Chủ nhật, 05/05/2024

Không gian phát triển mới từ công trình giao thông kết nối Tây Ninh - Bình Dương

26/12/2022 7:00 PM (GMT+7)

Sáng ngày 26/12, UBND tỉnh Bình Dương và UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức lễ khánh thành dự án đường và cầu kết nối Tây Ninh - Bình Dương, chính thức thông xe và đưa vào sử dụng công trình quan trọng này sau hơn 2 năm triển khai thi công.

Vận hành dự án đường và cầu kết nối Tây Ninh - Bình Dương

Dự án đường và cầu kết nối Tây Ninh - Bình Dương là dự án có ý nghĩa quan trọng, nối liền mạng lưới giao thông trong khu vực, phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân 2 tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Đồng thời, dự án đường và cầu tạo trục kết nối huyết mạch giữa Tây Ninh, Bình Dương và các tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Dự án đường và cầu kết nối Tây Ninh - Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

Dự án đường và cầu kết nối Tây Ninh - Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

Dự án đường và cầu kết nối Tây Ninh - Bình Dương có tổng mức đầu tư trên 920 tỷ đồng, được đầu tư nguồn vốn ngân sách của cả hai địa phương.

Trong đó, tỉnh Tây Ninh đầu tư gần 518 tỷ đồng để mở rộng đường Đất Sét - Bến Củi, kết nối đồng bộ với công trình cầu vượt sông Sài Gòn.  

Tỉnh Bình Dương đầu tư trên 410 tỷ đồng để xây dựng cầu và phần đường kết nối từ cầu đến đường ĐT744.

Riêng phần cầu vượt sông có chiều dài hơn 330m, mặt cầu rộng hơn 25m, được xây dựng bằng bê tông cốt thép, với quy mô 6 làn xe.

Lễ khánh thành dự án đường và cầu kết nối Tây Ninh - Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

Lễ khánh thành dự án đường và cầu kết nối Tây Ninh - Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

Ông Trịnh Hữu Thời, người dân ngụ khu phố 6, thị trấn Dầu Tiếng (huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) bày tỏ niềm vui khi chứng kiến thời khắc quan trọng ở địa phương mình.

Ông Thời cho biết, công trình này đã hiện thực hoá niềm mong mỏi bao đời của nhân dân huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương) và huyện Dương Minh Châu (tỉnh Tây Ninh).

Vượt qua nhiều khó khăn, nhất là trong giai đoạn bùng phát dịch Covid-19, đơn vị thi công đã gấp rút hoàn thiện, đưa công trình đi vào hoạt động trước tết Dương lịch 2023.

Công trình sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa trong phát triển công nghiệp đô thị dọc theo tuyến đường. "Quan trọng hơn là công trình giúp rút ngắn quãng đường vận chuyển hàng hóa, tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân và góp phần cho sự phát triển kinh tế của nhân dân hai tỉnh", ông Thời nói.

Không gian phát triển mới

2 tỉnh Tây Ninh và Bình Dương giáp ranh chung hồ Dầu Tiếng, và dòng sông Sài Gòn với tổng chiều dài khoảng 50km.

Khi có thêm cây cầu được khánh thành ngày hôm nay, tổng cộng đã có 3 cầu kết nối giữa hai tỉnh, gồm:Cầu Sài Gòn, cầu Bến Củi và cầu mới khánh thành.

Trụ cầu được đúc cao so với mặt nước sông, tạo sự thông thoáng cho thuyền bè qua lại. Ảnh: Trần Khánh

Trụ cầu được đúc cao so với mặt nước sông, tạo sự thông thoáng cho thuyền bè qua lại. Ảnh: Trần Khánh

UBND tỉnh Tây Ninh cho biết, sắp tới, Bộ GTVT sẽ đầu tư hoàn thành cầu Thanh An trên đường Hồ Chí Minh, đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.

Hiên dự án này đã được Bộ GTVT phê duyệt chủ trương đầu tư, sau thời gian giãn tiến độ (theo Nghị quyết số 11 năm 2011 của Chính phủ). Dự án cầu Thanh An dự kiến khởi công năm 2023, hoàn thành năm 2025.

Đồng thời, hai tỉnh Tây Ninh và Bình Dương cũng đã thống nhất bổ sung quy hoạch thêm 2 cây cầu khác nữa, bắc qua sông Sài Gòn, kết nối thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh) với huyện Dầu Tiếng (Bình Dương).

