Mức tiêu thụ mì ăn liền tăng đột biến, "điềm xấu" với kinh tế Trung Quốc?
Mức tiêu thụ mì ăn liền bỗng tăng đột biến
Theo thống kê, doanh số tiêu thụ mì ăn liền ở Trung Quốc và Hong Kong giảm mạnh từ năm 2014 và rơi rụng liên tục các năm sau đó. Năm 2016, số lượng mì gói tiêu thụ ở quốc gia tỷ dân giảm xuống còn 38,5 tỷ gói.
Tuy nhiên, đến năm 2018, con số này bỗng tăng đột biến lên tới 40 gói, tương đương 38,8% tổng sản lượng toàn cầu và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong năm nay.
Mì ăn liền được coi là biểu tượng của thời kỳ công nghiệp hóa của Trung Quốc trong 40 năm qua. Doanh số tiêu thụ mặt hàng này tăng khi quy mô tầng lớp công nhân nới rộng và giảm khi tầng lớp trung lưu chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu dân số. Tầng lớp này với thu nhập cao hơn hướng tới các loại thực phẩm cao cấp và dần rời xa các loại mì đóng hộp rẻ tiền, ít dinh dưỡng.
Cùng với ô tô, mì ăn liền được dùng làm thước đo độ chịu chi của người tiêu dùng Trung Quốc.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, tính tới tháng 8, doanh số bán ô tô ở nước này giảm tới 14 trong 15 tháng. Các chuyên gia nhìn nhận đây là dấu hiệu cho thấy sự chậm lại trong tăng trưởng thu nhập, nợ tăng cao và nỗi lo về thu nhập của người tiêu dùng khiến họ không dám bạo tay rút hầu bao.
Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc liên tục phủ nhận ý kiến cho rằng người dân đang phải "thắt lưng buộc bụng". Nhiều tờ báo thổi vào sự hồi sinh của mỳ gói câu chuyện thay da đổi thịt của một ngành công nghiệp
"Sự trở lại của mì ăn liền không phải bởi người tiêu dùng hạ mức chi tiêu mà là do các công ty đã nắm bắt cơ hội thị trường để người dân Trung Quốc có nhiều lựa chọn hơn và giới thiệu các mặt hàng cao cấp", tờ Nhân dân Nhật báo viết trong một bài báo đăng tải mới đây.
Doanh số bán hành của Tingyi Holding, công ty sản xuất mì ăn liền lớn nhất tại Trung Quốc tăng 3,68% năm 2018 lên 11,5 tỷ nhân dân tệ (1,6 tỷ USD). Tingyi Holding nói sự tăng trưởng này phần lớn là do dòng sản phẩm mì ăn liền cao cấp của công ty. Mỗi gói mỳ của công ty này có giá 24 NDT (gần 80 nghìn đồng), đắt hơn một bát mỳ trong nhà hàng ở các thành phố.
Tuy nhiên, ông Tao Dong, Giám đốc điều hành công ty tài chính Credit Suisse Private Bank Châu Á-Thái Bình Dương cho rằng dù có thay đổi thế nào đi chăng nữa, mì gói vẫn chỉ là mì gói.
"Doanh số mì ăn liền tăng lên không phải là sự thay đổi của loại sản phẩm này là do thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng. Sự phổ biến của các loại rau củ muối giá rẻ hiện nay cũng có nguyên do tương tự. Mặt khác, những mặt hàng xa xỉ như ô tô đang sụt giảm doanh số. Lý do đằng sau tất cả là sự lao dốc của nhu cầu tiêu dùng", ông Tao kết luận.
Do chất lượng mì được nâng cấp?
Ở chiều ngược lại, truyền thông nhà nước Trung Quốc vẫn nỗ lực bác bỏ ý kiến cho rằng người dùng đang giảm chi tiêu. Thay vào đó, họ giải thích sự tăng trưởng trong doanh thu mì ăn liền là do sản phẩm được nâng cấp. Nhiều phiên bản cao cấp hơn vẫn đang được tiêu thụ.
"Sự trở lại của mì ăn liền và rau bảo quản không phải do người dùng giảm mức chi tiêu, mà là các công ty này đã nắm bắt cơ hội thị trường thông qua đa dạng hóa và bán những sản phẩm cao cấp", People's Daily khẳng định.
Tingyi Holding, công ty sản xuất mì ăn liền lớn nhất Trung Quốc, cho biết giá trị hàng bán của mì ăn liền đã tăng 3,68% từ năm 2018 lên 1,6 tỷ USD trong nửa đầu năm, theo hồ sơ giao dịch được gửi tới Sở Giao dịch Chứng khoán Hong Kong.
Sự gia tăng chủ yếu do loại mì ăn liền cao cấp có giá đắt hơn một bát mì thịt bò ở một số thành phố của Trung Quốc.
Meng Suhe của Viện Khoa học và Công nghệ Thực phẩm Trung Quốc khẳng định rằng người dùng Trung Quốc đang chi tiêu mạnh tay hơn, dựa trên sự đa dạng của các loại mì ăn liền.
Theo tính toán của Viện, tổng giá trị hàng bán của 22 nhà sản xuất mì ăn liền lớn nhất Trung Quốc đã tăng 3,3% lên 7,2 tỷ USD vào năm 2018, trong khi sản lượng chỉ tăng 0,73% lên 34,4 tỷ gói.
Tuy nhiên, mức tiêu thụ ở Trung Quốc vẫn thua xa so với Hàn Quốc nếu tính trên bình quân đầu người. Ở Trung Quốc, mỗi người tiêu thụ khoảng 29 gói mì vào năm ngoái, trong khi mỗi người Hàn dùng đến 74,6 gói mì.
Tăng trưởng thu nhập bình quân hàng năm của Trung Quốc sụt giảm xuống còn 6,6% trong nửa đầu năm, theo Cục Thống kê Quốc gia. Năm 2014, tỷ lệ này là hơn 8%.
Trong khi đó, các gia đình có thu nhập cao ngày càng giàu có nhờ thu nhập từ đầu tư, thay vì tiền lương.
Tuy nhiên, ngay cả các hộ gia đình giàu có cũng tiêu tiền thận trọng hơn. Báo cáo của công ty tư vấn Hurun Report chỉ ra chỉ số giá tiêu dùng xa xỉ đã sụt giảm 0,3% trong năm nay.
Đây là lần sụt giảm đầu tiên kể từ năm 2015.
"Hơn một nửa giỏ hàng hóa của chúng tôi là sản phẩm nhập khẩu. Với sự mất giá của đồng NDT, các sản phẩm nhập khẩu đang trở nên đắt đỏ hơn. Chúng tôi tưởng rằng chỉ số giá này sẽ tăng, nhưng trên thực tế, chỉ số này đã giảm một chút", Hurun tiết lộ.
Ông Tao của Credit Suisse nhấn mạnh rằng mức tiêu thụ dựa trên kỳ vọng thu nhập tương lai. "Người tiêu dùng đương nhiên sẽ chi tiêu thận trọng hơn khi triển vọng thu nhập tương lai trở nên không chắc chắn", ông khẳng định.