Hội nông dân Sơn La: Bám sát quyền lợi của hội viên

Thứ hai, ngày 21/04/2014 11:03 AM (GMT+7)
Xác định đời sống vật chất, tinh thần của hội viên, nông dân (ND) chính là chất lượng của tổ chức hội, Hội ND xã Mường Bằng, huyện Mai Sơn, Sơn La luôn bám sát quyền lợi của hội viên, trợ giúp hội viên, ND nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bình luận 0
Xã Mường Bằng có 26 chi hội ND với gần 1.300 hội viên.

Nông dân hiểu trách nhiệm tự xóa nghèo

Theo ông Lò Văn Thịnh - Chủ tịch Hội ND xã Mường Bằng, mấy năm trở lại đây cơ sở hạ tầng của xã được Nhà nước đầu tư; tiến bộ khoa học trong sản xuất - kinh doanh được chuyển giao quyết liệt để “trao cần câu cho người dân câu cá”. Nhưng điều mừng nhất là nhận thức của người dân về trách nhiệm tự thân xóa nghèo được nâng lên rất nhiều. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước hầu như không còn nên hiệu quả lao động sản xuất được cải thiện rõ rệt.

Đến với bản Noong Lay, ông Lò Văn Vui phấn khởi cho biết: Chúng tôi được Hội ND phối hợp với lực lượng khuyến nông, Phòng Nông nghiệp huyện xây dựng nhiều mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện kinh tế hộ, như mô hình cá + lúa + gia cầm; vườn cây ăn quả, cây công nghiệp + gia cầm + đậu, đỗ; nương ngô 2 vụ + cây thực phẩm ngắn ngày… Những cách làm ấy trước đây chúng tôi chưa biết, nay được tập huấn kỹ càng, lại được hỗ trợ giống, vốn giá rẻ, đảm bảo chất lượng nên thành công ngay từ vụ đầu tiên”.

Bên bản Tằn Pầu, gia đình ông Mùa A Sình đang tập trung làm đất để kịp thời tra hạt mấy ngàn m2 đất trồng ngô. Ông Sình bảo: Ngày xưa cũng mảnh đất này nhưng đói vì chỉ làm 1 vụ. Bây giờ cán bộ bảo lấy cái giống ngắn ngày hơn, năng suất cao hơn về trồng, thế là được 2 vụ, tăng thu nhập vài chục triệu đồng so với cách làm cũ.

Ai cũng thích vào Hội


"Ở bản này, ngoài các khoản thu nhập dưới ruộng, trên nương, mỗi hộ đều có 1-2 con trâu, bò, dăm bảy con lợn và hàng chục con gia cầm. Nhà tôi cũng thoát nghèo từ mô hình chăn nuôi tổng hợp này đấy”.

Chị Lò Thị Yên

Không chỉ giúp ND những kiến thức mới để sản xuất, Hội ND huyện, Hội ND xã đã vào cuộc tháo gỡ những khó khăn cụ thể của từng bản, từng hộ. “Nhiều hộ còn nghèo, muốn thay đổi cách làm ăn nhưng thiếu vốn hoặc kinh nghiệm sản xuất còn lơ mơ.

Biết chuyện, cán bộ Hội ND đến ngay, ghi chép nhu cầu của dân, về tham mưu với Hội cấp trên, với xã, với huyện và doanh nghiệp. Thế là cán bộ khuyến nông có mặt hướng dẫn người dân; cần hạt giống, có hạt giống; cần phân bón, có phân bón, lại được mua trả chậm...

Những hộ muốn đầu tư lớn, cần vốn là được Hội xem xét giúp vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội. Nhờ thế, bà con đảm bảo được sản xuất và có nhiều nguồn thu. Ở bản này, ngoài các khoản thu nhập dưới ruộng, trên nương, mỗi hộ đều có 1-2 con trâu, bò, dăm bảy con lợn và hàng chục con gia cầm. Nhà tôi cũng thoát nghèo từ mô hình chăn nuôi tổng hợp này đấy” - chị Lò Thị Yên, dân bản Noong Lay bảo.

Gần nhà chị Yên là chị Lò Thị Minh. Chị Minh kể: “Mấy năm trước chăn nuôi hay dịch bệnh, bà con chán lắm. Nhưng dăm năm nay, cán bộ Hội ND đến từng nhà có gia súc, gia cầm, mỗi quý một lần kiểm tra, nhắc nhở tiêm phòng, hướng dẫn bảo vệ gia súc. Vì thế đàn gia súc, gia cầm phát triển nhanh. Hộ nghèo của xã chỉ còn gần 15%, bình quân thu nhập đầu người năm 2013 lên tới 19 triệu đồng. Thấy Hội làm tốt nên ai cũng muốn vào Hội, từ năm ngoái đến nay hội viên của chúng tôi đã tăng thêm 10% đấy”.
Kiều Thiện (Kiều Thiện)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem