Nếu Tần Thủy Hoàng biết Trái đất rộng lớn như thế nào, liệu ông có cất quân chinh phạt hay không?

Thứ năm, ngày 02/09/2021 08:48 AM (GMT+7)
Tần Thủy Hoàng, tên huý là Chính, là vị vua thứ 36 của nước Tần, đồng thời là Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 TCN. Ông lên ngôi Tần vương năm 13 tuổi và trở thành Hoàng đế năm 38 tuổi.
Bình luận 0
Nếu Tần Thủy Hoàng biết Trái đất rộng lớn như thế nào, liệu ông có cất quân chinh phạt hay không? - Ảnh 1.

Tần Thủy Hoàng là một vị hoàng đế vĩ đại trong lịch sử Trung Hoa. Ảnh: Sohu

Tần Thủy Hoàng là người đã đánh dấu sự khởi đầu của đế quốc phong kiến Trung Hoa kéo dài mãi đến khi nhà Thanh sụp đổ vào năm 1912. Sau khi thống nhất Trung Hoa, ông và thừa tướng Lý Tư đã thông qua một loạt cải cách lớn về kinh tế và chính trị, bao gồm thiết lập hệ thống quan lại nắm quyền ở địa phương do triều đình chỉ định thay vì phân chia ban tước cho các quý tộc như trước kia, cho phép nông dân sở hữu đất, thống nhất hệ thống đo lường, tiền tệ, đi lại, đồng thời xây dựng hệ thống luật pháp chặt chẽ.

Bên cạnh đó, ông tiến hành nhiều đại dự án, bao gồm việc xây dựng trường thành ở phương bắc, đặt nền móng cho Vạn Lý Trường Thành, kênh Linh Cừ, cung A Phòng, lăng mộ Tần Thủy Hoàng được bảo vệ bởi đội quân đất nung, chinh phạt phương Nam để mở rộng lãnh thổ. Những chính sách này đặt nền móng thống nhất lâu dài cho nước Trung Hoa rộng lớn sau gần 500 năm chia cắt và chiến tranh liên miên.

Không chỉ vậy, sau khi hoàn thành sự nghiệp thống nhất Trung Hoa chưa lâu, Tần Thủy Hoàng đã nghĩ đến việc mở mang bờ cõi. Ông gửi 300.000 quân đến phía bắc để tấn công người Hung Nô du mục, lại gửi 500.000 quân xuống phía Nam mở rộng lãnh thổ, có thể thấy ông là người có tham vọng cực lớn. Vào thời điểm lúc bấy giờ, cách trực tiếp nhất để chinh phục một vùng lãnh thổ, đó chính là thông là chiến đấu. Vậy thì, chúng ta đặt ra một giả thiết, nếu đưa cho Tần Thủy Hoàng một quả địa cầu và nói cho ông biết diện tích của nước Tần trên đó, điều gì sẽ xảy ra? 

Tần Thủy Hoàng là người có suy nghĩ vô cùng khác với chúng ta bây giờ, chắc chắn ông sẽ phải kinh ngạc trước độ rộng lớn của thế giới. Bên cạnh đó, ông rất có thể sẽ chọn không mở rộng lãnh thổ của mình, vì những nguyên nhân sau đây. 

Nếu Tần Thủy Hoàng biết Trái đất rộng lớn như thế nào, liệu ông có cất quân chinh phạt hay không? - Ảnh 2.

Tần Thủy Hoàng xây dựng Vạn Lý Trường Thành để kiểm soát biên giới, cho phép áp đặt thuế đối với hàng hóa vận chuyển theo con đường tơ lụa, quy định hoặc khuyến khích thương mại và kiểm soát xuất nhập cảnh. Ảnh: Sohu

Điểm đầu tiên là chiến tranh tiêu tốn quá nhiều tài nguyên. Mặc dù Tần Thủy Hoàng có ảnh hưởng mạnh mẽ, nhưng cũng phải mất trọn vẹn 10 năm để thống nhất sáu nước. Dù là chiến đấu ở phương nam hay phía bắc, thì đều tốn nhiều thời gian và sức lực, trên thực tế thì 300.000 đạo quân tấn công quân Hung Nô cũng chỉ đủ để đánh bại được họ chứ không thực sự chiếm được đất.

Điểm thứ hai là xây dựng Vạn Lý Trường Thành, ý nghĩa của điều này đã quá rõ ràng rồi, đó là bao bọc bảo vệ đất nước của chính mình, không còn bành trướng ra nước ngoài nữa. Rốt cuộc, sẽ có rất nhiều rắc rối nếu nước Tần chiến thêm đất. 

Nguyên nhân thứ ba là Tần Thủy Hoàng bản tính đa nghi, có thể không hoàn toàn tin tưởng người đã đưa cho mình quả địa cầu, thậm chí còn lên án hắn lừa gạt hoàng đế.

Khi Tần Thủy Hoàng còn là một thiếu niên, ông và mẹ là Triệu Cơ sống ở Hàm Đan, thủ đô của nước kẻ thù. Ông thường xuyên sống trong cảnh ngờ vực, bất kể là ai cũng phải đề phòng. Thậm chí sau khi lớn lên, ông còn quyết tiêu diệt nước địch, giết hết kẻ thù để giải tỏa mối hận trong lòng. Vì vậy, khi đối mặt với một địa cầu tiên tiến như vậy, ông có thể sẽ có một cái nhìn khác.

Nói cách khác, ngay cả khi Tần Thủy Hoàng tràn đầy tham vọng, muốn chinh phục những nơi khác trên thế giới và mở rộng lãnh thổ của mình thì kết cục cũng sẽ không thành, tại sao vậy? Vì khoa học kỹ thuật thời đó chưa tiên tiến nên việc đi lại trên biển không phù hợp. Ngoài ra, việc sáu nước thống nhất đã tiêu tốn rất nhiều nhân lực và tài lực, nếu tiến hành chinh phạt ra ngoài thế giới chắc chắn tổn thất không hề nhỏ, có khi còn khiến cả đất nước diệt vong.

Lê Phương (Sohu)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem