Chủ nhật, 05/05/2024

Lo hàng Việt thua ngay trên sân nhà vì quy định thêm i-ốt vào thực phẩm

16/11/2021 8:54 AM (GMT+7)

Theo chuyên gia thực phẩm, quy định thêm i-ốt vào thực phẩm là cạnh tranh không công bằng. Một số nước không áp dụng, do đó, sản phẩm Việt thiếu cạnh tranh sẽ thua ngay trên sân nhà.

Cộng đồng doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm đang đề xuất sửa đổi Nghị định 09/2016/NĐ-CP, ban hành tháng 1/2016 (Nghị định 09), theo hướng không bắt buộc thêm i-ốt vào thực phẩm chế biến, cũng như vi chất sắt, kẽm vào bột mì dùng để chế biến thực phẩm.

Nhiều chuyên gia trong ngành thực phẩm cũng ủng hộ, cho rằng các quy định không phù hợp và thiếu thực tế sẽ khiến hàng Việt thua ngay trên sân nhà.

Lo doanh nghiệp thua trên sân nhà

Ông Vũ Thế Thành - chuyên gia thực phẩm, thành viên Hội đồng tư vấn khoa học thuộc Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, cho rằng quy định thêm i-ốt vào thực phẩm chế biến, vi chất sắt, kẽm vào bột mì nếu không được cân nhắc sửa đổi sẽ gây khó cho doanh nghiệp Việt.

Ông phân tích quy định tất cả thực phẩm chế biến đều phải dùng i-ốt nhưng thực tế lại không hiệu quả, bởi qua quá trình sản xuất, i-ốt trong thành phẩm cuối cùng không còn.


Lo hàng Việt thua ngay trên sân nhà vì một quy định - Ảnh 1.

Chuyên gia Vũ Thế Thành lo hàng Việt thua ngay trên sân nhà vì quy định thêm i-ốt vào thực phẩm và các vi chất khác. Ảnh: Hồng Phúc.

"I-ốt bị ảnh hưởng bởi nhiệt và ánh sáng trong quá trình xử lý nhiệt. Thành phẩm cuối cùng khi sử dụng không còn i-ốt, như sản xuất xúc xích, mì gói, đồ hộp. Yêu cầu doanh nghiệp bổ sung i-ốt nhưng khi chế biến xong không còn hoặc không còn nhiều là phí phạm, tốn tiền", ông nói.

Đó là chưa kể sử dụng i-ốt đối với thực phẩm chế biến làm ảnh hưởng chất lượng, đặc biệt là về màu sắc.

Chuyên gia Vũ Thế Thành dẫn chứng, với nước mắm truyền thống đang có màu tự nhiên, màu cũng rất mong manh nên khi ủ chượp với i-ốt thì sẽ "xuống màu ngay". 

"Không những màu xuống mà vị cũng kỳ, bắt buộc nước mắm truyền thống dùng i-ốt thì kỳ lắm", ông Thành nêu.

Một số nước không chấp nhận muối i-ốt trong thực phẩm, ông cho rằng đây sẽ là trở ngại cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Trong khi đó, sản phẩm của doanh nghiệp ngoại khi nhập vào Việt Nam không bị quy định phải có i-ốt.

"Cạnh tranh như vậy không công bằng. Doanh nghiệp Việt phải sử dụng i-ốt, giá thành tăng, sản phẩm không đẹp thì không có lý gì người ta mua, chết ngay tại sân nhà, chứ không đơn giản", ông Thành nói.

Chẳng hạn, Nhật Bản yêu cầu sản phẩm không có i-ốt, như vậy khi xuất khẩu vào thị trường, doanh nghiệp phải đầu tư thêm một dây chuyền hoặc tổ chức sản xuất riêng, gây tốn kém.


Lo hàng Việt thua ngay trên sân nhà vì một quy định - Ảnh 3.

Nước mắm Phú Quốc trong quá trình ủ chượm có bổ sung i-ốt (trái) và nước mắm Phú Quốc ủ chượp không bổ sung i-ốt (phải). Ảnh: Hội Nước mắm Phú Quốc.

Tương tự với quy định bắt buộc bổ sung sắt, kẽm vào bột mì, ông cho rằng vi chất sắt có thể gây biến đổi ngoại quan của thực phẩm. Doanh nghiệp cũng gặp bất lợi do khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu cùng loại không dùng sắt, kẽm; xuất khẩu cũng bất lợi vì nhiều nước không cho phép dùng sắt, kẽm trong bột mì. Các điều này cũng đã được doanh nghiệp trong ngành chỉ ra.

TS. Đỗ Việt Hà - Ủy viên BCH Hội Hóa học TP.HCM cho biết khi thêm i-ốt vào tinh bột thì ra màu khó chấp nhận, ảnh hưởng cảm quan. Thêm kẽm, sắt vào mì thì sẽ không dai. Do đó, ông cho rằng rất khó thực hiện quy định này.

Ông cũng nói thêm, về mặt kỹ thuật, việc bổ sung vi chất ở gia đình sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp sản xuất lớn. Đáng nói là sự bổ sung này nếu không hợp lý sẽ gây tốn kém, khó khăn cho doanh nghiệp hội nhập về thương mại.

Chỉ nên khuyến khích bổ sung

Theo TS. Đỗ Việt Hà, i-ốt, sắt, kẽm là các chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, người bị thừa sắt, các cơ quan nội tạng bị tổn thương, mệt mỏi, yếu, suy nhược. Người thừa kẽm thường bị nôn ói, chóng mặt, mầm bệnh dễ phát triển. Người thừa i-ốt thường tập trung ở những người ăn mặn, ăn rong biển, cá, tôm... sẽ tăng nguy cơ ngộ độc i-ốt.


Lo hàng Việt thua ngay trên sân nhà vì một quy định - Ảnh 4.

Chuyên gia cho rằng không nên bắt buộc bổ sung i-ốt vào thực phẩm chế biến, cũng như vi chất sắt, kẽm vào bột mì dùng để chế biến thực phẩm. Ảnh: Thuận Hải.

Chuyên gia cho rằng nếu quy định bắt buộc dùng các vi chất trên sẽ làm ảnh hưởng đến những người tiêu dùng không có nhu cầu bổ sung các chất này, tăng nguy cơ gây ra những bệnh không mong muốn.

Chuyên gia Vũ Thế Thành khẳng định ông không phủ nhận quy định bổ sung i-ốt, sắt, kẽm vào thực phẩm là không cần thiết. Tuy nhiên, ông cho rằng không nên áp dụng đại trà cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm mà không có sự chọn lọc theo ngành, bất chấp khó khăn của doanh nghiệp về mặt kinh doanh và không có sự lựa chọn cho người tiêu dùng.

Thay vào đó, ông đề xuất nên có chính sách tập trung bổ sung các vi chất này cho khu vực cao nguyên và nông thôn, tức có sự quy hoạch theo vùng miền. Đồng thời khuyến khích doanh nghiệp chứ không nên bắt buộc.

"Một số sản phẩm sau đây có thể khuyến khích sử dụng muối i-ốt như nước mắm công nghiệp, bột nêm. Doanh nghiệp này cũng nên hỗ trợ chính sách quốc gia", ông nói.

Theo chuyên gia Vũ Thế Thành, về vấn đề bổ sung i-ốt, sắt, kẽm, chính sách cần quan tâm hơn đến việc kiểm soát chất lượng muối i-ốt trên thị trường, có đúng chất lượng thực sự không. Thứ hai là hướng dẫn sử dụng muối i-ốt đúng cách và tuyên truyền để người dân thấy rõ lợi ích, sử dụng muối i-ốt trong nấu ăn hàng ngày.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Công ty xe điện sắp tung hàng tại Việt Nam phải triệu hồi gần 17.000 xe ở Trung Quốc

Công ty xe điện sắp tung hàng tại Việt Nam phải triệu hồi gần 17.000 xe ở Trung Quốc

BYD, "ông lớn" trong ngành xe điện Trung Quốc, sẽ triệu hồi 16,666 xe Seagull tại thị trường tỷ dân này do lỗi phần mềm. Đây là đợt triệu hồi đầu tiên trong vài năm trở lại đây của BYD – công ty sẽ chính thức bán xe điện tại Việt Nam trong tháng 6 này.

Giá vé máy bay đắt đỏ, lượng khách qua sân bay Tân Sơn Nhất không đạt kỳ vọng

Giá vé máy bay đắt đỏ, lượng khách qua sân bay Tân Sơn Nhất không đạt kỳ vọng

Cao điểm lễ vừa qua, sản lượng khách qua Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sụt giảm, không đạt được sản lượng như dự báo. Theo đó, việc giá vé máy bay tăng cao được cho là một trong những nguyên nhân chính.

Gạo đắt nhất thế giới 2,5 triệu đồng/kg

Gạo đắt nhất thế giới 2,5 triệu đồng/kg

Nhật Bản là quốc gia sở hữu loại gạo đắt nhất thế giới, có tên Kinmemai Premium.

Các tập đoàn công nghệ nước ngoài đến Việt Nam rồi đầu tư ở nước khác là bình thường

Các tập đoàn công nghệ nước ngoài đến Việt Nam rồi đầu tư ở nước khác là bình thường

Việc đầu tư của các tập đoàn công nghệ nước ngoài phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó chủ quan liên quan đến sự sẵn sàng của Việt Nam

Siêu cảng Cần Giờ là dự án quan trọng trong quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Siêu cảng Cần Giờ là dự án quan trọng trong quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Đến năm 2030, vùng Đông Nam Bộ sẽ tập trung đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông kết nối vùng, liên vùng, trong đó có việc đầu tư các tuyến đường sắt kết nối vùng, đường sắt đô thị...

Diện áo blouse với 4 kiểu quần và chân váy này sẽ giúp bạn mặc đẹp suốt mùa hè

Diện áo blouse với 4 kiểu quần và chân váy này sẽ giúp bạn mặc đẹp suốt mùa hè

Dưới đây là 4 kiểu quần, chân váy bạn nên thử kết hợp với áo blouse để tạo nên phong cách đẹp và thời thượng suốt mùa hè.