Thứ năm, 02/05/2024

Nên miễn lệ phí thị thực cho khách du lịch

Chỉ tiêu của ngành du lịch Việt Nam năm 2022 là đón 65 triệu khách nội địa, 5 triệu khách quốc tế.

Sau 7 tháng đầu năm, du lịch nội địa đã đón hơn 71,8 triệu lượt khách, vượt kế hoạch cả năm nhưng khách du lịch quốc tế chỉ hơn 950.000 lượt, đạt khoảng 15% kế hoạch, khiến chỉ tiêu về khách quốc tế gần như bất khả thi.

Du lịch quốc tế chưa được như kỳ vọng một phần do mùa vụ cao điểm khách quốc tế thường từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau. Cả khách quốc tế đến Việt Nam và khách Việt Nam đi nước ngoài (outbound) đều phụ thuộc tình hình và hiệu quả chống dịch ở các nước nên khó khăn hơn du lịch nội địa. Năm 2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam và khách Việt đi nước ngoài chỉ bằng 32,5% khách nội địa nhưng tổng doanh thu chiếm tới 70% ngành du lịch.

Vì vậy, du lịch quốc tế hiện phải tập trung, dồn mọi nỗ lực, cạnh tranh hiệu quả với các nước trong khu vực và cả châu Á. Cụ thể, ngoài việc tăng cường quảng bá, tiếp thị, liên kết…, phải tăng tốc khuyến mãi, tuyệt đối không khuyến mãi giảm giá mà khuyến mãi bằng sản phẩm từ lưu trú, ăn uống đến tham quan, vui chơi, giải trí. Chính sách này áp dụng cho cả khách nội địa và quốc tế. Có chế độ trích thưởng cho các doanh nghiệp đưa đón được nhiều khách nhất.

Đặc biệt, dành nhiều ưu đãi cho khách du lịch quốc tế. Việc mở rộng diện miễn thị thực (visa) rất khó vì liên quan nhiều bộ ngành và thể chế. Do đó, đề xuất đột phá cách làm mới: Miễn lệ phí thị thực, một dạng miễn thị thực cho khách vào Việt Nam với chi tiêu tối thiểu 20 triệu đồng. Chi phí này có thể lấy từ ngân sách như một cách tiếp thị mới. Cùng lúc, phải đơn giản hóa tối đa thủ tục xuất nhập cảnh.

Chẳng hạn, chi 600.000 đồng (khoảng 25 USD) lệ phí thị thực để có 20 triệu đồng doanh thu tour du lịch, tại sao phải chần chờ? Kinh doanh cần nhạy bén và táo bạo, dám đột phá trong khuôn khổ pháp luật, mới mong đạt kết quả như kỳ vọng. 

Có như vậy, du lịch quốc tế mới có thể chạy nước rút, tăng tốc để tương xứng với du lịch nội địa.

Theo Người Lao Động

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Kể từ khi triển khai hệ thống KRX với thị trường chứng khoán Việt Nam, HoSE đã có 8 lần dời lịch vận hành vào những năm 2015, 2017, 2019, 2020, 2021, 2022, 2023 và mới đây nhất là ngày 2/5/2024.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Giá USD ở các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lập đỉnh mới sau thông tin Ngân hàng Nhà nước bắt đầu bán ngoại tệ can thiệp thị trường từ 19-4