Khám phá mộ chum cổ trong văn hóa Sa Huỳnh

Nguyễn Văn Sơn Thứ sáu, ngày 09/05/2014 07:48 AM (GMT+7)
Di chỉ văn hóa Sa Huỳnh được M.Vinet phát hiện năm 1909 ở khu vực giáp ranh giữa hai xã Phổ Khánh và Phổ Thạnh thuộc huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nằm ở phía Tây đầm An Khê (Gia Lai).
Bình luận 0
Văn hóa Sa Huỳnh là nền văn hóa thuộc giai đoạn sơ kỳ đồ sắt của cư dân nông nghiệp ven biển ven Việt Nam, cách đây 3.000 - 2.500 năm, hoặc cuối thiên niên kỷ thứ 1 trước Công Nguyên.

Năm 1923, người Pháp đã tiến hành khai quật, nhiều tài liệu được thông báo trong tập san Viễn đông Bác cổ cũng như công bố của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu nước ngoài về văn hóa Sa Huỳnh.

Kể từ đó, những bí ẩn của nền văn hoá này đã được rất nhiều các nhà khoa học, khảo cổ học trong và ngoài nước nghiên cứu. Và từ đó đến nay, ngót 100 di tích thuộc văn hoá Sa Huỳnh đã được phát hiện, hàng chục địa điểm đã được nghiên cứu khai quật như: Hà Tĩnh, Bình Định, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Khánh Hoà… để khẳng định nguồn gốc bản địa và mối giao lưu giữa nền văn hoá Sa Huỳnh với các nền văn hoá khác.

img

Được biết, mộ chum trong di chỉ văn hóa Sa Huỳnh được chôn thành cụm, thường ở cồn cao ven biển, ven sông với nhiều hình thức mai táng: Cải táng, hoả táng, hung táng trẻ em và mộ tượng trưng. Mộ chum Sa Huỳnh đa dạng về kích thước và kiểu dáng như: chum hình trụ, chum hình trứng, chum trung gian giữa hình trụ và hình trứng, chum hình cầu, chum lồng nhau...

Chum thường có nắp hình nón cụt đáy bằng, loại gần hình chóp nón đáy gần nhọn, loại hình cầu đáy lòng chảo... Kích thước chum khá đa dạng, chum lớn nhất có chiều cao tới 1,8m, đường kính một mét, đa phần cao dưới một mét, đường kính 50 - 60cm.

Trong mộ chum bao giờ cũng kèm theo đồ tuỳ táng gồm đồ gốm, công cụ đá, công cụ sắt, đồng và đồ trang sức.... Những đồ tuỳ táng được tìm thấy trong mộ chum thể hiện một tín ngưỡng riêng của cư dân Sa Huỳnh cũng như của cư dân vùng biển ở nhiều khu vực trên thế giới. Cuộc sống của họ gắn liền với biển và đến khi chết người thân đã đưa họ về với biển.

Riêng tại Quảng Nam, đã có trên 50 địa điểm thuộc văn hóa Sa Huỳnh đã được đào thám sát và khai quật. Bước đầu thu thập được rất nhiều mộ chum phục vụ cho công tác nghiên cứu. Qua sưu tập mộ chum hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Quảng Nam hiện nay, đã tái hiện lại một phần đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Sa Huỳnh phát triển đến một trình độ cao.

Cùng với văn hoá Đông Sơn, văn hoá Sa Huỳnh là một trung tâm văn minh rực rỡ thời kỳ đầu dựng nước. Sự giao thoa, hoà trộn các yếu tố văn hoá vừa da dạng vừa thống nhất đã tạo nên sự độc đáo của văn hoá Sa Huỳnh mà chúng ta cần tiếp tục khám phá và nghiên cứu.

img

img

img
Một số mộ chum trong văn hóa Sa Huỳnh đang được trưng bày tại Bảo tàng Quảng Nam

img
Bảo tàng Quảng Nam kết hợp Khoa Sử(Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội) tiến hành khai quật di chỉ khảo cổ học tại thôn Lai Nghi, xã Điện Nam, huyện Điện Bàn(Quảng Nam) vào tháng 7 năm 2004.

img
Mộ chum lồng nhau(mộ chum đôi), tại di chỉ khảo cổ học Gò Dừa, xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên(Quảng Nam) năm 2009.


img
Khai quật di chỉ khảo cổ học Gò Mã Vôi, xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên(Quảng Nam) năm 2000.

img
Khai quật di chỉ khảo cổ học Gò Miếu, xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước(Quảng Nam) năm 2008.


img
Mộ chum trong hố khai quật tại Lai Nghi, xã Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn(Quảng Nam) vào năm 2003.


img
Mộ chum dạng hình trứng

img
Mộ chum dạng hình trụ đáy tròn

img
Mộ chum có nắp hình nón cụt đáy tròn

img
Mộ chum có nắp hình nón cụt dạng hình trụ đáy tròn.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem