Kho bạc Nhà nước yêu cầu tăng cường quản lý vốn tạm ứng và thu hồi tạm ứng

26/04/2023 07:29 GMT+7
Kho bạc Nhà nước vừa có công văn yêu cầu các đơn vị Kho bạc Nhà nước trực thuộc, Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước tăng cường quản lý vốn tạm ứng và thu hồi tạm ứng.

Cụ thể, Kho bạc Nhà nước (KBNN) cho biết, việc yêu cầu các đơn vị KBNN tăng cường quản lý vốn tạm ứng và thu hồi tạm ứng được căn cứ vào việc thực hiện Nghị định số 99/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công; công văn số 3203/BTC-ĐT của Bộ Tài chính về việc đôn đốc kiểm tra, đánh giá thực hiện, thu hồi tạm ứng vốn đầu tư quá hạn chưa thu hồi nguồn NSNN.

Kho bạc Nhà nước yêu cầu tăng cường quản lý vốn tạm ứng và thu hồi tạm ứng - Ảnh 1.

Kho bạc Nhà nước vừa có công văn yêu cầu các đơn vị Kho bạc Nhà nước trực thuộc, Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước tăng cường quản lý vốn tạm ứng và thu hồi tạm ứng. Ảnh minh họa

Căn cứ báo cáo tình hình tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng đến hết ngày 31/1/2023 và báo cáo tạm ứng vốn đầu tư lớn hơn mức quy định được cấp thẩm quyền cho phép thực hiện năm 2022 của KBNN các tỉnh, thành phố và Sở Giao dịch KBNN…

Theo đó, KBNN đề nghị các đơn vị KBNN chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc thường xuyên theo dõi kiểm tra số dư tạm ứng để đảm bảo thu hồi hết số vốn đã tạm ứng theo quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP. Tăng cường rà soát các khoản tạm ứng sắp đến hạn phải thu hồi để đôn đốc chủ đầu tư thực hiện đúng quy định về việc thu hồi vốn tạm ứng. Việc đôn đốc này được thực hiện thông qua văn bản của KBNN nơi giao dịch.

Phối hợp với chủ đầu tư thực hiện kiểm tra số vốn đã tạm ứng để thu hồi những khoản tồn đọng chưa sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích. Đồng thời đôn đốc chủ đầu tư thực hiện lập báo cáo đánh giá tình hình tạm ứng vốn đầu tư theo từng dự án gửi cơ quan kiểm soát, thanh toán nơi giao dịch đúng quy định tại Nghị định số 22/2021/NĐ-CP.

KBNN cũng lưu ý các đơn vị KBNN - nơi giao dịch, định kỳ 6 tháng và hàng năm thực hiện đúng quy định về việc báo cáo đánh giá tình hình tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương gửi cơ quan tài chính đồng cấp. Trong đó, phân loại cụ thể số dư tạm ứng quá hạn chưa được thu hồi đến thời điểm báo cáo, nêu các lý do, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu hồi số dư tạm ứng quá hạn (nếu có) và đề xuất biện pháp xử lý.

An Linh
Cùng chuyên mục