Thứ hai, 20/05/2024

Lộ diện danh sách 7 ứng viên Hội đồng quản trị Bamboo Airways, có cựu sếp Sacombank

18/06/2023 6:32 AM (GMT+7)

Ông Phan Đình Tuệ, thành viên HĐQT Sacombank, người vừa thôi chức Phó tổng giám đốc Sacombank ngày 15-6 vừa qua, đã được đề cử ứng viên cho vị trí thành viên Hội đồng quản trị Bamboo Airways

Hai cổ đông lớn tại Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) là ông Lê Thái Sâm (sở hữu 1.003.740.000 cổ phần, nắm 38,28% vốn) và Doãn Hữu Đoàn (sở hữu 441.800.000 cổ phần, nắm 16,85% vốn) vừa có đơn đề cử 7 ứng viên cho vị trí thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) Bamboo Airways nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Lộ diện danh sách 7 ứng viên Hội đồng quản trị Bamboo Airways, có cựu sếp Sacombank - Ảnh 1.

Ông Phan Đình Tuệ trong một hoạt động của Sacombank trước đó. Ảnh: TTXVN

Trong đó, có 4 người vừa xin từ nhiệm vai trò thành viên HĐQT Bamboo Airways nhiệm kỳ 2019 - 2024 gồm các ông: Nguyễn Ngọc Trọng, Doãn Hữu Đoàn, Lê Bá Nguyên, Lê Thái Sâm.

Ngoài ra, nhóm cổ đông sở hữu trên 55% vốn tại Bamboo Airways cũng giới thiệu 3 ứng viên khác là các ông: Trần Hòa Bình, Hideki Oshima và Phan Đình Tuệ.

Trong số các ứng viên mới, ông Trần Hòa Bình sinh ngày 16-5-1975, thường trú tại phường 11, quận Phú Nhuận, TP HCM.

Ông Hideki Oshima sinh ngày 17-5-1962, từng giữ chức cựu Giám đốc khối Quan hệ quốc tế của Japan Airlines, hãng bay lớn thứ hai Nhật Bản. Cuối năm 2019, Japan Airlines từng đề nghị Bamboo Airways hợp tác sâu rộng trong cuộc gặp giữa lãnh đạo hai hãng ở Hà Nội.

Chủ tịch Bamboo Airways Nguyễn Ngọc vào tháng 5 cho biết ông Oshima sẽ tham gia vào HĐQT và ban điều hành của Bamboo Airways, còn ông Masaru Onishi, cựu Chủ tịch Japan Airlines, sẽ giữ vai trò Cố vấn cao cấp cho HĐQT Bamboo Airways.

Ông Phan Đình Tuệ sinh ngày 6-11-1966, vừa thôi chức Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) phụ trách hoạt động Khối Doanh nghiệp từ ngày 15-6.

Tuy nhiên, ông Phan Đình Tuệ tiếp tục làm thành viên HĐQT Sacombank nhiệm kỳ 2022 - 2026.

Ông Phan Đình Tuệ tốt nghiệp Cử nhân Quản trị kinh doanh - Ngoại thương, ông có kinh nghiệm 39 năm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Ông Tuệ đã làm Phó Tổng giám đốc Sacombank được 11 năm, kể từ ngày 14-6-2012 tới nay. Ông được đại hội cổ đông của Sacombank bầu vào HĐQT ngày 22-4-2022, nhiệm kỳ 2022 - 2026.

Cũng trong Đại hội đồng cổ đông dự kiến diễn ra ngày 21-6 tới, Bamboo Airways dự kiến thông qua việc sửa đổi điều lệ và thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Theo đó, tăng số người đại diện theo pháp luật từ 1 người lên 3 người. Đồng thời, bổ sung các chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty, bao gồm Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc và 1 thành viên HĐQT. HĐQT có trách nhiệm lựa chọn 1 trong số các hành viên HĐQT làm người đại diện theo pháp luật thứ ba của công ty.

Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways Nguyễn Ngọc Trọng cho biết nhà đầu tư mới đã rót thêm gần 8.000 tỉ đồng để tăng vốn điều lệ, tái cơ cấu nguồn vốn, chuyển đổi nợ thành vốn chủ sở hữu để cân bằng các khoản lỗ, đưa vốn điều lệ của hãng dương trở lại, đảm bảo điều kiện cho hãng tiếp tục hoạt động kinh doanh hàng không và có thể xin tăng quy mô đội bay.

Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 9-5 đã thông qua phương án phát hành 1.150 triệu cổ phần cổ phần riêng lẻ trị giá 11.500 tỉ đồng nhằm tái cấu trúc khoản vay và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỉ đồng, thực hiện trong năm 2023. Trong đó, 772 triệu cổ phần để hoán đổi nợ ,còn phát hành cho nhà đầu tư mới 378 triệu cổ phần.

Đây là phương án ông Lê Thái Sâm đề xuất. Từ năm 2022, ông Sâm đã ký nhiều hợp đồng cho Bamboo Airways vay không tài sản đảm bảo, với lãi suất thấp hoặc không lãi suất, tổng cộng 7.727 tỉ đồng.

Mới đây, Bamboo Airways đã tăng vốn điều lệ lên 26.220 tỉ đồng, tăng thêm 7.720 tỉ đồng, gần trùng khớp với khoản nợ này.

Theo Người Lao Động

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều công ty trên sàn chứng khoán như FPT, Nhựa Tiền Phong, Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Cơ khí và khoáng sản Hà Giang đang nằm trong danh sách 31 doanh nghiệp thoái vốn đợt 2/2024 của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Nhiều nhà đầu tư lo ngại bị "bỏ rơi" vì vẫn đang đứng ngoài quan sát khi VN-Index tăng một mạch hơn 100 điểm chỉ trong thời gian ngắn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.