Khảo sát của PwC: Khủng hoảng lao động sẽ tiếp tục diễn ra ở Châu Á - Thái Bình Dương
Những con số này chính là lời cảnh báo cho các doanh nghiệp trên toàn khu vực, trong bối cảnh nhiều chủ lao động đã phải chật vật với tình trạng thiếu hụt nhân viên có kỹ năng và nhân tài trong nhiều năm qua.
Aik Sern Lee, Giám đốc, Tư vấn Quản lý - Chuyển đổi nguồn nhân lực, Công ty Tư vấn PwC Việt Nam, chia sẻ: “Kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện, người lao động đang suy nghĩ lại về nhiều thứ trong cuộc sống, và công việc đứng đầu trong danh sách đó. Sự biến đổi và phát triển nhanh chóng trong bức tranh lao động mang tới cho những nhà lãnh đạo cơ hội hiếm có để điều chỉnh các phương pháp tiếp cận thông thường nhằm thu hút, giữ chân và quản lý nhân tài. Việt Nam, nước có dân số trẻ và nằm trong nhóm các nước sử dụng điện thoại thông minh hàng đầu trên toàn cầu, đang phải đối mặt với thách thức về tốc độ tăng trưởng nhanh và nhu cầu nhân tài cao trong và ngoài nước. Các cuộc trao đổi và định hướng nghề nghiệp là điều vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp và nhân viên của họ ”.
Thu nhập quan trọng, nhưng ý nghĩa trong công việc cũng vậy
Khi người lao động đang được trao quyền ngày càng nhiều hơn, tăng lương không còn là giải pháp duy nhất
Khi nói đến giữ chân nhân tài, cuộc khảo sát cho thấy, chỉ 36% người lao động được khảo sát nói rằng nhà tuyển dụng của họ hỗ trợ người lao động về thể chất và tinh thần. 66% cảm thấy họ thiếu sự hỗ trợ khi đưa ra quyết định liên quan tới đạo đức nghề nghiệp. 73% cảm thấy họ thiếu sự hỗ trợ trong việc giảm thiểu tác động của công ty lên môi trường.
Làm việc linh hoạt tiếp tục là xu hướng và người lao động muốn được là chính mình
Khảo sát của PwC cho thấy mô hình làm việc linh hoạt (hybrid) đang trở nên phổ biến. 68% người lao động châu Á-Thái Bình Dương cho biết công ty họ làm việc sẽ tiếp tục hình thức làm việc linh hoạt trong vòng 12 tháng tới và tỉ lệ tương tự với người lao động mong muốn được tiếp tục áp dụng hình thức làm việc này. Trên toàn khu vực, chỉ 10% người lao động muốn làm việc trực tiếp trong 12 tháng tới.
Điểm đáng chú ý là gần 2/3 thế hệ Z và Millennials tham gia khảo sát đánh giá việc có thể là chính mình trong công việc là vô cùng quan trọng. Chìa khóa dành cho lãnh đạo doanh nghiệp là tập trung vào sự đa dạng, tin tưởng và trao quyền. Nơi làm việc đa dạng giúp người lao động thoải mái là chính mình. Để tạo ra cảm giác nhân viên thuộc về tổ chức, các nhà lãnh đạo phải cho thấy họ coi trọng kỹ năng, kinh nghiệm và quan điểm đa dạng của người lao động. Họ cũng cần thúc đẩy sự đa dạng giữa các cấp lãnh đạo.
Theo khảo sát, gần một nửa (45%) các doanh nghiệp đang nâng cao kỹ năng cho người lao động của họ. Thông thường, các doanh nghiệp coi việc nâng cao kỹ năng là một giải pháp ngắn hạn để lấp đầy những khoảng trống kỹ năng hơn là một cách để phát triển một chiến lược nguồn nhân lực cạnh tranh lâu dài. Một phần ba người tham gia khảo sát nói rằng quốc gia/khu vực của họ thiếu những người có kỹ năng để thực hiện công việc. 42% lo lắng công ty của họ sẽ không đào tạo cho họ những kỹ năng công nghệ mà họ cần.
Sức khỏe tinh thần và thể chất của người lao động đang trở thành ưu tiên
Từ khảo sát trên, PwC Việt Nam cho rằng, đã đến lúc các doanh nghiệp tái định nghĩa chiến lược nhân sự, hiểu được kỳ vọng của nhân viên tại nơi làm việc để điều chỉnh, thích nghi và xây dựng lại chiến lược nhân sự. Cụ thể thì:
1, Doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn vào việc nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động để mang lại lợi ích chung lâu dài. Sau đó xây dựng một chương trình để cung cấp những kỹ năng đó hơn là những giải pháp nhanh chóng và ngắn hạn.
Về Khảo sát về lực lượng lao động Châu Á - Thái Bình Dương năm 2022
1. Tháng 3 năm 2022, PwC đã khảo sát 52.195 người lao động, bao gồm 17.992 người trên khắp Châu Á-Thái Bình Dương, đang làm việc hoặc hoạt động trong thị trường lao động. Khảo sát được thiết kế để phản ánh cái nhìn toàn diện trong các ngành công nghiệp, đặc điểm nhân khẩu học và mô hình làm việc. Khảo sát thực hiện tại 44 quốc gia và vùng lãnh thổ và số lượng người tham gia được chia tỷ lệ để phản ánh tỷ trọng GDP toàn cầu của từng lãnh thổ hoặc khu vực. Một quốc gia/ vùng lãnh thổ có khoảng 250 đến 5.000 người tham gia, với con số trung bình là 1.200.
2. Các nhóm tuổi khảo sát được phân loại là Gen Z (18-25 tuổi), Millennials (26-41 tuổi), Gen X (42- 57 tuổi) và Baby Boomers (58-76 tuổi).
2, Sức khỏe tinh thần và thể chất của người lao động đang trở thành ưu tiên của nhiều doanh nghiệp. Với những thách thức cả về sức khỏe thể chất và tinh thần mà người lao động phải đối mặt ngày nay, nhà tuyển dụng cần làm gì hơn nữa để hỗ trợ người lao động của mình.
3, Doanh nghiệp nên bắt đầu thu thập thông tin từ ý kiến của nhân viên, chia nhóm và lập kế hoạch hành động ưu tiên cho các nhóm nhân viên chủ chốt; điều chỉnh lại chính sách tưởng thưởng, hiểu rõ kỳ vọng khác nhau của người lao động và đề xuất phù hợp.
4, Đối với hình thức làm việc linh hoạt, nhà tuyển dụng cần hiểu mong muốn của nhân viên và cho họ tiếng nói trong công việc mình làm. Hãy tin tưởng và trao quyền để biết cách thức làm việc hiệu quả nhất.