Như vậy, với khoảng 50km chiều dài sông Sài Gòn, Tây Ninh và Bình Dương sẽ có 6 cây cầu kết nối đôi bờ.

Trong tương lai, Tây Ninh và Bình Dương sẽ có 6 cây cây cầu kết nối đôi bờ sông Sài Gòn. Ảnh: Trần Khánh

Trong tương lai, Tây Ninh và Bình Dương sẽ có 6 cây cây cầu kết nối đôi bờ sông Sài Gòn. Ảnh: Trần Khánh

Ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, thời gian vừa qua, hai tỉnh xác định việc đầu tư hạ tầng giao thông là một trong những đột phá để phát triển nhanh và bền vững kinh tế xã hội.

Công trình đường và cầu kết nối hôm nay là một trong nhiều dự án thực hiện mục tiêu đó. Quan trọng hơn nữa là công trình sẽ đẩy nhanh quá trình kết nối vùng, thúc đẩy sự phát triển không chỉ của hai địa phương mà của cả vùng Đông Nam bộ.

Ông Nguyễn Thanh Ngọc – Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Tây Ninh nhấn mạnh, công trình đường và cầu kết nối Tây Ninh - Bình Dương không chỉ kết nối giữa hai tỉnh mà mở ra một hướng kết nối mới.

Đó là không gian phát triển cho cả khu vực, hướng đến các trung tâm kinh tế, chính trị, đầu mối giao thông lớn của vùng, các cửa khẩu quốc tế đi Campuchia và các nước Asean.

Công trình đường và cầu kết nối Tây Ninh - Bình Dương không chỉ kết nối giữa hai tỉnh mà mở ra một hướng kết nối mới. Ảnh: Trần Khánh

Công trình đường và cầu kết nối Tây Ninh - Bình Dương không chỉ kết nối giữa hai tỉnh mà mở ra một hướng kết nối mới. Ảnh: Trần Khánh

Với hướng nhìn này, các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai có thể giao thương đến Tây Ninh, Long An và Campuchia một cách thuận lợi.

Từ đó, Tây Ninh mở ra một hướng mới để tiếp cận các trung tâm vận tải thuỷ, bộ và hàng không như: hệ thống cảng biển, trong tương lai là sân bay quốc tế Long Thành.

Đặc biệt, tuyến đường và cầu kết nối Tây Ninh - Bình Dương sẽ hình thành một hành trình mới giúp chia sẻ vận chuyển hàng hóa trong vùng thuận lợi (vì không phải đi qua TP.HCM, hiện đã quá tải về giao thông); đồng thời, tuyến đường còn góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng cho vùng và cho khu vực.

Sau tuyến đường này, Tây Ninh và Bình Dương sẽ tiếp tục hiện thực hóa các công trình kết nối hạ tầng khác với quy mô liên kết vùng; hiện thực hóa chương trình hành động của Chính phủ ở từng địa phương về phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng khu vực miền Đông Nam bộ, ông Ngọc cho biết.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Các tập đoàn công nghệ nước ngoài đến Việt Nam rồi đầu tư ở nước khác là bình thường

Các tập đoàn công nghệ nước ngoài đến Việt Nam rồi đầu tư ở nước khác là bình thường

Việc đầu tư của các tập đoàn công nghệ nước ngoài phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó chủ quan liên quan đến sự sẵn sàng của Việt Nam

Phú Quốc thêm một lần bị khách nội quay lưng

Phú Quốc thêm một lần bị khách nội quay lưng

Trong vòng 5 năm trở lại đây, du lịch Phú Quốc chứng kiến nhiều biến động về lượng khách. Từ năm 2023, nỗ lực hút khách nội của địa phương vẫn chưa đạt hiệu quả.

Xe điện hết nóng

Xe điện hết nóng

Tesla được xem là hàn thử biểu đo lường độ nóng của thị trường xe điện; và khác với những năm trước, chiếc hàn thử biểu này đang lạnh dần.

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Kể từ khi triển khai hệ thống KRX với thị trường chứng khoán Việt Nam, HoSE đã có 8 lần dời lịch vận hành vào những năm 2015, 2017, 2019, 2020, 2021, 2022, 2023 và mới đây nhất là ngày 2/5/2024.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.