Hạn chế tình trạng “loạn giải thưởng”: Quy định đã có, nhưng thiếu chế tài xử lý

Hải Phong - Đức Hiếu Thứ sáu, ngày 15/08/2014 05:33 AM (GMT+7)
Theo tìm hiểu của PV, trước năm 2010, tình trạng “loạn các loại giải thưởng” cũng đã diễn ra nhiều gây nên bức xúc cho doanh nghiệp. 
Bình luận 0

Thời điểm đó, thống kê sơ bộ của Ban Thi đua khen thưởng T.Ư đã cho thấy có khoảng hơn 100 loại giải thưởng của các bộ, ngành.

Kể từ năm 2010, được sự tham mưu của Ban Thi đua khen thưởng T.Ư, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 51 về việc ban hành Quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp, nhờ đó việc kiểm soát tổ chức trao giải thưởng cũng đã được cải thiện, hạn chế nhiều trường hợp mượn danh tổ chức trao nhưng thực chất là để vận động tài trợ, xin tiền doanh nghiệp. Tuy nhiên, nói rằng hết hẳn tình trạng “loạn giải thưởng” thì cũng không đúng.

Những đơn vị này thường khá chuyên nghiệp trong khâu tổ chức. Vì thế tuy quy mô của giải thưởng nhỏ nhưng do họ giỏi quan hệ nên nhiều khi mời được một số đồng chí lãnh đạo cấp cao. Và cũng nhờ sự có mặt của những đồng chí này trong buổi lễ trao giải nên các đơn vị tổ chức tha hồ “nổ” về một giải thưởng tầm cỡ, uy tín với sự có mặt của lãnh đạo T.Ư để “câu” các doanh nghiệp, doanh nhân tham gia.

Theo Quyết định 51, các đơn vị đứng ra tổ chức các giải thưởng không được phép thu tiền của các đơn vị tham gia và cũng không được kêu gọi tài trợ. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng “lách luật” bằng nhiều cách. Bên cạnh đó, Quyết định 51 tuy bảo đảm việc quản lý nhà nước chặt chẽ hơn trong việc tổ chức các giải thưởng tôn vinh, nhưng lại chưa có chế tài để xử lý những tổ chức, đơn vị làm sai hay cố tình vi phạm. “Cùng lắm là “tuýt còi”, không cho tổ chức nữa chứ chưa ai bị xử lý”, một cán bộ của Ban thi đua khen thưởng T.Ư chia sẻ. Việc “loạn giải thưởng” như báo NTNN phản ánh qua loạt bài “Doanh nghiệp khiếp sợ… giải thưởng”, theo nhận định của vị cán bộ này, sẽ làm cho chất lượng của các giải thưởng không đảm bảo. “Chỉ những người muốn đánh bóng mình thì mới phải tìm cách có giải thưởng, nhưng nó không thực chất”, vị cán bộ này khẳng định.

Một trong những tiêu chí quan trọng của các lễ trao giải thưởng là phải được truyền hình trực tiếp. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể những giải thưởng như thế nào thì mới được truyền hình trực tiếp, giải nào thì không. Một lãnh đạo của Đài Truyền hình Việt Nam đã từng đề nghị Ban Thi đua khen thưởng T.Ư đề xuất Chính phủ cần có quy chế cụ thể giải thưởng ở tầm nào thì lãnh đạo mới đi dự, bởi nhiều giải thưởng không có uy tín nhưng có lãnh đạo T.Ư dự nên Đài vẫn phải truyền hình trực tiếp.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem