Mức lương Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định pháp luật

Việt Sáng Thứ hai, ngày 13/06/2022 06:25 AM (GMT+7)
Căn cứ Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11, hệ số lương Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có 2 bậc, lần lượt là 10,4 và 11.
Bình luận 0

Quy định về mức lương cơ sở hiện nay

Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 86/2019/QH14 về việc tăng mức lương cơ sở từ năm 2020 trở đi từ 1,49 triệu đồng đến 1,6 triệu đồng.

Cụ thể, thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng bằng mức lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1 tháng 7 năm 2020.

Tuy nhiên, Nghị quyết 128/2020/QH14 ngày 12/11/2020 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 thì Quốc hội đã quyết định chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở.

Hiện mức lương cơ sở đang được áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng.

chánh án tòa án nhân dân tối cao.jpg

chánh án tòa án nhân dân tối cao.jpgCăn cứ Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11, hiện hệ số lương Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có 2 bậc, lần lượt là 10,4 và 11. Ảnh: VNE.

Chức danh Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Theo quy định tại Hiến Pháp 2013:

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là chức vụ đứng đầu Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. 

Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án khác do luật định.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Chế độ báo cáo công tác của Chánh án các Tòa án khác do luật định.

Việc bổ nhiệm, phê chuẩn, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm kỳ của Thẩm phán và việc bầu, nhiệm kỳ của Hội thẩm do luật định.

Mức lương Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Mức lương Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn theo "Bảng lương chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của nhà nước" ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30/9/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Theo đó, chức danh Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có 2 bậc hệ số lương là 10,4 và 11.

Mức lương Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được tính theo công thức:

Lương Chánh án Tòa án nhân dân tối cao = Mức lương cơ sở X Hệ số lương. Theo cách tính này, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có 2 bậc lương với mức 15.496.000 đồng và 16.390.00 đồng.

Cụ thể, với lương bậc 1, mức lương Chánh án Toà án nhân dân tối cao có hệ số 10,4 nhân với lương cơ sở 1.490.000 đồng cho ra mức lương 15.496.000 đồng.

Với lương bậc 2 có hệ số 11 nhân với lương cơ sở 1.490.000 đồng ra mức lương 16.390.00 đồng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem