, với tỷ lệ lạm phát tràn lan trên toàn cầu, chính sách điều chỉnh lãi suất của các ngân hàng trung ương khiến các chuyên gia lo ngại nền kinh tế sẽ bị đẩy vào suy thoái, do đó nhu cầu sẽ giảm đối với tất cả các mặt hàng, không chỉ riêng thép.

VSA lý giải, giá nguyên vật liệu giảm liên tục từ cuối tháng 4/2022 đến nay khiến thị trường chững lại. Nhu cầu tiêu thụ thép giảm sút do mùa vụ và giải ngân đầu tư công chậm. Các nhà phân phối, đại lý thép tìm cách giảm tồn kho, chỉ mua loại và lượng hàng cần thiết đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đa phần các nhà máy đều trong tình trạng khó khăn do hàng tồn kho giá cao. Mức độ cạnh tranh giữa các nhà máy ngày càng khốc liệt về giá bán. 

Với việc nhu cầu nội địa yếu, giá thép giảm có thể khiến nhà đầu tư dễ tiếp cận với các công trình đầu tư công đã được phê duyệt hơn, nhưng điều này cũng phụ thuộc vào tiến độ giải ngân các dự án. Những biến động khó lường của thị trường nguyên vật liệu và việc giải ngân đầu tư công vẫn chậm khiến cho thị trường về cuối năm ảm đạm...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem