"Kho tàng" phát minh công nghệ Nhật Bản: Từ nồi cơm điện đến máy hát karaoke

Huỳnh Dũng Thứ tư, ngày 17/11/2021 13:47 PM (GMT+7)
Nhiều thành tựu cho thấy trình độ phát triển công nghệ vượt bậc là một phần dấu ấn quan trọng trong lịch sử Nhật Bản. Dưới đây chỉ là một số phát minh của những người tiên phong Nhật Bản đã có tác động thực sự đến cộng đồng trên toàn thế giới.
Bình luận 0

Nhân loại phải biết ơn Nhật Bản vì những đóng góp cho thế giới như Sushi, Origami, Marie Kondo và Pokémon, cùng nhiều ý tưởng, phát minh và tiện ích đến từ Nhật Bản. Một số đột phá, một số rất ngớ ngẩn, nhưng hầu như tất cả chúng đều đã thay đổi thế giới một cách sâu sắc theo cách này hay cách khác.

Kho tàng công nghệ Nhật Bản để lại trong lịch sử nhân loại. Ảnh: @AFP.

Kho tàng công nghệ Nhật Bản để lại trong lịch sử nhân loại. Ảnh: @AFP.

Nồi cơm điện

Ngày nay chúng ta có thể chỉ xem nó như một thiết bị nhà bếp quen thuộc, nhưng sự xuất hiện của nồi cơm điện đã báo trước một cuộc cách mạng ẩm thực thực sự từ trong quá khứ. Đột nhiên, từ những cách nấu cơm truyền thống bằng bếp củi chứa đầy khói, tốn củi thì trong thoáng chốc những người nấu ăn tại nhà đã có thể chuẩn bị cơm ngon chỉ bằng một nút bấm.

Ảnh: @AFP.

Ảnh: @AFP.

Mẫu nồi cơm điện sản xuất hàng loạt đầu tiên được Mitsubishi phát hành vào năm 1945, nhưng nó yêu cầu người nấu phải để mắt đến nồi, và chủ động tắt nồi khi cơm chín. Mọi thứ được cải thiện đáng kể vào những năm 1950, nhờ nhà sản xuất máy nước nóng Yoshitada Minami và vợ ông Fumiko. Hai vợ chồng đã thử nghiệm không mệt mỏi tại nhà để phát triển nồi cơm điện tự động đầu tiên sử dụng công tắc cảm ứng nhiệt bên trong được kích hoạt khi gạo đã hấp thụ hết nước. Được bán bởi Toshiba, nó đã thay đổi cuộc sống của hàng triệu đầu bếp Nhật Bản và ngày nay, nồi cơm điện được sử dụng khắp trong gia đình, nhà hàng và mang đi khắp mọi nơi dưới bàn tay của các thương hiệu sản xuất khác.

Điều hướng ô tô

Nhiều năm trước khi công nghệ định vị GPS trở thành hiện thực, các nhà nghiên cứu tiên tiến của Nhật Bản tại Honda đã đưa ra hệ thống định vị ô tô dựa trên bản đồ đầu tiên trên thế giới. Ra mắt vào năm 1981, Electro Gyrocator được thiết kế để gắn vào bảng điều khiển. 

Ảnh: @AFP.

Ảnh: @AFP.

Thiết bị Electro Gyrocator của Honda là hệ thống chỉ đường tự động đầu tiên trên xe ôtô được bán ra thị trường. Hệ thống này dùng một con quay hồi chuyển chứ không dùng hệ thống định vị toàn cầu GPS, và bản đồ trong suốt chứ không dùng hướng dẫn bằng máy tính. Trong quá khứ, thiết bị này rất nặng và đắt.

Mã QR

Mã QR, những hình vuông đen có thể được quét để truyền tải thông tin ngay lập tức thực ra đã có từ rất lâu. Nhưng chúng đã mang ý nghĩa mới trong thời kỳ đại dịch Covid-19, khi được triển khai trong hệ thống theo dõi, giám sát và cung cấp một cách không tiếp xúc để khách hàng đọc menu trong quán bar và nhà hàng.

Mã QR (Phản hồi nhanh) có khả năng chứa nhiều thông tin hơn mã vạch thông thường. Ảnh: @AFP.

Mã QR (Phản hồi nhanh) có khả năng chứa nhiều thông tin hơn mã vạch thông thường. Ảnh: @AFP.

Trở lại năm 1994, nhà phát minh Masahiro Hara không bao giờ có thể đoán được sản phẩm của ông lại có tác động thay đổi thế giới một cách mạnh mẽ như trong giai đoạn hiện tại. Làm việc tại một công ty linh kiện ô tô, ông ấy đã cố gắng tìm ra cách để cải thiện việc theo dõi các bộ phận linh kiện. Mã vạch có dung lượng lưu trữ hạn chế, có nghĩa là nhiều mã vạch thường phải được quét cho từng phần. Chính vì vậy, ông ấy đã có được bước đột phá của mình. 

