Giá xăng dầu hôm nay 11/1: Giá xăng dầu giảm chiều nay?

Nguyễn Phương Thứ tư, ngày 11/01/2023 08:14 AM (GMT+7)
Giá xăng dầu hôm nay 11/1: Giá dầu thô giảm nhẹ trong phiên giao dịch sáng nay sau khi tăng vào phiên trước. Giá xăng bán lẻ trong kỳ điều hành chiều nay (11/1) được dự báo có thể giảm do giá xăng dầu thế giới hạ nhiệt.
Bình luận 0

Thông điệp về tính độc lập trong chính sách tiền tệ của Chủ tịch Fed Jerome Powell đã làm gia tăng lo ngại về nguy cơ suy thoái khi mặt bằng lãi suất duy trì ở mức cao và có thể tăng thêm đã khiến giá dầu hôm nay đi xuống.

Giá xăng dầu hôm nay 11/1: Dầu quay đầu giảm trước lo ngại suy thoái

Giá dầu thế giới được ghi nhận vào sáng ngày 11/1 (8h00 theo giờ Việt Nam) cụ thể như sau: Dầu thô WTI của Mỹ ổn định ở mức 74,757 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent ở mức 79,758 USD/thùng.

Trước đó, ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 11/1/2023, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2023 đứng ở mức 74,65 USD/thùng, giảm 0,47 USD trong phiên.

Trong khi giá dầu Brent giao tháng 3/2023 đứng ở mức 79,55 USD/thùng, giảm 0,55 USD trong phiên.

Giá xăng dầu hôm nay 11/1: Giá xăng dầu giảm chiều nay? - Ảnh 1.

Giá xăng dầu hôm nay 11/1: Dầu quay đầu giảm trước lo ngại suy thoái

Giá xăng dầu hôm nay 11/1: Giá xăng dầu giảm chiều nay? - Ảnh 2.

Giá xăng dầu hôm nay 11/1: Dầu quay đầu giảm trước lo ngại suy thoái

Giá xăng dầu hôm nay 11/1: Giá xăng dầu giảm chiều nay? - Ảnh 3.

Giá xăng dầu hôm nay 11/1: Dầu quay đầu giảm trước lo ngại suy thoái

Giá xăng dầu hôm nay 11/1: Giá xăng dầu giảm chiều nay? - Ảnh 4.

Giá xăng dầu hôm nay 11/1: Dầu quay đầu giảm trước lo ngại suy thoái

Giá dầu hôm nay quay đầu giảm sau khi thị trường ghi nhận thông điệp về sự độc lập trong thực hiện chính sách tiền tệ và nhiệm vụ ưu tiên chính của Fed, bất chấp tác động tiêu cực của nó đối với các đợt tăng lãi suất.

Thông điệp trên của Fed đã dấy lên lo ngại cơ quan này sẽ tiếp tục thực hiện thêm các đợt tăng lãi suất để hướng mực tiêu hạ nhiệt lạm phát. Điều này đồng nghĩa với áp lực chi phí đối với các hoạt động kinh tế sẽ lớn hơn.

Giá dầu hôm nay giảm còn do đồng USD phục hồi nhờ kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất.

Những dự báo không mấy lạc quan của các ngân hàng lớn trên thế giới về triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2023 cũng là tác nhân tác động tiêu cực đến giá dầu.

Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, giá dầu ngày 11/1 cũng được hỗ trợ bởi dự báo triển vọng tiêu thụ nhiên liệu toàn cầu.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng ở mức 4,3% trong năm 2023, cao hơn đáng kể mức 3% của năm 2022. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu năng lượng, trong đó có dầu thô, sẽ được cải thiện đáng kể.

Theo dự báo của S&P, nhu cầu dầu của Trung Quốc có thể đạt mức 15,7 triệu thùng/ngày, cao hơn 700.000 thùng so với năm 2022.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cũng vừa đưa dự báo tiêu thụ nhiên liệu lỏng toàn cầu năm 2024 sẽ đạt 102,2 triệu thùng nhờ tăng cường nhu cầu từ các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ.

Theo nhiều nguồn tin, Trung Quốc đã điều chỉnh hạn ngạch nhập khẩu dầu thô cho năm 2023. Quốc gia này sẽ nâng tổng hạn ngạch năm nay thêm 20% so với mức cùng kỳ năm ngoái.

Giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống trong phiên giao dịch 10/1, giữa bối cảnh thị trường ngày càng gia tăng dự đoán rằng việc Mỹ - quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới - tiếp tục tăng lãi suất sẽ làm chậm đà tăng trưởng kinh tế và hạn chế nhu cầu nhiên liệu.

Chiều phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 3/2023 giảm 33 xu Mỹ (0,4%), xuống 79,32 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ WTI cũng hạ 29 xu Mỹ (0,4%), xuống 74,34 USD/thùng.

Cả hai loại dầu này đều tăng 1% trong phiên giao dịch đầu tuần này, sau khi Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới và cũng là nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, mở cửa biên giới trở lại sau khi dỡ bỏ hầu hết các hạn chế liên quan tới đại dịch Covid-19 vào cuối tuần trước.

Hai quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tuần này dự kiến lãi suất chủ chốt của ngân hàng này - hiện ở mức 4,25-4,5% - cần tăng lên mức 5-5,25% để kiểm soát lạm phát.

Các nhà hoạch định chính sách của Fed cho biết dữ liệu lạm phát mới được công bố vào cuối tuần này sẽ giúp họ quyết định liệu ngân hàng này có thể làm chậm tốc độ tăng lãi suất tại cuộc họp sắp tới hay không, chỉ tăng 0,25 điểm phần trăm, thay vì mức tăng lớn hơn mà họ đã áp dụng trong hầu hết năm 2022.

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước

Tại thị trường trong nước, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ 15h ngày 3/1. Giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt tăng từ 15h ngày 3/1/2023 sau biến động tăng lên của giá xăng dầu thế giới và sau khi áp dụng thuế bảo vệ môi trường mới.

Cụ thể, theo thông báo của các doanh nghiệp xăng dầu, từ 15h ngày 3/1, giá xăng E5 tăng 330 đồng/lít, giá bán là 21.350 đồng/lít. Giá xăng RON 95 tăng 350 đồng/lít, giá bán 22.150 đồng/lít. Giá dầu diesel giữ nguyên (giá bán là 22.150 đồng/lít). Dầu hỏa tăng 600 đồng/lít, giá bán là 22.760 đồng/lít.

Giá xăng dầu hôm nay 11/1: Giá xăng dầu giảm chiều nay? - Ảnh 5.

Được biết, giá xăng bán lẻ trong kỳ điều hành chiều nay (11/1) được dự báo có thể giảm do giá xăng dầu thế giới hạ nhiệt.

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 11/1 như sau: Xăng E5 RON 92 không cao hơn 21.352 đồng/lít (tăng 332 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); thấp hơn xăng RON 95-III 802 đồng/lít; Xăng RON 95-III: không cao hơn 22.154 đồng/lít (tăng 347 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 22.151 đồng/lít (giữ nguyên so với mức bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa: không cao hơn 22.767 đồng/lít (tăng 601 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 13.740 đồng/kg (tăng 107 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành).

Cũng theo Bộ Công Thương, kỳ điều hành này, giá xăng dầu trong nước chịu ảnh hưởng tăng giá của giá xăng dầu thế giới và thuế bảo về môi trường (theo Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 ngày 30/12/2022 của Ủy ban thường Vụ Quốc hội, áp dụng từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/12/2023) nên để hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và người tiêu dùng, bình ổn giá xăng dầu trong nước theo quy định, Liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định giảm mức trích lập Quỹ BOG đối với tất cả các loại xăng dầu, trong đó ngừng trích lập với xăng và dầu mazut do giá tăng cao, bên cạnh đó thực hiện chi Quỹ BOG với xăng và dầu mazut để hạn chế mức tăng giá cao so với giá kỳ trước.

Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 21/12/2022-03/01/2023) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: Diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc và việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19; việc Nga có khả năng cấm cung cấp dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ đối với các quốc gia áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga; nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu,…các yếu tố này tác động làm giá xăng dầu có diễn biến tăng giảm đan xen nhưng nhìn chung là tăng.

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 21/12/2022 và kỳ điều hành ngày 03/01/2023 là: 89,110 USD/thùng xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 (tăng 5,897 USD/thùng, tương đương tăng 7,08% so với kỳ trước); 92,513 USD/thùng xăng RON 95 (tăng 5,217 USD/thùng, tương đương tăng 6,04% so với kỳ trước); 114,617 USD/thùng dầu hỏa (tăng 5,640 USD/thùng, tương đương tăng 5,17% so với kỳ trước); 113,466 USD/thùng dầu điêzen (tăng 0,969 USD/thùng, tương đương tăng 0,86% so với kỳ trước); 397,361 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (tăng 29,293 USD/tấn, tương đương tăng 7,95% so với kỳ trước).

Đáng lưu ý, tại kỳ điều chỉnh giá hôm 3/1, cơ quan điều hành tiếp tục không trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu với xăng E5 và RON 95; trích lập quỹ với dầu diesel là 605 đồng/lít, dầu hỏa 200 đồng/lít, dầu mazut 100 đồng/kg.

Ngoài ra, giá xăng dầu trong nước còn tăng theo giá xăng dầu thế giới và thuế bảo vệ môi trường, áp dụng từ 1/1- hết 31/12/2023) nên liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định giảm mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với tất cả các loại xăng dầu, trong đó ngừng trích lập với xăng và dầu mazut do giá tăng cao; chi quỹ với xăng và dầu mazut.

Từ ngày 1/1, giá bán lẻ xăng dầu đã được cập nhật mới, với mức tăng khá cao sau khi Quốc hội thông qua thuế bảo vệ môi trường mới với xăng dầu.

Cụ thể, giá xăng E5 tăng 1.045 đồng/lít, giá bán không quá 21.020 đồng/lít. Giá xăng RON 95 tăng 1.100 đồng/lít, giá bán không cao hơn 21.807 đồng/lít. Giá dầu diesel tăng 550 đồng/lít, giá bán không cao hơn 22.151 đồng/lít.

Đại diện Bộ Công Thương cho hay, kỳ điều hành giá vẫn theo quy định là ngày 3/1/2023. Nhưng từ 0h ngày 1/1/2023, giá xăng dầu được “điều chỉnh” là theo mức thuế bảo vệ môi trường mới.

"Lưu ý là chỉ cập nhật mức thuế bảo vệ môi trường mới vào giá của kỳ hiện hành", đại diện Bộ Công Thương lưu ý.

Được biết, giá xăng bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều hành chiều nay (11/1) được dự báo có thể giảm do giá xăng dầu thế giới hạ nhiệt.

Giá xăng dầu trong nước sẽ được liên Bộ Tài chính - Công Thương điều chỉnh tại kỳ điều hành giá chiều nay. Dự kiến, giá xăng dầu sẽ giảm nhẹ trong khoảng 100 đến 300 đồng/lít (kg). Song, mức giảm còn tùy thuộc vào mức sử dụng Quỹ bình ổn giá của cơ quan điều hành.

Kể từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã được điều chỉnh 2 lần và cả 2 lần đều tăng. Lần tăng đầu tiên là vào ngày 1/1 theo mức thuế bảo vệ môi trường mới. Lần tăng thứ hai là vào kỳ điều hành giá ngày 3/1.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem