Giao dịch tiền điện tử Bitcoin tăng vọt khi các lệnh trừng phạt tấn công tiền tệ của Nga

Huỳnh Dũng Thứ sáu, ngày 11/03/2022 13:28 PM (GMT+7)
Ngân hàng Trung ương Nga vẫn giữ vững lập trường trước đây của mình, một lần nữa kêu gọi cấm tiền điện tử, mặc dù người Nga đổi đồng nội tệ RUB của họ lấy tiền điện tử đang đạt mức cao kỷ lục.
Bình luận 0

Đồng RUB (rúp) giảm xuống mức thấp kỷ lục khi người Nga mua đồng ảo Bitcoin, Tether

Đồng rúp của Nga đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt và kết quả là tiền điện tử đang nổi lên như một hàng rào an toàn để tránh ảnh hưởng của lạm phát. Trong khi đó, tiền điện tử cũng đang được chú ý gần đây do cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraine. Ukraine đã nhận được khoản tiền điện tử tài trợ trị giá hơn 59,2 triệu đô la tính cho đến nay.

Điều thú vị cần lưu ý là thực tế khi các lệnh trừng phạt và ràng buộc vốn có hiệu lực, khối lượng giao dịch trao đổi Bitcoin ngang hàng ở Nga đã tăng gấp ba lần, tăng hơn 240% so với mức trung bình, tính từ ngày 28 tháng 2 và khối lượng giao dịch này tiếp tục tăng mạnh cho đến hiện tại. Các chuyên gia cho rằng, điều này có thể là do các doanh nghiệp Nga đã chấp nhận Bitcoin để tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây. 

Giao dịch tiền điện tử tăng vọt khi các lệnh trừng phạt tấn công tiền tệ của Nga. Ảnh: @AFP.

Giao dịch tiền điện tử tăng vọt khi các lệnh trừng phạt tấn công tiền tệ của Nga. Ảnh: @AFP.

Hơn nữa, một số lượng lớn công dân bình thường ở Nga đang chuyển sang sử dụng Bitcoin như một hàng rào chống lại lạm phát tăng vọt. Trong khi đó đồng rúp của Nga đang giảm giá nhanh chóng và đã chạm mức giá trị thấp nhất trong 12 tháng so với đồng USD.

Trước đó vào đầu tháng 3/2022, sàn giao dịch tiền điện tử của Nga BestChange.ru đã rơi vào tình trạng ngoại tuyến, dẫn đến suy đoán rằng đó là kết quả của tin tặc hoặc do một lượng lớn người dùng cố gắng mua bitcoin và các loại tiền điện tử khác bằng đồng Rúp.

Các số liệu cho thấy mối quan tâm gia tăng đối với tiền điện tử của người Nga sau khi các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Moscow, vì cuộc xâm lược Ukraine gây ảnh hưởng đến đồng nội tệ. Đồng rúp của Nga đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, mất một phần ba giá trị cho đến nay trong năm nay, sau khi phương Tây tăng cường các biện pháp trừng phạt, bao gồm cả việc chặn các ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.

Ông Bendik Norheim Schei của Arcane cho biết: "Những người sử dụng đồng rúp đang cố gắng thoát khỏi nó do sự mất giá mạnh sau tất cả các lệnh trừng phạt".

"Trong điều kiện thị trường hiện tại, tôi không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy các nhà đầu tư, ít nhất là những người ở Nga đã và đang tìm kiếm tiền điện tử để giao dịch sở hữu, chấp nhận rủi ro thị trường liên tục biến động của loại tiền tệ này. Điều này là để người Nga trú ẩn giá trị tiền bạc của họ, chứ không phải là dùng để đầu tư trong tình hình căng thẳng như thế này".

Trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra gay gắt với Ukraine, ngân hàng trung ương Nga một lần nữa kêu gọi chính phủ ban hành lệnh cấm hoàn toàn đối với tiền điện tử theo báo cáo của các cơ quan Nga công bố vào hôm qua 10/3.

Ngân hàng Trung ương Nga tuyên bố rằng lập trường của họ về tiền điện tử không thay đổi. Ngân hàng Trung ương đã tuyên bố công khai rằng họ coi tiền điện tử là cực kỳ rủi ro và tương tự như các kế hoạch "kim tự tháp" có thể phá hoại đời sống tài chính của những người Nga bình thường,

Trước đó, vào tháng 1/2022, Ngân hàng Trung ương Nga đã đề xuất lệnh cấm giao dịch tiền điện tử, khai thác và thanh toán hàng hóa và dịch vụ. Điều này khiến tiền điện tử giảm xuống mức thấp kỷ lục, Bitcoin giảm xuống còn 35.000 USD.

Giá trị tài sản tiền điện tử nắm giữ của cư dân Nga dự kiến trị giá gần 2 nghìn tỷ RUB, tương đương gần 26 tỷ đô la, theo dữ liệu của chính phủ Nga. Moscow hiện đang hạn chế việc sử dụng tiền điện tử như một lựa chọn thanh toán nhưng đang làm việc trên một khuôn khổ pháp lý để điều chỉnh chúng. Dự thảo luật "Về tiền tệ kỹ thuật số" của Nga được Bộ Tài chính đệ trình vào tháng 2, hiện đang được chính phủ xem xét.

Bộ Tài chính Nga, cùng với phần còn lại của chính phủ liên bang có quan điểm về tiền điện tử khác biệt với Ngân hàng Trung ương Nga. Họ quan điểm rằng, tiền điện tử nên được cấp phép với nhiều quy định ràng buộc để kiểm soát hơn là cấm cửa hoàn toàn.

Bitcoin  (CRYPTO: BTC ) - tiền điện tử hàng đầu thế giới đã chứng kiến sự phục hưng ở Nga khi khối lượng giao dịch của nó bằng đồng rúp Nga tăng vọt sau khi căng thẳng quốc tế gia tăng do cuộc xâm lược Ukraine của quốc gia này. Ảnh: @AFP.

Bitcoin (CRYPTO: BTC ) - tiền điện tử hàng đầu thế giới đã chứng kiến sự phục hưng ở Nga khi khối lượng giao dịch của nó bằng đồng rúp Nga tăng vọt sau khi căng thẳng quốc tế gia tăng do cuộc tấn công Ukraine của quốc gia này. Ảnh: @AFP.

Tổng thống Vladimir Putin trước đó đã yêu cầu người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina, Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov và Phó Thủ tướng Dmitry Grigorenko phải hội ý kỹ để đạt được đồng thuận về vấn đề có lợi nhất cho nền kinh tế Nga. Putin trước đây cũng từng chia sẻ về lợi thế của Nga khi nói đến khai thác tiền điện tử.

Các biện pháp kiềm chế đối với Nga, các bên cho vay, các công ty và cá nhân chủ chốt, cũng như các biện pháp chống lại Moscow đã cắt tài sản của Nga ngày càng ra khỏi thị trường tài chính toàn cầu và khiến các nhà đầu tư khó giao dịch bất kỳ loại chứng khoán nào.

Aaron Hurd, giám đốc danh mục đầu tư tiền tệ cấp cao tại State Street Global Advisors cho biết: "Rất khó để giao dịch đồng rúp sau các lệnh trừng phạt. "Tính thanh khoản đã biến mất và thị trường trở nên rất biến động ở Nga".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem