Thứ hai, 20/05/2024

Linh hoạt điều hành xuất khẩu gạo

05/08/2023 6:30 PM (GMT+7)

Giá gạo tăng mở ra cơ hội lớn cho gạo xuất khẩu, tuy nhiên việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cần cân nhắc để bảo đảm thương hiệu gạo Việt có giá trị bền vững

Thời gian qua có nhiều biến động liên quan đến điều chỉnh chính sách của một số nước xuất khẩu lúa gạo, như Nga rút khỏi thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc; UAE, Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo. Trong bối cảnh đó, tại TP Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Bộ Công Thương và UBND TP Cần Thơ đồng tổ chức hội nghị "Triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo".

Giá lúa tăng, doanh nghiệp than khó

Thông tin tại hội nghị, ông Trần Duy Đông, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho biết từ sau khi Ấn Độ ra thông báo cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo trắng thường, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan và Việt Nam có chiều hướng tăng.

Đến ngày 1-8, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã lên mức 590 USD/tấn đối với loại 5% tấm và tiến gần hơn với giá gạo của Thái Lan (625 USD/tấn). Đối với đơn hàng giao trong tháng 8-2023, giá gạo vượt mức 610 USD/tấn với gạo 5% tấm. Giá lúa nội địa của Việt Nam cũng tăng từ 368 - 441 đồng/kg so với tháng trước và tăng khoảng từ 1.300 đến gần 1.900 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2022.

Linh hoạt điều hành xuất khẩu gạo - Ảnh 1.

Giá lúa tại ĐBSCL đang tăng caoẢnh: NGỌC TRINH

Bà Huỳnh Thị Bích Huyền, Chủ tịch HĐQT Công ty Xuất nhập khẩu Ngọc Quang Phát (TP Cần Thơ), cho rằng giá gạo xuất khẩu tăng là điều đáng mừng nhưng lại khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu do giá thu mua lúa trong nông dân tăng lên từng ngày.

"Vừa rồi, giá lúa là 6.500 đồng/kg nhưng mấy ngày nay tăng lên 7.400 đồng/kg. Giá lúa tăng không có điểm dừng nhưng chúng tôi ký hợp đồng với đối tác trước đó thì không thể nào xin tăng giá gạo lên. Nếu không xuất khẩu gạo trong thời điểm này thì mất cơ hội bán được giá cao, nên cần có giá sàn và giãn thời gian xuất khẩu ra để chúng tôi có thời gian thu gom đủ gạo để xuất" - bà Huyền đề xuất.

Theo ông Nguyễn Việt Anh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Phương Đông (Đồng Tháp), nông dân bán lúa giá cao thì mừng nhưng bán sang tay qua nhiều lần khiến giá lúa tăng nhiều, DN không lấy được hàng để giao. "Đây là vấn đề nghiêm trọng không nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp nữa, mong cơ quan chức năng có biện pháp bình ổn thị trường. Nông dân bán được giá nhưng doanh nghiệp thua lỗ quá lớn thì chuỗi này không bền vững" - ông Nguyễn Việt Anh nói.

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, cho rằng vấn đề doanh nghiệp đang băn khoăn ở trên đã được bộ đánh giá kỹ và có giải pháp. "Dù nước này nước kia cấm xuất khẩu gạo nên tạo ra áp lực nhưng doanh nghiệp hết sức bình tĩnh. Lúa có nhưng doanh nghiệp than khó thì cần coi lại cách doanh nghiệp mua và cách doanh nghiệp phối hợp với nhau như thế nào, tại sao doanh nghiệp khác vẫn mua được lúa" - Thứ trưởng Trần Thanh Nam đặt vấn đề.

Bảo đảm xuất khẩu và tiêu dùng trong nước

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), cho biết năm 2023, sản lượng dự kiến đạt trên 43 triệu tấn lúa. "Cục Trồng trọt đã đi kiểm tra tại các vùng trồng lúa trên cả nước và nhận thấy mức độ sinh trưởng và phát triển cây lúa rất tốt. Nếu không có những điều kiện thời tiết hay vấn đề dịch bệnh bất thường thì vụ hè thu sẽ là vụ mùa cho năng suất kỷ lục và mục tiêu đạt trên 43 triệu tấn lúa là hoàn toàn đạt được" - ông Cường khẳng định.

Theo tính toán của Bộ NN-PTNT, với sản lượng lúa đạt trên 43 triệu tấn, ngoài bảo đảm an ninh lương thực, chế biến, làm giống và chăn nuôi, Việt Nam có thể xuất khẩu trên 7,5 triệu tấn gạo trong năm 2023.

Ông Trần Thanh Nam cũng cho hay khi bắt đầu vào quý II/2023, Bộ NN-PTNT đã điều chỉnh mùa vụ làm sao để bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu. Do dự báo cuối năm nay, khả năng ĐBSCL sẽ bị El Nino nên bộ điều chỉnh thời gian xuống giống vụ thu đông, vụ mùa để né những vùng có thể bị nhiễm mặn.


Đừng để đi đầu lại thành đi sau

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định hiện nay là thời cơ đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu gạo, xuất khẩu trong điều kiện cho phép nhằm mang lại hiệu quả và giá trị cao nhất cho người sản xuất, người kinh doanh. Ngoài ra, đây cũng là dịp mở rộng thị trường, khẳng định thương hiệu hạt gạo Việt trên thị trường thế giới.

Trước động thái của các nước xuất khẩu gạo, thái độ của chúng ta phải rất thận trọng. Các nước xuất khẩu gạo chủ lực đưa ra thông báo cấm xuất khẩu với nhiều lý do nhưng cũng đã chắc gì với lý do ấy. Khi chúng ta thừa thế xông lên mà người ta dừng lệnh cấm thì người đi đầu trở thành người đi sau" - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên lưu ý.

Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng nói thêm khi quá đà xuất khẩu về sản lượng và giá trị, chất lượng hạt gạo chưa chắc được bảo đảm, đồng nghĩa thương hiệu gạo chưa được khẳng định.

"Giá của nước ta đẩy lên cao trong khi họ (những nước vừa cấm xuất khẩu gạo - PV) mở cửa trở lại, giá gạo của họ thấp xuống thì chúng ta sẽ mất những đơn hàng, sau đó là mất các thị trường. Mà đã mất trong cuộc này là mất hẳn, muốn quay trở lại được không phải là điều dễ" - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Tương lai cho thương hiệu gạo giảm phát thải

Trong khuôn khổ hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho hay Bộ NN-PTNT vừa có tờ trình gửi Thủ tướng về "Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030". "Loại lúa này sẽ là xu hướng trong 1-2 năm nữa. Khi các nước nhập khẩu gạo yêu cầu phải có chứng chỉ giảm phát thải và vùng nguyên liệu, lúc đó mới làm là rất chậm" - ông Nam dự báo.

Theo ông Nam, đây là dự án đầu tiên trên thế giới. Ngay vụ đông xuân năm 2024 sẽ có 180.000 tấn lúa chất lượng cao giảm phát thải. "Chúng tôi muốn doanh nghiệp tham gia. Chúng tôi đã ký với ngân hàng giải ngân theo hình thức 3 bên: doanh nghiệp - hợp tác xã - địa phương để giải ngân theo chuỗi liên kết" - Thứ trưởng Trần Thanh Nam thông tin.


Tránh mua gom gạo ồ ạt gây bất ổn thị trường

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải vừa ký văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về phối hợp triển khai công tác bình ổn thị trường lúa gạo. Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Công Thương đôn đốc các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn có phương án về nguồn hàng thóc, gạo để bảo đảm cung ứng cho thị trường từ nay đến cuối năm 2023 và giai đoạn Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 với giá bình ổn.

Bộ Công Thương cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên địa bàn duy trì lượng thóc, gạo dự trữ bình ổn thị trường theo quy định để sẵn sàng cung ứng ra thị trường khi cần thiết. Thực hiện việc thu mua giao hàng theo tiến độ hợp lý và cân đối lượng xuất khẩu nhằm bảo đảm nguồn cung cho thị trường trong nước, tránh mua gom ồ ạt gây bất ổn thị trường, mất cân đối cung cầu cục bộ đẩy giá thóc, gạo trong nước tăng bất hợp lý.

Minh Chiến

Giá gạo xuất khẩu dự báo còn tăng cao

Giá gạo xuất khẩu tăng mạnh từ các trung tâm xuất khẩu gạo hàng đầu châu Á vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại trong tuần này do lo ngại về nguồn cung sau lệnh cấm của Ấn Độ. Gạo Bangkok được giao dịch ở mức 607,5 USD/tấn vào ngày 27-7, tăng 62,5 USD trong vòng 1 tuần kể từ khi Ấn Độ tuyên bố cấm xuất khẩu gạo tẻ thường vào ngày 20-7.

Các nhà nhập khẩu như Indonesia, Trung Quốc và Philippines đã tăng cường dự trữ gạo trong năm nay. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết cực đoan El Nino gây giảm lượng mưa, hạn hán sẽ làm tăng nguy cơ khan hiếm nguồn cung gạo.

Dự trữ gạo toàn cầu được dự báo giảm xuống mức 170,42 triệu tấn ở thời điểm cuối mùa vụ năm 2023 và 2024, đây là mức thấp nhất tính từ vụ mùa 2017-2018. Nếu điều kiên thời tiết cực đoan trong tương lai khiến nguồn dự trữ suy giảm hơn nữa, giá gạo toàn cầu có thể tăng cao.

Xuân Mai

Theo NLĐO

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Vinamilk và sữa đặc Ông Thọ tôn vinh ẩm thực Việt với các món ăn ấn tượng tại lễ hội bánh mì 2024

Vinamilk và sữa đặc Ông Thọ tôn vinh ẩm thực Việt với các món ăn ấn tượng tại lễ hội bánh mì 2024

Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại TP.HCM vừa qua.

Người dân TP.HCM sắp được mua hàng khuyến mãi tới 100% suốt mùa hè

Người dân TP.HCM sắp được mua hàng khuyến mãi tới 100% suốt mùa hè

TP.HCM sắp có chương trình khuyến mãi tới 100% kéo dài trong suốt 3 tháng hè. Ngoài sản phẩm hàng hóa, thời trang, năm nay, các tour du lịch cũng sẽ nằm trong chương trình khuyến mãi phục vụ người dân, du khách.

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Cũng lân cận TP.HCM như Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương đang sôi động với hàng loạt dự án mới được cấp phép và mở bán nhưng thị trường địa ốc tại Đồng Nai vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Tại các thành phố lớn, nhiều khu tái định cư có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, thậm chí có những tòa nhà không có người ở. Các tòa nhà xây dựng với quy mô lớn, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại bị bỏ không hoặc sử dụng không hiệu quả, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước mỗi năm.

Nghịch lý giá cà phê hơn 100.000 đồng/kg nhưng có doanh nghiệp lỗ nặng

Nghịch lý giá cà phê hơn 100.000 đồng/kg nhưng có doanh nghiệp lỗ nặng

Các công ty cà phê ở Việt Nam ghi nhận 2 chiều kinh doanh trái ngược trong quý I/2024. Một nhóm kinh doanh khởi sắc và tăng trưởng rõ rệt nhưng bên kia lại chìm sâu trong thua lỗ, lợi nhuận giảm mạnh...