Thứ sáu, 26/04/2024

Hai lực đẩy kinh tế để La Gi lên thành phố

10/10/2021 1:00 PM (GMT+7)

Tiềm năng du lịch biển còn bỏ ngỏ, hệ thống hạ tầng từng bước được đầu tư, nhờ đó La Gi có nhiều triển vọng "thay da đổi thịt" trước thời điểm lên thành phố.

Cách TP.HCM 150km về phía Đông, biển La Gi vẫn còn những bãi tắm đậm chất nguyên sơ, cùng nhiều món hải sản đặc sắc. Cư dân La Gi vẫn giữ được nét giản đơn của người dân vùng biển chưa quen làm dịch vụ. Đây cũng là lợi thế của La Gi trong bối cảnh nhiều thành phố du lịch Việt Nam đang bị bê tông hoá.

Không chỉ sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, La Gi còn nổi tiếng với hai di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia là dinh Thầy Thím và đình Vạn Phước Lộc, cùng ba di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh (Dốc Ông Bằng, Hòn Bà, Vạn Tân Phú)... Trong đó, lễ hội văn hóa du lịch dinh Thầy Thím được xem là 1 trong 6 lễ hội lớn của Bình Thuận, thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách mỗi năm.

Hai lực đẩy kinh tế để La Gi lên thành phố - Ảnh 1.

Một góc trung tâm thị xã La Gi. Ảnh Quốc Dũng

Dù được thiên nhiên ưu đãi, du lịch La Gi vẫn chưa phát triển đúng tiềm năng vốn có. Theo Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã, đến nay trên địa bàn chỉ có gần 100 cơ sở lưu trú du lịch có tổng sức chứa khoảng 4.790 khách mỗi đêm. Trước thời điểm dịch Covid-19, bình quân thị xã đón khoảng 300.000 lượt mỗi năm, riêng khách lưu trú chiếm khoảng 40% tổng lượt du khách. Những con số còn quá khiêm tốn so với những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Việt Nam.

Theo tiến sĩ Trần Nguyễn Minh Hải, Đại học Ngân hàng TP HCM, La Gi chưa phát triển đúng tiềm năng vốn có do hai lý do chính:

Thứ nhất, ở thời điểm hiện tại, do cách biệt về hạ tầng sân bay và cao tốc, khách hàng miền Bắc và quốc tế hạn chế lựa chọn La Gi hay Phan Thiết làm điểm đến. Mặt khác, khi cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết chưa hoàn thành, khách du lịch TP HCM ít nghĩ tới La Gi khi thời gian di chuyển tới thị xã mất khoảng 3 giờ đồng hồ.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng du lịch tại La Gi kém phát triển. Hiện tại La Gi thiếu hoàn toàn những resort 5 sao, thiên đường giải trí về đêm, phố mua sắm và tụ điểm vui chơi. Khách đến La Gi gần như chỉ có ba lựa chọn: tắm biển, ăn hải sản và du lịch khám phá cảnh đẹp.

Tuy nhiên, bà Minh Hải cũng đánh giá La Gi đang đứng trước thời điểm "chín muồi" để thay da đổi thịt. Bởi lẽ, cách biệt về hạ tầng ngăn cản khách du lịch miền Bắc và quốc tế tiếp cận La Gi sẽ được giải quyết triệt để trong vài năm tới. Cụ thể, tới năm 2022, hai công trình trọng điểm là cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và sân bay Phan Thiết sẽ đi vào hoạt động. Với lợi thế nằm ở tâm điểm của tuyến đường ven biển với hai đầu mút là sân bay Long Thành và Phan Thiết, du khách chỉ mất 1 giờ để di chuyển từ các sân bay tới La Gi.

Hai lực đẩy kinh tế để La Gi lên thành phố - Ảnh 2.

Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đã hiện rõ hình hài và đảm bảo tiến độ thi công để hoàn thành vào cuối năm 2022. Ảnh: Phước Tuấn

Ngoài ra, thực trạng thiếu thốn về dịch vụ của La Gi cũng sẽ được giải quyết khi các chủ đầu tư đồng loạt khởi công các dự án lớn. Cụ thể, vào đầu tháng 9, khu nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp khu dân cư De Lagi do Công ty Cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy làm chủ đầu tư đã có động thái mới về việc thi công. Khi hoàn thành, dự án này sẽ là khu resort 5 sao đầu tiên của La Gi.

Hai lực đẩy kinh tế để La Gi lên thành phố - Ảnh 3.

Phối cảnh Lagi New City - phức hợp đô thị thương mại - dịch vụ và du lịch biển đầu tiên được phát triển tại La Gi.

Mới đây, Tập đoàn Danh Khôi và DKRA Vietnam cũng hé lộ dự án Lagi New City ở trung tâm thị xã La Gi. Dự án có quy mô 43,4 ha, sở hữu 1,6km mặt biển với , pháp lý sở hữu lâu dài. Khi hoàn thành, Lagi New City được kỳ vọng sẽ trở thành trái tim giải trí về đêm đầu tiên của La Gi, giải quyết bài toán ăn gì, chơi gì, mua gì cho hàng triệu khách du lịch đến La Gi trong hai năm tới.

"Dự án quy tụ những con phố shopping - ẩm thực - giải trí sắc màu, sôi động. Nếu phố shopping tập trung hàng trăm thương hiệu đặc sản và đồ mỹ nghệ địa phương, phố ẩm thực là nơi quy tụ những cửa hàng hải sản và ẩm thực đặc sắc, thì phố giải trí là điểm đến ưa thích về đêm với hàng chục quán bar, pub, câu lạc bộ đêm... giúp khách đến La Gi lưu trú lâu hơn, tiêu nhiều tiền hơn", đại diện chủ đầu tư cho biết.

Theo các chuyên gia, lực đẩy từ tiềm năng du lịch, các công trình hạ tầng và những đại dự án được kỳ vọng sẽ khiến diện mạo du lịch của La Gi thay da đổi thịt nhanh chóng, đưa lượng khách đến vùng đất mới này nhiều hơn trong tương lai.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đừng chờ giá chung cư giảm sâu hơn

Đừng chờ giá chung cư giảm sâu hơn

Giá chung cư được dự báo khó có thể giảm sâu hơn, diễn biến đi ngang trong ngắn hạn và sẽ phục hồi đà tăng khi thanh khoản cải thiện hơn thời gian tới.

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

Do hình thức đầu tư BT (xây dựng - chuyển giao) gặp quá nhiều vướng mắc, TP.HCM quyết định bỏ nhiều dự án BT, chuyển sang hình thức đầu tư khác.

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Ngôi nhà được gia chủ ví như một khu nghỉ dưỡng tại gia, là nơi "chữa lành" cho tâm hồn khi mọi không gian được bao quanh bởi cây xanh, đảm bảo sự riêng tư và yên tĩnh.

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Ý kiến trên được chuyên gia quy hoạch và kiến trúc đô thị đưa ra sau khi có thông tin chặt hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2 ở TP.HCM

Việt Nam có 2 Cảng hàng không vào Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Việt Nam có 2 Cảng hàng không vào Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Tổ chức Quốc tế Skytrax vừa công kết quả xếp hạng các sân bay trên thế giới năm 2024; trong đó, Việt Nam có 2 Cảng hàng không được vinh danh trong “Top 100 sân bay tốt nhất thế giới” là Cảng HKQT Nội Bài và Cảng HKQT Đà Nẵng.

Bình Dương sẽ thành đầu mối logistics quan trọng của vùng

Bình Dương sẽ thành đầu mối logistics quan trọng của vùng

Bình Dương xem dịch vụ logistics là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển, giai đoạn 2024 - 2030, góp phần chuyển dịch tỷ lệ dịch vụ trong cơ cấu kinh tế năm 2025 đạt 28%.