Chủ nhật, 28/04/2024

Làng bánh thuẩn lớn nhất Quảng Ngãi đón Tết

29/01/2022 7:37 AM (GMT+7)

Bánh thuẩn là bánh đặc sản truyền thống của tỉnh Quảng Ngãi, không thể thiếu trong các dịp Tết cổ truyền đã tất bật từ mờ sớm đến đêm khuya để kịp phục vụ Tết.

Chỉ mới bước chân vào làng xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, người đi đường có thể nhận thấy mùi thơm của các lò làm bánh thuẩn. Từ khắp đầu làng cuối xóm, không khí luôn tất bật để nhanh chóng cho ra lò những mẻ bánh thuẩn phục vụ Tết.

 

Làng bánh thuẩn lớn nhất Quảng Ngãi đón Tết - Ảnh 1.

Bánh thuẩn - đặc sản không thể thiếu trong ngày Tết ở Quảng Ngãi

Gắn bó hơn nửa đời người, lò bánh thuẫn của bà Lê Thị Công (61 tuổi, thôn Phước Thịnh, xã Đức Thạnh) lại tất bật, đỏ lửa từ sáng đến tối muộn để làm ra sản phẩm, phục vụ thị trường dịp Tết.

Làng bánh thuẩn lớn nhất Quảng Ngãi đón Tết - Ảnh 2.

Bột làm bánh thuẩn

Bà Công bắt đầu làm bánh thuẩn từ năm 1980, đến nay đã có hơn 40 năm gắn bó với nghề. Thời gian đầu, bà làm lấy ngày công theo yêu cầu của khách hàng, sau đó bà Công lặn lội đi tìm mối bỏ hàng ở TP Quảng Ngãi và mở rộng quy mô sản xuất. "Nghề làm bánh thuẩn có từ lâu đời, do ông bà cha mẹ truyền lại, rồi gia đình vẫn giữ nghề làm truyền thống bằng thủ công sử dụng lò củi than đốt để làm chín bánh. Trung bình mỗi ngày gia đình tôi làm khoảng 15kg bánh ra thị trường", bà Công cho biết.

Làng bánh thuẩn lớn nhất Quảng Ngãi đón Tết - Ảnh 3.

Bột được đổ vào khuôn làm bánh thuẩn

Làng bánh thuẩn lớn nhất Quảng Ngãi đón Tết - Ảnh 4.

Bánh được nướng trong khuôn khoảng 10-15 phút

Làng bánh thuẩn lớn nhất Quảng Ngãi đón Tết - Ảnh 5.

Đổ bột vào khuôn làm bánh thuẩn

Nguyên liệu làm bánh thuẩn cũng khá đơn giản gồm trứng gà, bột trộn đều hoặc đánh nhuyễn bằng máy xay bột và cho đường trắng vừa đủ, để bánh không quá ngọt cũng không quá khô. Nếu muốn bánh thuẩn có mùi vị độc lạ hơn có thể cho thêm gừng, mè, dừa…

Tiếp theo, bắt lò than nhỏ, đưa khuôn bánh (bằng đồng, đường kính 25-35mm, phía trong chia thành nhiều ô) lên lò cho nóng rồi dùng dầu xoa một lớp mỏng để "chống dính", sau đó đổ hỗn hợp đã đánh vào từng khuôn. Chỉ được đổ vừa khuôn bánh để cho các bánh đều nhau, không có cái lớn quá, nhỏ quá. Nướng bánh khoảng 10-15 phút là bánh phồng lên, sau đó đưa lên hong lửa cho bánh khô là được.

Làng bánh thuẩn lớn nhất Quảng Ngãi đón Tết - Ảnh 6.

Sau khi vớt bánh từ trong khuôn ra, bánh được hong trên bếp lò than cho khô

Bà Nguyễn Thị Hồng, xã Đức Thạnh, một gia đình làm nghề đúc bánh thuẩn, kể ngày xưa cả làng Đức Thạnh nhà nào cũng đúc bánh thuẩn, sau này có công nghệ và nhiều loại bánh nên trong làng chỉ còn chục hộ làm nghề này. "Tôi nhớ thời ấy dù không có máy đánh trứng bằng điện như bây giờ, dân làng đến tết phải đánh trứng bằng tay, đánh cả ngày mới đủ số lượng cần làm bánh mà vẫn kiên trì với nghề. Bánh thuẩn đạt chuẩn là bánh có màu vàng ươm phía dưới, còn phía trên bánh có hình cánh hoa màu vàng nhạt và bánh phải có mùi thơm. Hoa bánh càng đều cánh thì càng đẹp", bà Hồng cho biết.

Làng bánh thuẩn lớn nhất Quảng Ngãi đón Tết - Ảnh 7.

Sau khi hong xong, bánh được đưa ra ngoài để lựa chọn, xuất ra thị trường

Ngày nay, đáp ứng nhu cầu thị trường đa dạng, người làm bánh thuẩn, ngoài loại bánh cứng thì còn đúc loại bánh mềm dễ ăn. Mặc dù có nhiều loại bánh công nghiệp nhưng bánh thuẩn vẫn chiếm vị thế trong lòng người dân Quảng Ngãi. Đặc biệt, bánh thuẫn không thể thiếu trong ngày Tết, trên bàn thờ gia tiên trong những ngày Tết đến xuân về.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Những món nghe tên ngồ ngộ nhưng thưởng thức thơm ngon tại Cần Giờ

Những món nghe tên ngồ ngộ nhưng thưởng thức thơm ngon tại Cần Giờ

Cần Giờ được biết là một ốc đảo xanh tươi nhờ thiên nhiên ưu đãi với hệ sinh thái rừng ngập mặn, đặc biệt với nhiều sản vật tươi sống, tạo nên nền ẩm thực Cần Giờ phong phú và đa dạng như Gỏi cá thòi lòi trộn lá lìm kìm, Lẩu ba khía lá buôi, Cá dứa một nắng, địa sâm...

Du khách ùn ùn lên đường đi chơi lễ 30/4

Du khách ùn ùn lên đường đi chơi lễ 30/4

Người dân ùn ùn đi du lịch lễ 30/4. Các điểm đến như du lịch biển và vùng núi với khí hậu mát mẻ được ưu tiên hàng đầu.

Đặc sắc Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn

Đặc sắc Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn

Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn, Quận 1, TP.HCM đang thu hút nhiều người dân, du khách đến vui chơi và thưởng thức. Đây là lần đầu tiên Thảo cầm viên Sài Gòn tổ chức lễ hội ẩm thực để thu hút thêm nhiều du khách đến đây vui chơi vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Người dân TP.HCM thong thả vui chơi, tận hưởng ngày đầu nghỉ lễ 30/4

Người dân TP.HCM thong thả vui chơi, tận hưởng ngày đầu nghỉ lễ 30/4

Đường phố, điểm tham quan, vui chơi tại TP.HCM không quá đông đúc trong ngày 27/4. Nhờ vậy, người dân có thể tận hưởng không khí và thong thả trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Thiso Mall Trường Chinh - Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Thiso Mall Trường Chinh - Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Ngày 26.4, TTTM Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích chính thức mở rộng thêm không gian mua sắm cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn từ các thương hiệu trong dịp lễ 30.4 và 1.5.

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Dự kiến đón gần 700.000 lượt khách trong giai đoạn cao điểm lễ từ 26/4– 1/5, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã lên phương án, tăng cường nhân lực phục vụ.