Món bánh truyền thống giúp các cô gái Mông tuyển chồng khoẻ mạnh

Vinh Duy Chủ nhật, ngày 25/09/2022 13:00 PM (GMT+7)
Trong những dịp Tết hay lễ hội của dân tộc Mông, bánh dày là thứ không thể thiếu trong nghi thức cúng lễ, tâm linh và mâm cỗ của các gia đình người Mông.
Bình luận 0

Tái hiện tục giã bánh dày tại Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông (huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên).

Người Mông gọi bánh dày là "Pé" hoặc "Dúa" tùy theo từng vùng khác nhau. Với người Mông, bánh dày là biểu trưng cho Mặt trăng, Mặt trời, là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài. Bánh dày tượng trưng cho tình yêu, sự thủy chung son sắt của những chàng trai, cô gái người Mông.

Bánh dày của người Mông được làm rất công phu từ nguyên liệu chính là gạo nếp nương thơm dẻo. Gạo nếp được mang vo sạch rồi ngâm nước qua 1 đêm (từ 10 đến 12 giờ) cho hạt gạo nở rồi mang đi đồ chín. Chõ đồ xôi được làm bằng gỗ để khi xôi chín không bị mất hương thơm của nếp nương, dẻo mà lại không bị nát.

Đặc sắc phong tục giã bánh dày của người Mông   - Ảnh 1.

Cối giã bánh dày của người Mông được làm bằng thân cây gỗ chắc, thớ mịn, có mùi thơm và khoét rỗng ruột. Khi giã dùng hai chiếc chày gỗ có cán dài rồi giã cho đến khi xôi quyện vào nhau, giã càng kỹ thì bánh sẽ càng dẻo ngon. Ảnh: Vinh Duy

Khi nếp đồ xong còn nóng, những trai bản khỏe nhất sẽ dùng chày lớn bằng gỗ giã liên tục cho thật nhuyễn. Điều đặc biệt, khi các chàng trai giã bánh thì các cô gái sẽ đứng quan sát và từ ấy sẽ khôn khéo chọn người bạn đời cho mình. 

Bởi vì, các cô gái người Mông quan niệm phải lấy được anh chàng nào cao to, khỏe mạnh thì mới có sức khỏe cày bừa, lên nương làm rẫy được mùa như ý, chăm lo được cho gia đình sau này.

Đặc sắc phong tục giã bánh dày của người Mông   - Ảnh 2.

Giã bánh dày là công việc nặng nhọc, đòi hỏi nhiều sức lực. Bởi vậy những người tham gia giã bánh thường là những người đàn ông, thanh niên khỏe mạnh. Ảnh: Vinh Duy

Đặc sắc phong tục giã bánh dày của người Mông   - Ảnh 3.

Khi xôi được giã nhuyễn xong là lúc các bà, các chị khéo léo nặn thành những chiếc bánh xinh xắn, tròn trịa như mặt trăng, mặt trời trong truyền thuyết người Mông kể lại. Ảnh: Vinh Duy

Sau khi nếp đã được giã thật nhuyễn, qua bàn tay khéo léo tỉ mỉ của những người phụ nữ Mông nặn thành từng cái bánh hình tròn dẹt. Khum khum và cho vào mẹt có quấn theo lá dong tươi hay lá chuối xanh. Mùi thơm của lá dong, lá chuối sẽ góp phần làm cho món bánh thêm đậm đà hương vị của núi rừng.

Đặc sắc phong tục giã bánh dày của người Mông   - Ảnh 4.

Lá gói bánh dày là lá chuối đã hơ qua lửa cho khỏi rách hoặc bằng lá dong được xoa 1 lớp lòng đỏ trứng gà luộc chín. Ảnh: Vinh Duy

Đặc sắc phong tục giã bánh dày của người Mông   - Ảnh 5.

Để bột khỏi dính tay và tăng độ thơm ngon của bánh, người ta xoa lòng đỏ trứng gà vào lòng bàn tay lúc nặn bánh. Ảnh: Vinh Duy

Ông Sùng A Lềnh, bản Huổi Púng, xã Pa Tần, Huyện Nậm Pồ cho biết: Bánh dày ăn ngon hơn khi mới làm xong còn nóng. Có thể rán hay nướng lên chấm với mật mía hoặc mật ong ăn càng tăng thêm đậm đà vị nếp dẻo thơm.

Đặc sắc phong tục giã bánh dày của người Mông   - Ảnh 6.

Bánh dày luôn là món ăn hấp dẫn trong ngày tết cổ truyền của người Mông ở vùng cao. Ảnh: Vinh Duy

Bánh dày nhiều dân tộc khác cũng có nhưng cách làm và hương vị của nó sẽ không bao giờ giống như bánh dày của người Mông. Với người Mông bánh dày như một nét văn hóa đặc trưng của dân tộc.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem