Thứ năm, 09/05/2024

Hòa Bình muốn biến chủ nợ thành cổ đông, hoán đổi gần 1.300 tỷ đồng tiền nợ sang cổ phiếu

08/08/2023 10:06 AM (GMT+7)

Phương án Hòa Bình đưa ra là phát hành riêng lẻ tối đa 107 triệu cổ phiếu, với giá 12.000 đồng/cổ phiếu cho các chủ nợ, mục đích là hoán đổi nợ của công ty với các chủ nợ. Nếu hoàn tất, Hòa Bình sẽ xóa được 1.284 tỷ đồng nợ và các chủ nợ sẽ trở thành cổ đông của Hòa Bình.

Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông bất thường, dự kiến tổ chức trực tuyến ngày 26/8 tới đây.

Đại hội sẽ thông qua một số nội dung, trong đó đáng chú ý là trình cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Khối lượng cổ phiếu dự kiến phát hành tối đa là 274 triệu cổ phiếu. Trong đó, phát hành riêng lẻ để hoán đổi nợ là 107 triệu cổ phiếu; chào bán riêng lẻ là 167 triệu cổ phiếu.

Nếu thành công theo kế hoạch, vốn điều lệ của Hòa Bình sẽ tăng thêm 2.740 tỷ đồng, lên hơn 5.481 tỷ đồng, gấp đôi vốn điều lệ hiện tại của công ty đang ở mức hơn 2.741,33 tỷ đồng.

Hòa Bình muốn biến chủ nợ thành cổ đông, hoán đổi gần 1.300 tỷ đồng tiền nợ sang cổ phiếu - Ảnh 1.

Hòa Bình muốn biến chủ nợ thành cổ đông, hoán đổi gần 1.300 tỷ đồng tiền nợ sang cổ phiếu. Ảnh: HBC

Theo tờ trình, Ban lãnh đạo Hòa Bình dự kiến phương án phát hành cổ phiếu với 3 phương án.

 Thứ nhất, Hòa Bình dự kiến phát hành riêng lẻ tối đa 107 triệu cổ phiếu, với mức giá 12.000 đồng mỗi cổ phiếu cho các chủ nợ của công ty. Mục đích là hoán đổi nợ của công ty với các chủ nợ chính là nhà cung cấp, nhà thầu phụ, nhà sản xuất…

Hòa Bình đưa ra tỷ lệ hoán đổi nợ là 1,2:1, tức cứ 12.000 đồng nợ sẽ hoán đổi được 1 cổ phiếu HBC phát hành thêm. Cổ phiếu được phân phối trực tiếp cho chủ nợ.

Thời gian thực hiện dự kiến là trong năm 2023 - 2024. Nếu hoàn tất như kế hoạch, Hòa Bình sẽ hoán đổi được 1.284 tỷ đồng nợ. Các khoản nợ sau khi hoán đổi sẽ được xóa bỏ và chủ nợ sẽ trở thành cổ đông của Hòa Bình.

Về phía Hòa Bình, giá trị các khoản nợ hoán đổi sẽ được hạch toán để tăng vốn chủ sở hữu. Vốn điều lệ tăng tương ứng với số cổ phiếu đã phát hành và khoản nợ được xóa, công ty không còn nghĩa vụ trả các khoản nợ đã được hoán đổi bằng tiền cho chủ nợ.

Hòa Bình muốn biến chủ nợ thành cổ đông, hoán đổi gần 1.300 tỷ đồng tiền nợ sang cổ phiếu - Ảnh 2.

Báo cáo thường niên 2022, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Hòa Bình cho biết tính đến ngày 30/6, có 98 nhà cung cấp, nhà thầu phụ đồng ý cấn trừ nợ bằng cổ phiếu, với giá trị 1.000 tỷ đồng. Ảnh: HBC

Về phương án xác định giá cổ phiếu, tỷ lệ hoán đổi, báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 có kiểm toán xác định giá trị giá cổ phiếu của Hòa Bình tại thời điểm 31/12/2022 là 4.262 đồng/cổ phiếu. Giá đóng cửa bình quân 30 phiên giao dịch gần nhất của cổ phiếu Hòa Bình là 9.592 đồng/cổ phiếu.

Như vậy, mức giá cổ phiếu Hòa Bình đưa ra hoán đổi cao hơn khoảng 20% so với giá cổ phiếu Hòa Bình đang giao dịch.

Báo cáo tài chính quý 2/2023 vừa công bố của Hòa Bình ghi nhận nợ phải trả hơn 13.407 tỷ đồng, gấp khoảng 10 lần vốn chủ sở hữu, trong đó nợ ngắn hạn hơn 11.947 tỷ đồng.

Báo cáo thường niên 2022, Hòa Bình cho biết tính đến ngày 30/6, có 98 nhà cung cấp, nhà thầu phụ đồng ý cấn trừ nợ bằng cổ phiếu, với giá trị 1.000 tỷ đồng.

Bên cạnh hoán đổi nợ, phương án thứ 2 được Hòa Bình trình cổ đông để phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, là công ty dự kiến chào bán cổ phiếu riêng lẻ đợt 1 tổng khối lượng tối đa 120 triệu cổ phiếu.

Mức giá chào bán cũng là 12.000 đồng/cổ phiếu. Đối tượng chào bán là các nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Thời gian phát hành dự kiến trong năm 2023 - 2024. Nếu hoàn tất như phương án này, công ty sẽ thu được khoảng 1.440 tỷ đồng. Số tiền thu được từ đợt phát hành này Hòa Bình sẽ dùng để thanh toán các khoản nợ và bổ sung vốn kinh doanh.

Phương án thứ 3 là chào bán cổ phiếu riêng lẻ đợt 2, với tổng khối lượng tối đa 47 triệu cổ phiếu, cũng với mức giá chào bán 12.000 đồng/cổ phiếu. Có thể thu 564 tỷ đồng để bổ sung vốn kinh doanh.

Hòa Bình muốn biến chủ nợ thành cổ đông, hoán đổi gần 1.300 tỷ đồng tiền nợ sang cổ phiếu - Ảnh 3.

Hòa Bình từng vượt Conteccons trở thành nhà thầu xây dựng lớn nhất Việt Nam. Ảnh: HBC

Thời gian dự kiến chào bán cổ phiếu riêng lẻ đợt 2 thực hiện sau khi hoàn tất chào bán đợt 1 ít nhất 6 tháng.

Tờ trình dự kiến trình cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông bất thường vài ngày tới cũng cho biết đến 27/7/2023, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại Hòa Bình 14,49% vốn điều lệ.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý II của Hòa Bình ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng đạt 2.297 tỷ đồng, giảm đến 44,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp trong quý II âm 69,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 88,7 tỷ đồng.

Đáng chú ý là trong quý II này, Hòa Bình ghi nhận khoản lợi nhuận khác 653 tỷ đồng, dẫn đến tổng lợi nhuận trước thuế đạt 585 tỷ đồng, tăng gấp 8,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế quý II đạt 546,3 tỷ đồng, tăng gấp 12 lần so với cùng kỳ.

Nhờ khoản lợi nhuận này mà luỹ kế 6 tháng đầu năm, Hòa Bình có lãi sau thuế 101,5 tỷ đồng, tăng đến 82,2% so với 6 tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, doanh thu 6 tháng đầu năm nay chỉ đạt 3.492 tỷ đồng, giảm 51% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

11 tuyến đường được thí điểm cho thuê vỉa hè ở quận 1 là những đường nào?

11 tuyến đường được thí điểm cho thuê vỉa hè ở quận 1 là những đường nào?

UBND quận 1 (TP.HCM) vừa công bố kế hoạch tổ chức thí điểm sử dụng một phần hè phố đủ điều kiện làm điểm kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa trên địa bàn.

Hòa nhịp sống xanh cùng cư dân Vincom Shophouse Royal Park Quảng Trị

Hòa nhịp sống xanh cùng cư dân Vincom Shophouse Royal Park Quảng Trị

Nổi bật giữa lòng thành phố Đông Hà sôi động, khu đô thị Vincom Shophouse Royal Park mở ra không gian sống lý tưởng với mật độ xây dựng chỉ 37% và 1/4 diện tích dành cho cây xanh mặt nước.

Đường sắt Việt Nam thiệt hại hơn 50 tỷ vì sập hầm Bãi Gió

Đường sắt Việt Nam thiệt hại hơn 50 tỷ vì sập hầm Bãi Gió

Sự cố sập hầm đường sắt Bãi Gió khiến nhiều hành khách và chủ hàng đã thay đổi phương tiện đường sắt bằng phương tiện khác dẫn đến doanh thu vận tải sau khi sự cố được khắc phục bị giảm, lãnh đạo TCT Đường sắt Việt Nam cho biết.

Chi tiết hoạt động, sự kiện Lễ hội Sông nước TP.HCM năm 2024

Chi tiết hoạt động, sự kiện Lễ hội Sông nước TP.HCM năm 2024

Lễ hội Sông nước TP.HCM năm 2024 là chuỗi hoạt động du lịch - văn hóa - giải trí - nghệ thuật - thể thao - ẩm thực - mua sắm...

Van Phuc City - bán đảo sở hữu hai bến du thuyền hiện đại, đẳng cấp

Van Phuc City - bán đảo sở hữu hai bến du thuyền hiện đại, đẳng cấp

Sau thời gian khởi công và triển khai xây dựng, tại bán đảo Van Phuc City đã tổ chức thành công buổi lễ khai trương bến du thuyền Marina Royal dưới sự quản lý và vận hành của Vietyacht – Nhà phân phối độc quyền các sản phẩm du thuyền hàng đầu Việt Nam vào chiều ngày 04/05/2024 vừa qua.

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Chương trình đào tạo về Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải (ETS) là một phần trong hoạt động hỗ trợ của Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) nhằm thúc đẩy triển khai thị trường carbon tại Việt Nam với sự hợp tác của Cục Biến đổi khí hậu (Cục BĐKH), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT).