Thứ năm, 23/05/2024

Ma túy được ngụy trang, cất giấu rất tinh vi

14/05/2023 1:00 PM (GMT+7)

Thời gian qua, lực lượng hải quan đã phát hiện và bắt giữ nhiều vụ án vận chuyển ma túy, viên nén ma túy được đối tượng ngụy trang, cất giấu rất tinh vi. Theo Tổng cục Hải quan (TCHQ), nhóm tội phạm về ma túy qua các tuyến hàng không hiện tăng cả về quy mô, số lượng.

Ma túy được ngụy trang, cất giấu rất tinh vi - Ảnh 1.

Viên nén màu vàng nghi ma túy tổng hợp. Ảnh: N.Linh

Mới đây, lực lượng Hải quan Hà Nội phát hiện, bắt giữ một vụ án vận chuyển 7 kg viên nén nghi ma tuý tại cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. Thủ đoạn cất giấu của vụ việc lần này khá tinh vi.

Qua công tác nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát phòng chống ma túy và kiểm tra qua máy soi, Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài (Cục Hải quan Hà Nội) phát hiện một kiện hàng vận chuyển từ Đức về Việt Nam qua đường hàng không có dấu hiệu nghi vấn. Trong lô hàng trọng lượng 8 kg được gửi từ Berlin (Đức) về Việt Nam qua đường hàng không, lực lượng chức năng phát hiện chiếc máy lọc nước có nghi vấn và kiểm tra thực tế.

Qua kiểm tra, lực lượng phát hiện lượng lớn viên nén cất giấu trong chiếc máy lọc này, tổng hợp được cất giấu trong máy lọc không khí, tổng trọng lượng hơn 7 kg. Lực lượng chức năng đã triển khai test nhanh các viên nén màu vàng với chất thử ma túy MDMA. Hiện vụ việc đang được lực lượng chức năng tiếp tục xử lý.

Ma túy được ngụy trang, cất giấu rất tinh vi - Ảnh 2.

Lượng lớn viên nghi ma túy tổng hợp được cất giấu trong máy lọc không khí.

Hoặc có trường hợp, một số đối tượng còn ngụy trang tinh vi các gói tang vật ma túy dưới đáy của các hộp mỹ phẩm được đóng gói tinh vi, trà trộn lẫn với bánh kẹo, cà phê và các mặt hàng tiêu dùng khác hòng qua mặt lực lượng chức năng. 

Theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội Nguyễn Trường Giang, lượng Hải quan đã áp dụng rất nhiều biện pháp nghiệp vụ, thường xuyên thay đổi, trong đó thu thập thông tin trong nước và nước ngoài, chú trọng về hành vi, thủ đoạn cất giấu để có thể đấu tranh với nhóm tội phạm nguy hiểm này và phá thành công nhiều chuyên án lớn.

Từ vụ Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện, bắt giữ hơn 11 kg ma túy do 4 nữ tiếp viên hàng không vận chuyển từ Pháp về Việt Nam ngày 16/3, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố 27 vụ án, với 78 bị can có liên quan.

Theo đó, lực lượng đấu tranh chuyên án đã làm rõ phương thức, thủ đoạn lợi dụng sự mất cảnh giác của người dân và các đơn vị bưu điện, chuyển phát nhanh để vận chuyển ma túy. Qua đó triệt phá 20 đường dây mua bán trái phép chất ma túy liên quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương; khởi tố 27 vụ án, 78 bị can về các hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy, không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm; thu giữ gần 50 kg ma túy tổng hợp các loại, hai khẩu súng và nhiều tang vật liên quan.

Trước đó, ngày 16/3, thông qua công tác soi chiếu hàng hóa thường nhật, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh) phát hiện lô hàng hóa khoảng 60 kg, gồm: 4 vali của các tiếp viên Trần Thị Thu Ngân, Võ Tú Quỳnh, Nguyễn Thanh Thuỷ và Đặng Phương Vân có nghi vấn nên tiến hành kiểm tra.

Sau đó, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất phối hợp Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Bộ Công an và Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Đội 6- Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) tiến hành kiểm tra, phát hiện trong 4 vali, ngoài các vật dụng cá nhân, có tổng cộng 327 tuýp kem đánh răng (chưa mở nắp, nhiều nhãn hiệu khác nhau, mỗi tuýp được đựng trong một hộp giấy riêng lẻ) và 17 chai nước súc miệng.

 

Tiến hành kiểm tra bên trong các tuýp kem đánh răng nêu trên, phát hiện có 157 tuýp chứa tổng cộng 11.284,57 gram ma túy các loại Ketamine và MDMA.

Đề cập về tình hình mua bán vận chuyển hàng cấm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia Lê Thanh Hải cho biết: Trong quý I/2023, tuy không phát sinh điểm nóng về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhưng có chiều hướng diễn biến phức tạp hơn. Nổi lên, các hoạt động vận chuyển trái phép ma túy, pháo nổ, thuốc lá điếu ngoại, động vật hoang dã, đường cát, hàng đông lạnh, thực phẩm… không rõ nguồn gốc.

Cụ thể trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới giảm đáng kể do hoạt động rào chắn trên toàn tuyến biên giới; hoạt động gian lận thương mại, trốn thuế chuyển hướng qua các cửa khẩu trọng điểm. Đối với tuyến hàng không và bưu chính quốc tế, lợi dụng sự thông thoáng về chế độ, chính sách, phương thức chuyển phát nhanh, dịch vụ ký gửi, hàng hóa, hành lý…, các đối tượng trong và ngoài nước đã móc nối, cấu kết thành các đường dây buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng cấm, các loại hàng hóa, tiền tệ… như ma túy tổng hợp, vũ khí, vật liệu nổ, thuốc lá điếu ngoại, sản phẩm động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, thuốc tân dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, rượu, các loại hàng hóa có giá trị cao… qua các cảng hàng không quốc tế. 

“Nổi lên, trong quý I/ 2023, hoạt động mua bán, vận chuyển các chất ma túy qua đường hàng không quốc tế gia tăng cả về số vụ việc và khối lượng tang vật vi phạm; hoạt động vận chuyển trái phép ma túy tổng hợp trên các chuyến bay từ Châu Âu, Hoa Kỳ qua các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất vào Việt Nam có chiều hướng tăng”, ông Lê Thanh Hải cho biết.

Trong quý I/2023, các lực lượng chức năng bắt giữ, xử lý 28.028 vụ việc vi phạm (giảm 11,24% so với cùng kỳ năm 2022). Trong đó, phát hiện, bắt giữ 1.345 vụ mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu (tăng 68,34% so với cùng kỳ năm 2022); 25.595 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế (giảm 14,54% so với cùng kỳ năm 2022); 1.088 vụ hàng giả, vi phạm sử hữu trí tuệ (tăng 30,93% so với cùng kỳ năm 2022); thu nộp ngân sách nhà nước hơn 3.387 tỷ đồng (tăng 76,66% so với cùng kỳ năm 2022); khởi tố hình sự 278 vụ/679 đối tượng.

Theo Tin tức

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Du lịch Việt Nam tụt hạng trong khi nhiều nước nỗ lực phục hồi sau dịch

Du lịch Việt Nam tụt hạng trong khi nhiều nước nỗ lực phục hồi sau dịch

Báo cáo mới nhất của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về Chỉ số Phát triển Du lịch và Lữ hành (TTDI) cho thấy Việt Nam xếp thứ 59, giảm 7 bậc so với vị trí thứ 52 vào năm 2022. Đáng chú ý, hạ tầng dịch vụ được đánh giá là yếu.

TP.HCM: Tạm giữ hơn 15.000 sản phẩm thuốc lá điện tử với số tiền hơn 5,2 tỷ

TP.HCM: Tạm giữ hơn 15.000 sản phẩm thuốc lá điện tử với số tiền hơn 5,2 tỷ

Các tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã tạm giữ 15.541 đơn vị sản phẩm thuốc lá điện tử, tinh dầu và phụ kiện với tổng giá trị hơn 5,2 tỷ đồng.

Ngành nghề nào thu hút lao động trong 5 năm tới ở TP.HCM?

Ngành nghề nào thu hút lao động trong 5 năm tới ở TP.HCM?

UBND TP.HCM vừa thông qua Chiến lược lao động và việc làm trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2023 - 2025 và tầm nhìn đến 2030. Theo đó, xu hướng phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn đang và sẽ định hình lại tương lai của thị trường và các ngành trong vài thập kỷ tới.

EVN bác bỏ thông tin 'kêu gọi doanh nghiệp tự nguyện giảm 30% mức sử dụng điện'

EVN bác bỏ thông tin 'kêu gọi doanh nghiệp tự nguyện giảm 30% mức sử dụng điện'

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nêu rõ, thông tin "cơ quan chức năng của Việt Nam kêu gọi một số doanh nghiệp ở phía Bắc tự nguyện giảm 30% mức sử dụng điện" là không chính xác.

Ngân hàng Nhà nước thông tin về "số phận" của 3 ngân hàng mua bắt buộc, SCB và Đông Á

Ngân hàng Nhà nước thông tin về "số phận" của 3 ngân hàng mua bắt buộc, SCB và Đông Á

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện trình tự, thủ tục để trình Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc đối với 3 ngân hàng mua bắt buộc; tiếp tục kiểm soát đặc biệt đối với SCB và Ngân hàng Đông Á.

Châu Âu lùi lịch kiểm tra chống khai thác IUU tại Việt Nam

Châu Âu lùi lịch kiểm tra chống khai thác IUU tại Việt Nam

Uỷ ban Châu Âu EC mới quyết định lùi lịch đến Việt Nam để kiểm tra về công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (chống khai thác IUU).