Lần đầu tiên đường sắt Cát Linh – Hà Đông do người Việt vận hành

Thế Anh Thứ sáu, ngày 01/11/2019 07:30 AM (GMT+7)
Kế hoạch chạy thử hoạt động toàn hệ thống dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông được thực hiện trong 20 ngày, do chính những nhân viên người Việt trực tiếp vận hành để tiến hành nghiệm thu.
Bình luận 0

img

Nhà ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: Thế Anh)

Trong quán trình vận hành, tất cả các hạng mục đều được thực hiện đấu nối toàn hệ thống và đều có các nhân viên người Việt Nam trực tại các vị trí quan trọng gồm: Phòng điều khiển; Phòng bán vé; Các bảng điện tử; Loa phát thanh hoạt động để hướng dẫn người đi tàu.

Suốt thời gian vận hành thử để nghiệm thu sẽ có gần 10 đoàn tàu vận hành liên tục trên toàn tuyến. Đây là một bước bắt buộc trong quá trình nghiệm thu, mỗi ngày có từ 6 đến 9 đoàn tàu vận hành liên tục trên tuyến. Đặc biệt, 20 ngày chạy thử sẽ kiểm chứng độ an toàn hệ thống và năng lực vận hành của toàn bộ nhân viên.

Trước đó, Tổng thầu Trung Quốc đã nhập khẩu tổng khối lượng vật tư, thiết bị về đến công trường đạt khoảng 99%. Công tác thi công lắp đặt thiết bị đang được tổng thầu triển khai đạt khoảng 99% và đã hoàn thành việc đào tạo toàn bộ 201 nhân lực tại Trung Quốc và đào tạo lý thuyết tại Việt Nam 450 người cho vận hành, khai thác dự án.

Tuy nhiên, những tồn tại của dự án vẫn chưa được Tổng thầu Trung Quốc khắc phục xong, các hạng mục chưa phù hợp với thông số kỹ thuật, các thiết bị chưa hoàn thiện theo hồ sơ thiết kế. Qua đó, Ban Quản lý dự án và Bộ GTVT đã đốc thúc và yêu cầu khẩn trương hoàn thành, vì đây là các điều kiện bắt buộc để nghiệm thu.

img

Nội thất bên trong tàu Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: Thế Anh)

Đại diện Tổng thầu Trung Quốc cho biết, những lần chạy thử tàu Cát Linh – Hà Đông trước đây chỉ có mỗi giám sát của các chuyên gia Trung Quốc thuộc Công ty Metro Thẩm Quyến. Còn lần này toàn bộ việc vận hành dự án do nhân viên người Việt Nam thuộc Công ty TNHH Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) thực hiện.

Nói về quá trình vận hành để nghiệm thu dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, ông Vũ Hồng Phương, Quyền Giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt chia sẻ, việc đánh giá chất lượng được ACT áp dụng tiêu chuẩn EN 50126 để đánh giá, tương đồng với tiêu chuẩn GB/T21526-2008 của Trung Quốc đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt.

Tại báo cáo của ACT nêu rõ, Tổng thầu Trung Quốc chưa cung cấp đủ các chứng chỉ an toàn và các kết quả thử nghiệm an toàn từ nhà sản xuất, dẫn đến chưa đủ cơ sở để đánh giá an toàn đoàn tàu về hệ thống phanh điện và sức kéo.

Quá trình làm việc, ACT đánh giá còn một số hồ sơ, hạng mục chưa đồng bộ trong khi đây là yêu cầu bắt buộc. Trong suốt quá trình chạy thử, Tổng thầu sẽ chịu trách nhiệm thực hiện theo đề cương để đánh giá khả năng thành thục của nhân sự trực tiếp vận hành và khả năng ứng phó các tình huống khẩn cấp.

Theo ông Đường Hồng, Giám đốc dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Tổng thầu Trung Quốc), đơn vị đã cung cấp đầy đủ các hồ sơ cho chủ đầu tư phía Việt Nam theo hợp đồng EPC.

Còn một số yêu cầu sau này của chủ đầu tư đưa ra khó có thể đáp ứng. "Đơn cử, một số sản phẩm thiết bị đã xuất xưởng từ lâu, hồ sơ của sản phẩm này phải được hoàn thành trong quá trình sản xuất. Chủ đầu tư yêu cầu hồ sơ này thì không thể có, nếu có thì là làm giả.

Đáng lẽ tư vấn độc lập ACT (Pháp) phải vào dự án ngay từ đầu nhưng mãi đến năm 2016, tư vấn mới vào giám sát an toàn chất lượng dự án, lúc này các hạng mục xây dựng và các thiết bị đã hoàn thành. Đơn vị tư vấn cũng yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn châu Âu đối với đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông, vốn trước đó được áp dụng theo tiêu chuẩn Trung Quốc nên yêu cầu về hồ sơ gây khó khăn với Tổng thầu.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem