Thứ ba, 14/05/2024

Giảm 50% thuế nhập khẩu không có tác động đến giá xăng dầu trong nước?

11/08/2022 6:30 AM (GMT+7)

Theo giới chuyên gia, việc xăng dầu được giảm thuế nhập từ 20% xuống 10% không có tác động làm giảm giá xăng dầu trong nước. Mục đích chỉ làm đa dạng hoá nguồn cung trước biến động khó lường thời gian tới.

Giảm 10% thuế suất thuế nhập xăng dầu có vô nghĩa với giá xăng?

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Trịnh Quang Khanh, Phó chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) cho rằng: Giảm thuế MFN từ 20% xuống 10% không tác động gì đến sự thay đổi giá xăng dầu thành phẩm trong nước. Hiện nay các đầu mối nhập khẩu vẫn thực hiện nhập khẩu từ các nước có ký kết FTAs như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore hay Thái Lan để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt 8%.

"Mục đích của việc giảm thuế nhập MFN từ 20% xuống 10% chỉ để đa dạng hoá nguồn cung, không lệ thuộc thị trường nhất định. Trong tương lai, nếu cung ứng khó khăn, các đầu mối nhập xăng dầu mới có thể tính đến nhập xăng dầu từ các nước mà Việt Nam ưu đãi thuế 10%.


Vì sao giảm 50% thuế nhập xăng dầu không làm giảm giá xăng dầu trong nước? - Ảnh 1.

Theo các chuyên gia, thuế nhập khẩu xăng dầu giảm 10% sẽ không giúp giảm giá xăng dầu trong nước (Ảnh: DT).

Thực chất hiện nay không ai bỏ nơi có thuế suất 8% để đi nhập nơi có thuế suất 10% cả, cao từ 1-2% là rất lớn. 

Trao đổi với PV, ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch VINPA nhấn mạnh: Thuế suất chênh 1% là cũng đủ để doanh nghiệp đầu mối cân nhắc nhập khẩu. 

"Chả ai muốn nhập khi thuế suất cao thế, chênh 1% họ đã không nhập rồi. Giá bây giờ tính theo cent, 1% thuế suát thì chênh nhau cả 1 USD/ lít thì chẳng ai dại gì nhập cả", ông Bảo nói.

Ngoài vấn đề thuế nhập, nhiều doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cho rằng đàm phán giá tương lai, tiến độ giao hàng, chi phí thoả thuận, đồng tiền thanh toán… cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá nhập khẩu. Với khách hàng mới, đối tác mới, muốn mua nhiều sẽ phải ký quỹ, ứng trước số tiền lớn, trong khi đó các giao dịch với đối tác mới sẽ mất khá nhiều thời gian đàm phán, tìm hiểu trước khi "chốt" nhập xăng dầu về nước. Điều này sẽ mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu và thương thảo về giá. 

Hiện nay, công thức giá cơ sở của xăng dầu bao gồm thuế nhập khẩu 8-10% (đối với thị trường FTA) và 20% đối với các thị trường khác, nằm trong WTO; thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế VAT 10% và thuế bảo vệ môi trường 1.000 đồng/ lít (hết 31/12).

Có thể thấy rõ xăng dầu thành phẩm của Việt Nam hiện nay phần lớn nhập từ các nước được cấp ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu theo cơ chế riêng của các FTAs.

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, hết 7 tháng năm 2022, Việt Nam nhập hơn 5,4 triệu tấn xăng dầu các loại, tăng 14,5%; kim ngạch đạt 5,7 tỷ USD, tăng hơn 120% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng mặt hàng xăng, Việt Nam phải nhập hơn 990.000 tấn, trị giá hơn 1,1 tỷ USD, dầu diesel là hơn 3,1 triệu tấn, kim ngạch đạt 3,2 tỷ USD.

Phần lớn xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu từ các nước mà Việt Nam ký kết hiệp định thương mại tự do song hoặc đa phương (FTAs) được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt chỉ 8%.

Cụ thể lượng xăng dầu thành phẩm nhập từ Hàn Quốc, Malaysia, Singapore và Thái Lan trong 7 tháng qua là 4,56 triệu tấn, chiếm trên 84% tổng lượng hàng này nhập về Việt Nam.

Riêng xăng dầu Hàn Quốc là 2,3 triệu tấn, kế đến là xăng dầu Malaysia 814.000 tấn, xăng dầu Singapore hơn 752.000 tấn và xăng dầu Thái Lan hơn 700.000 tấn.

Năm 2021, lượng xăng dầu của các thị trường mà Việt Nam có cơ chế ưu đãi thuế nhập khẩu đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Thái Lan chiếm 91% (đạt 6,3 triệu tấn/ tổng số 6,9 triệu tấn). Với việc từ tháng 2/2022, 

Có thể khẳng định, việc giảm thuế nhập khẩu MFN đối với xăng dầu khó có thể kỳ vọng giảm giá xăng dầu trong nước do đây là chính sách dự phòng, đa dạng hoá nguồn cung tương lai. Tuy nhiên, đối với một thị trường mà tâm lý chi phối lớn đến sự tăng giảm của giá cả, chắc chắn chính sách này cũng ít nhiều tác động về mặt xã hội, xoa dịu nguồn cung, gián tiếp giảm nhiệt xăng dầu.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.

Ngân hàng, ăn ở cái tên?

Ngân hàng, ăn ở cái tên?

Ngân hàng LPBank vừa quyết định đổi bộ tên mới. Tên viết tắt bằng tiếng Anh họ vẫn để là LPBank, đây là quyết định phù hợp với thị trường, với nhận thức của người tiêu dùng.