Lấy cảm hứng từ mô hình đen trắng của bàn cờ vây, ông đã phát triển mã QR (Phản hồi nhanh) có khả năng chứa nhiều thông tin hơn mã vạch. Những gì ban đầu được dự định là một phát minh dành riêng cho ngành ôtô, nhưng sau đó mã QR đã sớm nở rộ thành một cách hoàn toàn mới để xử lý và theo dõi thông tin ở mọi tầng lớp xã hội.

Tàu cao tốc

Đây được xem là một biểu tượng sáng chói của tư duy cầu tiến xứ Nhật Bản, 'tàu cao tốc' đầu tiên được công bố vào năm 1964, chỉ vài ngày trước khi Thế vận hội Tokyo bắt đầu. Được biết đến với tên gọi là Hikari 1, tàu cao tốc này đã đánh dấu một bước nhảy vọt trong công nghệ vận tải, với tuyến ban đầu chạy giữa Tokyo và Osaka.

Đây được xem là một biểu tượng sáng chói của tư duy cầu tiến của Nhật Bản. Ảnh: @AFP.

Đây được xem là một biểu tượng sáng chói của tư duy cầu tiến của Nhật Bản. Ảnh: @AFP.

Tàu cao tốc đầu tiên thực hiện cuộc hành trình, Hikari 1 có khả năng đạt vận tốc 130 dặm / giờ, cắt giảm đáng kể thời gian di chuyển giữa hai thành phố lớn nhất của Nhật Bản.

Gậy chụp ảnh tự sướng

Gậy tự sướng đã được nhắc tới nhiều hơn khi cuộc cách mạng điện thoại thông minh bùng nổ, nhưng chúng đã tồn tại lâu hơn bạn tưởng rất nhiều. Vào năm 1983, hai nhà phát minh Nhật Bản là Hiroshi Ueda và Yujiro Mima đã được cấp bằng sáng chế cho một 'thiết bị mở rộng kính thiên văn để hỗ trợ tích hợp máy ảnh nhỏ gọn'. Nhiều năm sau đó, Hiroshi Ueda nhớ lại cách ông nảy ra ý tưởng để giải quyết từ bằng sáng chế trước đó trong một tình huống khác. Cụ thể là khi chụp ảnh gia đình vào kỳ nghỉ với điện thoại mà không cần phải nhờ một người qua đường cầm điện thoại để chụp dùm.

Ảnh: @AFP.

Ảnh: @AFP.

Ông nói với trang AFP vào năm 2015 rằng: "Khi tôi ở bảo tàng Louvre ở Paris, tôi đã yêu cầu một đứa trẻ chụp ảnh chúng tôi, nhưng sau đó đứa trẻ đã bỏ chạy cùng chiếc điện thoại của tôi".

Biểu tượng cảm xúc

Từ mặt "không cảm xúc" đến dỡ khóc dở cười (chính thức tên là 'Face with Tears of Joy') cho đến hình ảnh các loại rau và súng lục ngẫu nhiên, biểu tượng cảm xúc được mọi người ở mọi lứa tuổi công nhận. Trên thực tế, đây là một ngôn ngữ biểu tượng mới nổi trong thế kỷ 21, mặc dù chúng thực sự được phát minh vào năm 1997.

Những biểu tượng cảm xúc ban đầu đó được tạo ra cho một chiếc điện thoại di động của Nhật Bản có tên là SkyWalker DP-211SW. Ảnh: @AFP.

Những biểu tượng cảm xúc ban đầu đó được tạo ra cho một chiếc điện thoại di động của Nhật Bản có tên là SkyWalker DP-211SW. Ảnh: @AFP.

Những biểu tượng cảm xúc ban đầu đó được tạo ra cho một chiếc điện thoại di động của Nhật Bản có tên là SkyWalker DP-211SW, do nhà thiết kế Shigetaka Kurita tạo ra. Sau đó bộ biểu tượng này đã thực sự gây bão khắp đất nước. Thành công của các loại biểu tượng này đã truyền cảm hứng cho các công ty khác tham gia vào hoạt động chế tạo biểu tượng cảm xúc, và dẫn đến việc Kurita được ca ngợi là cha đẻ của biểu tượng cảm xúc.

Karaoke

Ảnh: @AFP.

Ảnh: @AFP.

Đối với nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, karaoke là một dịch vụ giải trí phổ biến không thể thiếu khi tụ họp bạn bè hay các dịp đặc biệt khác. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đây là một phát minh nổi tiếng hàng đầu của người Nhật. Vào năm 1971, Daisuke Inoue, một nhạc công chơi trống đã phát minh ra chiếc máy karaoke. Chiếc máy ra đời sau khi một doanh nhân yêu cầu Inoue thu âm lại bài hát yêu thích để anh ta có thể hát theo bài hát đó. Bây giờ, karaoke đã trở thành một công cụ giải trí phổ biến thế giới không thể thiếu đối với các bạn trẻ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem