Thứ năm, 09/05/2024

Lênh đênh chợ nổi Cái Bè

02/03/2022 1:00 PM (GMT+7)

Không chỉ mang đậm nét đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long, chợ nổi Cái Bè còn là điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Tiền Giang.

Lênh đênh chợ nổi Cái Bè - Ảnh 1.

Ảnh: Lê Thanh Lượng

Từ việc trao đổi, buôn bán hàng hóa của người dân mà danh từ “chợ” đã dần được hình thành, phát triển và trở thành một phần tất yếu của cư dân từ bao thế kỷ. Song, chợ không chỉ giản đơn là những sạp, những tiệm hay gian hàng ở trên đất liền, mà chợ còn được hình thành ở trên các ghe, các thuyền, tàu buôn đầy huyên náo và nhộn nhịp. Và nếu có dịp đến với dòng sông Tiền ôn hòa thì chớ bỏ qua ngôi chợ trứ danh của vùng đất Tiền Giang trù phú, đó là chợ nổi Cái Bè.

Lênh đênh chợ nổi Cái Bè - Ảnh 2.

Ảnh: Lê Thanh Lượng

Với quy mô lớn và là nơi tiếp giáp của ba tỉnh Tiền Giang – Bến Tre – Vĩnh Long, nên từ lâu chợ nổi Cái Bè đã được biết đến là một trong những khu chợ sầm uất và nổi tiếng nhất ở miền Tây Nam Bộ.

Nằm tại vị trí đắt địa ở trung tâm thị trấn Cái Bè (Tiền Giang), cùng tần suất hoạt động cả ngày lẫn đêm, khu chợ nổi nhộn nhịp này đã và đang thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Lênh đênh chợ nổi Cái Bè - Ảnh 3.

Ảnh: Lê Thanh Lượng

Chỉ với một từ “nổi” đã đủ biểu thị sự độc đáo của ngôi chợ này. Có thể không tấp nập, nhộn nhịp như chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ, nhưng với chợ nổi Cái Bè chính bản thân nó đã là một sự khác biệt.

Lững lờ trên dòng chảy ôn hòa của dòng sông Tiền, vô số những ghe, tàu từ khắp các địa phương đã quy tụ về ngôi chợ trứ danh này cùng hàng hàng thức quà ngon, lạ và đầy hấp dẫn.

Lênh đênh chợ nổi Cái Bè - Ảnh 4.

Ảnh: Lê Thanh Lượng

Những sản vật ấy chỉ giản đơn là các loại củ như khoai, sắn, đậu đến các loại quả ngọt với xoài, thơm (khóm), dưa hấu… thậm chí còn có các sạp vải vóc, các thuyền buôn gia cầm, thịt, cá… vô cùng huyên náo.

Nếu ban ngày chợ nổi hiện lên với khung cảnh tấp nập, ghe thuyền đi lại như mắc cửi thì đêm đến, cuộc sống bình dị ở khu chợ nổi Cái Bè lại càng được khắc họa rõ nét hơn.

Lênh đênh chợ nổi Cái Bè - Ảnh 5.

Ảnh: Lê Thanh Lượng

Những chiếc thuyền không còn khung cảnh buôn bán mà thay vào đó là khoảnh khắc sinh hoạt đời thường rất đỗi dung dị. Bất chợt đâu đó là thanh âm của những đứa trẻ nô đùa cùng ba mẹ, chiếc radio ngân nga tin tức tối muộn hay chỉ là ánh đèn hiu hắt trên mặt nước.

Lênh đênh chợ nổi Cái Bè - Ảnh 6.

Ảnh: Lê Thanh Lượng

Đến chợ nổi Cái Bè, du khách không chỉ được hòa mình vào bức tranh đầy màu sắc của những lời mời gọi, hay hình ảnh ghe tàu nối đuôi nhau mà ở đó dường như bản thân còn được sống lại những năm tháng xưa cũ.

Quả thật, nhịp sống của chợ nổi đã dần đi vào tiềm thức của cư dân trên mảnh đất này, nó không chỉ là chợ mà nó còn là nét đẹp văn hóa, cái hồn của bao thế hệ sinh ra và lớn lên bên dòng sông Tiền êm ả.

Lênh đênh chợ nổi Cái Bè - Ảnh 7.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Chi tiết hoạt động, sự kiện Lễ hội Sông nước TP.HCM năm 2024

Chi tiết hoạt động, sự kiện Lễ hội Sông nước TP.HCM năm 2024

Lễ hội Sông nước TP.HCM năm 2024 là chuỗi hoạt động du lịch - văn hóa - giải trí - nghệ thuật - thể thao - ẩm thực - mua sắm...

Độc đáo chiếc bánh mì baguette dài 140 mét

Độc đáo chiếc bánh mì baguette dài 140 mét

Mới đây, thành phố Dijon, Pháp trở thành tâm điểm của giới truyền thông khi kỷ lục Guinness mới được xác lập cho chiếc bánh mì baguette dài nhất thế giới. Chiếc bánh mì "khổng lồ" này đã chính thức soán ngôi vị quán quân với độ dài 140,53 mét, vượt xa chiếc bánh mì 130 mét sản xuất tại Ý vào năm 2020.

Người Việt ngày càng chăm đọc Facebook, lười đọc sách

Người Việt ngày càng chăm đọc Facebook, lười đọc sách

Sự phát triển của các mạng xã hội với những video ngắn hấp dẫn đang khiến văn hóa đọc tại Việt Nam gặp nhiều thách thức.

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM từ đầu năm đến nay. 4 tháng đầu năm 2024, doanh thu ngành du lịch thành phố ước khoảng 60.046 tỷ đồng.

Canh chua và văn hóa chống nóng

Canh chua và văn hóa chống nóng

Miền Tây Nam Bộ gần xích đạo nên rất nóng, đặc biệt năm nay, tình hình này lại kéo dài và gay gắt hơn các năm trước. Trong lĩnh vực ẩm thực, người xưa có nhiều cách đối phó với thời tiết nắng nóng. Nắng nóng (dương) cần có nước (âm) để quân bình lại. Một trong những món ăn điển hình là canh chua.

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cùng với những món ăn đặc sản Hà Nội như chả cá, phở cuốn, bún chả… thì món cháo sườn cũng trở nên rất quen thuộc, trở thành một phần trong ký ức của mỗi người Hà thành.